khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh

3 posters

Go down

Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh Empty Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh

Bài gửi by Hoangnguyen Fri Mar 26, 2010 12:38 pm

Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa



Hà Tĩnh



Nguyễn Tiến Đông




(Viện KCH)


Cao Việt Anh



(Viện NC Hán Nôm)



Hồ
Bách Khoa




(Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh)





Tháng 8 vừa qua,
trong khuôn khổ Dự án “Nghiên cứu Lịch sử và Di sản Văn hoá miền Trung” của
Trung tâm Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, chúng tôi đã đến Hà tĩnh để
tìm hiểu về hệ thống giếng cổ. Theo sự chỉ dẫn của ngành văn hoá địa phương,
chúng tôi đã đến ba huyện: Lộc Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh. Trên
địa bàn đó chúng tôi đã phát hiện và bước đầu nghiên cứu một số giếng cổ mà
người dân không biết được đào từ bao giờ.


1.Huyện Lộc Hà:
Đến thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, trong vườn nhà ông Nguyễn Lợi (toàn bộ nhà, vườn
đã bỏ hoang do chủ nhân đi miền Nam) chúng tôi phát hiện một giếng nước đã
không còn dùng. Giếng có xây thành hình vuông (xây sau), lòng giếng xếp đá hình
vuông, dưới đáy giếng có khung gỗ vuông. Do nước giếng không còn nhiều nên dễ
nhận thấy khung gỗ vuông dưới đáy và có thể đo được các kích thước của giếng:


Giếng hình vuông:
130cm x 130cm; thành giếng cao: 95cm; Từ mặt đất đến mép trên khung gỗ: 175cm;
Khung gỗ cao: 52cm mỗi bên do 2 mảnh ghép lại. Nước: 40cm.


Đá xếp lòng giếng
là loại đá núi, không có tại chỗ. Theo người dân địa phương, giếng này không
dùng cách đây khoảng 10 năm, trước đó cả làng dùng nước giếng này để ăn uống.
Giếng nằm gần sông Sót (phần hạ lưu của
sông Nghèn, đỏ ra cửa Sót, đi thuyền mất khoảng 1 giờ).


Tại khu vực này
trước đây có nhiều giếng tương tự, nay đã mất.


2. Huyện Cẩm
Xuyên: Tại thôn Bắc Mỹ Lộc, xã Cẩm Huy trong khuôn viên nhà ông Trương Văn Thọ,
48 tuổi còn một giếng hình vuông, xếp đá, thành xây mới, dưới đáy giếng có một
khung gỗ vuông. Lòng giếng có kích thước: 120 x 120(cm); thành giếng cao 70cm;
từ mặt đất đến mép trên khung gỗ: 120cm; từ khung gỗ đến đáy: 45cm, cũng là mực
nước.


Theo ông Thọ,
giếng này mới bỏ không dùng 5 năm nay, trước đây cả làng, trên 40 hộ dùng giếng
này để ăn uống, nước rất ngon, tốt và không khi nào cạn. Đặc biệt là trước đây
thời ông bà ông Thọ có người Hoa đi biển hay vào lấy nước. Ông thọ và những người
già trong làng đều không biết giếng có từ bao giờ.


3. Huyện Kỳ Anh.
Có lẽ chưa ở đâu thuộc Bắc Trung bộ mà các giếng cổ, đặc biệt là giếng hình
vuông mà chúng ta quen gọi là giếng Chăm lại có mật độ dày đặc như ở các xã
duyên hải thuộc huyện Kỳ Anh. Theo đề nghị của chúng tôi, 5 xã: Kỳ Ninh; Kỳ
Lợi, Kỳ Long, Kỳ Xuân và Kỳ Thịnh đã tập hợp số liệu về giếng cổ như sau:


Kỳ Ninh: 6 giếng
vuông, 4 giếng tròn


Kỳ Kỳ Lợi: 11
giếng trong đó có 2 giếng được sửa lại thành hình tròn nhưng dưới đáy vẫn là
hình vuông


Kỳ Long: 6 giếng
trong đó có 3 giếng đã sửa thành hình tròn


Kỳ Xuân: 13
giếng, phần lớn đã bỏ hoang bị hư hỏng nhiều.


Kỳ Thịnh: 7 giếng
đã bị hỏng 3 còn lại 4 giếng được sửa chữa cẩn thận. Đặc biệt ở xóm 7 xa Kỳ
Thịnh có giếng vuông có tên là giếng Lòi. Chúng tôi cho rằng đây là cách người
Việt miền Trung vẫn gọi người Chăm là Lòi, Lồi hay Hời.


Trong đợt điều
tra này chúng tôi đã đến được 10 giếng của các xã Kỳ Ninh, Kỳ Châu, Kỳ Trinh,
Kỳ Lợi. Các giếng ở đây đều có đặc điểm chung là hình vuông, có một số giếng đã
được cải tạo thành hình tròn, song vẫn quan sát rõ đáy giếng hình vuông, xếp
đá, phần thành giếng chủ yếu được xây từ vài chuc năm nay, có trát xi măng. Tất
cả các giếng này đều có khung gỗ vuông dưới đấy, nhiều nơi người dân gọi là
giếng bộng vì họ gọi phần gỗ lát đáy giếng là bộng gỗ. Độ sâu của những giếng
này dao động từ 3 đến 6 mét tuỳ theo địa hình thấp hay cao. Nước giếng rất tốt,
rất ngon, xưa kia mỗi giếng đều có một cộng đồng chừng 30-40 hộ dùng. Nước
không bao giờ cạn kiệt cho dù có hạn đến mấy. Tại vùng này rất nhiều giếng được
sửa sang, chủ yếu là xây thành giếng và bờ giếng vào năm 1946 vì trên thành một
vài giếng có khác chữ Hán và quốc ngữ như giếng Mò Cua ở thôn Quyền Thượng, xã
Kỳ Trinh có dòng chữ quốc ngữ: Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Năm II. Bên cạnh đó
là dòng chữ Hán: Bính Tuất niên mạnh hạ (Tháng đầu mùa hạ, tháng 4 âm lịch năm
Bính Tuất). Rất dễ dàng biết được đó là năm 1946. Tại giếng Đồng Tâm 3, ngay
gần biển, đã bỏ hoang cũng được xây thành và có dòng chữ Hán: Mạnh hạ nguyệt
hoàn thành (hoàn thành vào tháng đầu mùa hạ, tháng 4 âm lich). Người dân ở đây
vẫn nhớ vào thời kỳ năm 1946, có ông chánh tổng tên Nguyễn Dượng, biết chữ Hán
đã bỏ tiền của sửa sang lại tất cả các giếng cổ trong vùng để phục vụ đời sống
của người dân, nhất là xây toàn bộ thành giếng vì trước đó giếng không có
thành. Hiện tượng thành giếng được xây sau là phổ biến của các giếng Cham Pa ở khắp Trung bộ
Việt Nam.


Với mật độ giếng
rất dày ở Hà Tĩnh, đặc biệt là vùng Kỳ Anh, chúng tôi cho rằng miền đất này trước
khi trở thành đất Đại Việt đã có rất nhiều người Chăm sinh sống, thậm chí sau
thế kỷ 10, vào thế kỷ 11, 12 thì vùng này vẫn còn nhiều người Chăm. Hiện nay
khi ở Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, vùng đất của Chăm Pa cũ, các giếng vuông
của người Chăm đã gần như bị bỏ và lấp gần hết. Trong khoảng 15 năm trở lại đây
do có kỹ thuật khoan giếng ngầm nên người dân đã bỏ giếng truyền thống. Kỹ
thuật đào giếng và tìm mạch nước tốt của người Chăm cùng với hệ thống giếng của
họ là một di sản văn hoá. Chúng ta nên quan tâm hơn đến một góc quan trọng của
văn hoá Chăm, một phần không thể thiếu của cuộc sống thường nhật đã góp phần
tạo nên một văn minh rực rỡ trong Lịch sử và Hà Tĩnh, nơi xa trung tâm văn minh
Chăm nhất lại đang lưu giữ trong mình một hệ thống các giếng Chăm, một vốn quý
của nền văn minh này.
Hoangnguyen
Hoangnguyen
Member
Member

Tổng số bài gửi : 62
Join date : 04/06/2009

Về Đầu Trang Go down

Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh Empty Re: Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh

Bài gửi by Nguyễn Hồng Kiên Wed Apr 06, 2011 11:54 pm

Tại Hội nghị Thông báo những phát hiện mới về KCH năm ngoái, tôi đã góp ý với các tác giả tham luận này là:
Không nên gọi đó là "giếng Champa", mà chỉ nên gọi đó là những giếng 'à la Champa" (theo kiểu thức Champa).
Vì đó có thể là giếng Champa XỊN, nhưng cũng có thể học theo cách thức.
Các bạn chú ý khi post những tham luận ở Hội nghị, hội thảo... nên cập nhật cả các ý kiến khác.

Nguyễn Hồng Kiên

Tổng số bài gửi : 11
Join date : 06/04/2011

Về Đầu Trang Go down

Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh Empty Re: Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh

Bài gửi by Hasuongkch Thu Apr 07, 2011 12:07 am

Năm ngoái em ko tham gia tiểu ban này nên không biết đóng góp của anh cho bài viết. Sorry anh ha.
Em chỉ xin dc bài này của chú Đông thấy hay post lên cho mọi người tham khảo chứ chưa thu thập dc comments mọi người về bài viết... Bạn nào có bổ sung j vui lòng đóng góp thêm nhé!
Cảm ơn những đóng góp của anh... Thanks!
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh Empty Re: Bước đầu tìm hiểu hệ thống giếng Chăm Pa ở Hà Tĩnh

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết