khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ.

3 posters

Go down

Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. Empty Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ.

Bài gửi by atena Tue Nov 24, 2009 10:10 am

Ðền-tháp ở Mỹ Sơn dựng theo một tổng thể sau :

Một Kalan, đền thờ chính, ở giữa, thờ linga hoặc linh tượng của thần Siva; đối diện là một tháp- cổng/gopura ; rồi đến một tiền đình/mandapa, là nơi chuẩn bị lễ vật hoặc múa hát cúng dâng thần linh; và một kiến trúc có một hoặc hai phòng luôn luôn xoay về hướng bắc, là hướng của thần Tài Lộc Kuvera, gọi là kosagrha, để chứa đồ tế nhuyễn hoặc nấu thức ăn cúng cho chư thần (người Chăm hiện nay tại Ninh Thuận gọi tháp này là Tháp Lửa); phía trước Kalan thường có một ngôi tháp nhỏ có bốn cửa để dựng bi ký.

Do địa thế của một thung lũng hẹp, tượng trưng cho một tiểu mandala/đàn tràng mạn-đà-la, nên những Kalan ở Mỹ Sơn vừa xoay về hướng đông, vừa xoay về hướng tây; ngoại trừ, một ngôi đền duy nhất có hai cửa chính xoay về cả hai hướng đông – tây, là Mỹ Sơn A1. Kalan Mỹ Sơn A1 thờ một bộ linga-yoni, được bao quanh bởi sáu ngôi đền nhỏ nằm đối xứng nhau từ A2 đến A7, thờ các vị Hộ Thần Bát Phương Thiên/Dikpalakas như:

1. Phương đông, thần Sấm Sét Indra

2. Phương đông-nam, thần Lửa Agni

3. Phương nam, Diêm Vương Yama

4. Phương tây, thần Nước Varuna

5. Phương tây-nam, thần La-sát Nairrta

6. Phương tây-bắc, thần Gió Vayu

7. Phương bắc, thần Tài Lộc Kuvera

8. Phương đông-bắc, đấng Tự Tại Is’ana

Kalan Mỹ Sơn B1, đối diện với Kalan A1, là trung tâm của thánh đô Mỹ Sơn, thờ linga của thần-vua Bhadresvara. Bao quanh B1 là những đền-tháp khác như B5: tháp lễ vật/tháp lửa; B6: tháp chứa nước thánh tẩy; B3 và B4: đền thờ thần Chiến Tranh Skanda và thần Hạnh phúc Ganesa, hai vị con trai của thần Siva và nữ thần Parvati. Trên hai cửa sổ của tháp B5 có trang trí hai cặp voi tượng trưng cho nữ thần Gajalaksmi/nữ thần Sắc Ðẹp và Thịnh Vượng; còn trên mái tháp B6 có hình thần Visnu ngồi dưới rắn Naga nhiều đầu. Như vậy, chúng ta biết rằng, nhóm B được thờ kết hợp giữa tín ngưỡng Sivaite và Visnuite; đó cũng là tín ngưỡng phổ biến tại vương quốc Champa trong nhiều thế kỷ.

Ngoài ra, nhóm B còn có bảy ngôi đền nhỏ từ B7-B13, thờ bảy vị thần Tinh tú Grahas như:

1. Thần Mặt Trời/Surya, với con ngựa

2. Thần Mặt Trăng/Candra, với toà lâu đài

3. Thần Hỏa Tinh/Mangala, với con tê ngưu

4. Thần Thủy Tinh/Budha, với con thiên nga

5. Thần Mộc Tinh/Brhaspati, với con voi

6. Thần Kim Tinh/Sukra, với con bò đực

7. Thần Thổ Tinh/Sahni, với con trâu.

Bên cạnh nhóm B, về hướng bắc, là nhóm C với ngôi đền chính Kalan C1.

Trong kalan C1 thờ linh tượng của thần Siva trong tư thế đứng (hiện trưng bày tại Bảo tàng Ðiêu Khắc Champa-Ðà Nẵng, Ga-lê-ry Mỹ Sơn). Kết hợp với Kalan B1, Kalan C1 phản ánh một tục thờ đặc biệt của thánh đô Mỹ Sơn là: thờ một cặp gồm linh tượng của đấng thần-vua trong hình tượng của thần Siva; và, một bộ Linga của thần.

Tại Mỹ Sơn, Kalan B1 và C1; cùng với E1 và E4; A’1 và A’4 là ba nhóm tháp quan trọng nhất, phản ánh tục thờ tự như trên; một xoay về hướng đông và hai xoay về hướng tây. Cách bài trí bàn thờ ở Mỹ Sơn biểu hiện tín ngưỡng và vũ trụ quan độc đáo của người Chàm nên đã khiến cho Mỹ Sơn trở thành di tích duy nhất trong hệ thống đền thờ Champa thể hiện tục thờ tự này.

Ðền-tháp ở Mỹ Sơn được xem như tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Champa. Ngôi đền chính hay Kalan là kiến trúc quan trọng nhất trong quần thể đền-tháp. Kalan tượng trưng cho một tiểu vũ trụ.

Theo quan niệm của Ấn Ðộ giáo, Kalan có 3 phần:

Ðế tháp gọi là Bhurloka tượng trưng cho thế giới trần tục. Thân tháp gọi là Bhuwarloka tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người tự thanh tịnh chính mình để có thể tiếp xúc với tổ tiên đã hòa nhập với thần linh; Mái tháp gọi là Swarloka tượng trưng cho thế giới thần linh, nơi chư thần tụ tập.

Ðế tháp: thường được trạm trổ hoa lá hoặc động vật như voi, sư tử, hoặc người cầu đảo đứng trong những vòm cuốn nhỏ trang trí hình tượng Kala-Makara, hay những hoạt cảnh vũ nữ, nhạc công v.v..

Thân tháp: trang trí những hàng trụ-áp-tường (pillastre), và giữa-tru-ûáp-tường (inter-pillastre). Thường thường có năm trụ-áp-tường, cái chính giữa bị che khuất bởi một cái cửa- giả-lớn (false door) ở mỗi mặt tháp. Của-giả-lớn của Kalan là một công trình rất công phu với hệ thống vòm cuốn (torana) độc đáo, nghệ thuật chạm trổ đạt đến độ tinh xảo làm tôn thêm giá trị thẩm mỹ củađền-tháp Champa; trong của-giả-lớn bao giờ cũng có hình tượng chư thiên đứng hộ trì cho ngôi đền, hai tay chắp trước ngực cầm một đóa hoa sen. Chân tháp tiếp giáp với đế tháp, mỗi trụ-áp- tường ở phầìn chân tháp đều có vật-trang-trí-chân-tháp thường có hình ách-bích (xì-bích) nhiều lớp; hoặc trang trí vòm cuốn nhỏ trạm trổ hoa lá. Cóc-ních (cornice) tiếp giáp với mái tháp được cấu tạo thành nhữnh đường gờ, chạm trổ công phu bằng những đường diềm trang trí hoa lá; mỗi góc cóc-ních đều có vật-trang-trí-góc thể hiện hình tượng thiên nữ Apsara, thuỷ quái Makara, hoặc hình ngọn lửa thiêng được cách điệu thành nhiều kiểu thức khác nhau qua từng phong cách nghệ thuật; ở bốn góc cóc-ních trên mái tháp có bốn tháp-góc thể hiện một điện thờ thu nhỏ lại trang trí rất tinh xảo.

Mái tháp: có ba tầng và một đỉnh tháp, càng lên cao càng thu hẹp lại. Mỗi tầng mang hình dáng của một đền thờ với đầy đủ những yếu tố chính như trụ-áp-tường, cửa-giả-nhỏ, chân tháp, cóc- ních…. Trên các tầng tháp trang trí ngẫu tượng và vật cưỡi của ba mươi ba vị thần trong Ấn Ðộ giáo như ngỗng thần Hamsa, chim thần Garuda, bò thần Nandin, voi, sư tử…. Trên tầng thứ nhất và thứ hai, ở mỗi góc phía trên cóc-ních đều có bốn tháp-góc nhỏ; tầng thứ ba không có tháp-góc. Từ chóp tháp có một phiến đá lớn hình bát giác, tứ giác hay hình tròn, trên đó chạm mặt nạ Kala, rắn thần Naga hoặc bò thần Nandin…, gọi là Aìmalaka. Ðỉnh tháp là khối đá nhọn có bốn cạnh, phần dưới trang trí những cánh sen, tượng trưng cho ngọn núi thiêng Kailasa, nơi cư ngụ của thần Siva; tại Mỹ Sơn, những đỉnh tháp thường được bọc bằng vàng hay bạc làm tăng thêm vẻ đẹp rực rỡ cho đền-tháp Champa.

Đền – tháp Mỹ Sơn có thể xem là một bộ sưu tập tất cả phong cách kiến trúc tháp Chămpa, ở Mỹ Sơn có thể tìm thấy 6 trong 7 phong cách tháp Chămpa. Đó là:

Phong cách cổ hay còn có tên là phong cách Mỹ Sơn E1, có niên đại ở thế kỷ 7 - thế kỷ 8, phong cách thời kỳ này phản ánh ảnh hưởng từ bên ngoài của văn hóa tiền Angkor và cả nghệ thuật Dvaravati và miền Nam Ấn độ. Tiêu biểu cho phong cách Mỹ Sơn E 1 là ở bệ thờ bên trong tháp làm bằng đá cát kết có hình dạng linga tượng trưng cho ngọn núi là nhà của thần Si-va, xung quanh có chạm các tu sĩ đang tu luyện trong rừng núi hay hang động, với các hình dạng như đang chơi các loại nhạc cụ khác nhau, đang giáo hóa cho các loài vật và cả đang thư giãn. Một công trình tiêu biểu nữa là phù điêu ở trên lối vào chính chạm khắc buổi bình minh thời đại theo thần thoại Ấn độ. Các tháp theo phong cách cổ: tháp Mỹ Sơn E1(cùng với các di tích ngoài Mỹ Sơn là tháp Mắm (không còn), tháp Phú Hài, tháp Damrei (di tích Chăm ở Cambodge))

Phong cách Hoà Lai. Có niên đại nửa đầu thế kỷ 9, với các vòm cửa nhiều mũi tròn với các trụ bổ tường hình bát giác làm bằng đá cát kết với các trang trí hình lá uốn cong. Các tháp theo phong cách Hoà Lai: F3, A2, C7 (tháp Hòa Lai, tháp Po Dam)

Phong cách Đồng Dương. Chuyển tiếp sau phong cách Hoà Lai, có niên đại vào nửa sau thế kỷ 9. Các trang trí chuyển thành những hình hoa lá hướng ra ngoài. Các tháp thuộc phong cách Đồng Dương đều có những hàng trụ bổ tường và vòm cửa khỏe khắn và có góc cạnh. Đây cũng là điểm khác biệt giữa phong cách Đồng Dương và Mỹ Sơn. Đỉnh cao của phong cách là kiến trúc một tu viện Phật giáo vào cuối thế kỷ 9. Bức tường tu viện dài đến một cây số và có rất nhiều tượng Phật. Ở Mỹ Sơn là các tháp: A10, A11, A12, A13, B2, B4, C6, A’4, E2, E3, E5, A8, A9.

Phong cách Mỹ Sơn A1. Có niên đại vào thế kỷ 10 - thế kỷ 11, phong cách này các trụ bổ tường đứng thành đôi một với bức tường hình người ở giữa như trong tháp Mỹ Sơn A1. Các vòm cửa có hình dáng phức tạp nhưng không chạm khắc. Thân tháp cao vút với các tầng dần thu nhỏ lại. Đây là thời kỳ chịu ảnh hưởng của Java và cũng là thời hoàng kim của Chăm Pa. Phong cách Mỹ Sơn A 1 có tính động, dường như đang nhảy múa, với vẻ đẹp duyên dáng. Các vũ công là các họa tiết được ưa chuộng của các nhà điêu khắc Chăm thời kỳ này. Bên cạnh đó các linh vật cả trong cuộc sống thực lẫn từ thần thoại cũng là một chủ đề được ưa thích như voi, hổ, garuda. Các tháp theo phong cách Mỹ Sơn A1: A1, và phần lớn các tháp thuộc nhóm B,C,D.

Phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Có niên đại từ đầu thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 12, gồm có các tháp: E4, E6, E8 và phần còn lại của nhóm K.

Phong cách Bình Định. Có niên đại từ giữa thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 14, gồm có các tháp: nhóm G, H, B1.(tháp Hưng Thạnh, tháp Dương Long, tháp Thủ Thiện, tháp Cánh Tiên (tháp Đồng), tháp Phước Lộc (tháp Vàng), tháp Nhạn)

Riêng phong cách muộn trong kiến trúc tháp Chămpa, mãi đến đầu thế kỷ XIV mới hình thành, khi đó Mỹ Sơn đã không còn được tiếp tục xây dựng.

Chỉ với Mỹ Sơn, ta đã có thể khái quát gần như toàn bộ lịch sử phát triễn cùng với toàn bộ đặc điểm của những phong cách nghệ thuật kiến trúc đền tháp Chămpa.

Ngoài ra Mỹ Sơn còn cung cấp những thông tin về chuẩn mực của cái đẹp, về đời sống âm nhạc của người Chămpa qua những tác phẩm điêu khắc trên các thân tháp ( vũ điệu, các nhạc cụ), là nhân chứng ghi lại các hoạt động sống của con người, là một “bảo tàng nhân học” cung cấp cái nhìn chính xác về đặc điểm hình thể người Chăm,… và còn nhiều, nhiều điều nữa mà Mỹ Sơn có thể mang đến cho chúng ta. Mỹ Sơn, một di sản của nền văn hóa Chăm, cung cấp cái nhìn toàn vẹn nhất về xã hội Chămpa trong nhiều thế kỷ liên tiếp. Tuy nhiên hiện na điều quan trọng là chúng ta “ đọc” những thông tin ấy như thế nào, chúng ta lưu truyền những thông tin ấy như thế nào, để có thể giữ được Mỹ Sơn cho tương lai.
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. Empty Re: Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ.

Bài gửi by Hasuongkch Tue Nov 24, 2009 5:51 pm

Hôm nay bạn Atena tích cực quá nhỉ?
Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. 75932
Bài cũng hay nữa... Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. 276208
Sử dụng ngay thuật ngữ chính xác trong bi ký campa lun... Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. 905102
Cho tràng pháo tay nào Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. 542954
(Ko có pháo tay dùng đỡ cái này) Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. 696334
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. Empty Re: Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ.

Bài gửi by atena Wed Nov 25, 2009 8:13 am

may dam boi bac t nhi? chuyen! t luc nao ma chang tich cuc Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. 819366
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. Empty Re: Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ.

Bài gửi by Nguyễn Hồng Kiên Wed Apr 06, 2011 11:32 pm

Bài bị thiếu mất phần SÁCH DẪN

Nguyễn Hồng Kiên

Tổng số bài gửi : 11
Join date : 06/04/2011

Về Đầu Trang Go down

Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. Empty Re: Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ.

Bài gửi by atena Fri Apr 08, 2011 9:21 am

xin lỗi mọi người,và cám ơn a Kiên đã nhắc nhở; bài viết này là một phần trong tiểu luận của e, nên khi post phải chia nhỏ ra nhiều bài nhỏ, nên quên copy theo phần tài liệu tham khảo. lần sau sẽ rút kinh nghiệm.
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ. Empty Re: Mỹ Sơn – Trung tâm nghệ thuật vương quốc Campa cổ.

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết