khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI

3 posters

Go down

BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Empty BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI

Bài gửi by Khanh Ha Mon Dec 27, 2010 5:15 pm

BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI
Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn về Bến Tre – quê gốc của mình! Bạn nào chưa giới thiệu về quê hương xin hãy nhanh nhanh cập nhật tin tức cho bạn bè biết về quê hương của bạn (để có dịp sẽ ghé thăm!hi hi…)
Đầu tiên, mình sẽ giới thiệu với các bạn sơ lược vể Bến Tre:
Bến Tre là một tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông. Bến Tre hình thành bởi 3 cù lao lớn: cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa do 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên chia cắt. Là tỉnh có nhiều sông, rạch, Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch xanh, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn.
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI 34040402376127599568952.th
Dừa Bến Tre
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Rachmieu.th
Cầu Rạch Miếu nối Bến Tre và Tiền Giang
Bạn có thể đến thăm Bến Tre bằng đường ô tô:



  • 65 Đồng Khởi, P2, TX Bến Tre. ĐT (075) 3829.618
  • Cung cấp thông tin du lịch, cho thuê xe máy, thuyền, cano... cũng như tổ chức các tour du lịch tham quan đồng bằng sông Cửu Long
    Khách sạn
  • Bình dân
    Nhà khách Bến Tre
  • Giá phòng từ 80.000-230.000Đ
  • 8 Cách Mạng Tháng Tám, TX Bến Tre. ĐT: (075) 3822 339
  • Khách sạn Phượng Hoàng
  • Giá phòng từ 120.000-180.00
  • 28 Hai Bà Trưng, TX Bến Tre. ĐT: (075) 3821 385
  • Khách sạn Công Đoàn Bến Tre
  • Giá phòng từ 130.000-170.000Đ
  • 36 Hai Bà Trưng, TX Bến Tre. ĐT: (075) 3825 082
  • Trung bình
  • Khách sạn Đồng Khởi
  • Giá phòng từ 200.000-300.000
  • 16 Hai Bà Trưng, TX Bến Tre. ĐT: (075) 3822 50
  • Khách sạn Hùng Vương
  • Giá phòng từ 25-35$
  • 166 Hùng Vương, TX Bến Tre. ĐT: (075) 3822 408
    Lưu ý: Giá khách sạn chỉ mang tính tham khảo, vì có thể khác nhau tùy theo từng thời điểm cụ thể. Để có mức giá chính xác nhất, xin điện thoại trực tiếp đến từng khách sạn.
  • Thắng cảnh
  • Lưu ý: Hầu hết các điểm du lịch ở Bến Tre đều nằm cách trung tâm thị xã Bến Tre từ 10km - 50km, nên bạn cần lưu ý để chuẩn bị các phương tiện cho phù hợp
Bến tre có rất nhiều nơi để các bạn có thể tham quan. Một địa điểm quan trọng mà các bạn không nên bỏ qua là Giồng Nổi – một địa điểm khảo cổ học quan trọng đối với Bến Tre và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.








Sông Hàm Luông về những đồ đá dị dạng nổi đây đó ven bờ, trong vườn cây, lùm bụi của tư nhân - cách nay đã 10 năm. Sự thể được xác định mới đây khi đoàn cán bộ Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Bến Tre đến khu vườn của bác Đoàn Văn Trứ ở Giồng Nổi, ấp Bình Thành, xã Bình Phú, thị xã Bến Tre vào cuối năm 2003 và thấy lộ trên mặt đất la liệt mảnh gốm, đá quanh các gốc sari và hoa lài...

Chúng đã nhanh chóng tác động đến việc đoán định khu di chỉ mới Giồng Nổi rộng 4.000m2 vuông nằm cách sông Hàm Luông khoảng 1 cây số.

Ở đó, những ngày sát Tết dương lịch 2004, hố thám sát đầu tiên đào chỉ rộng 4m2, đem lên 13.159 mảnh gốm to nhỏ với 8.481 mảnh màu đỏ, chiếm đa số, được cư dân cổ Bến Tre ưa dùng hơn gốm màu trắng hồng (4.206 mảnh), hoặc xám (472 mảnh)? Số có hoa văn chiếm 12% (1.543 mảnh), phần lớn trang trí văn thừng, số còn lại là văn khắc vạch và ấn lõm.

Về chất liệu, gốm thô cứng nhiều hơn hẳn, tiếp đến thô mềm, thô xốp. Những chi tiết gốm đó cho thấy gì? Theo ông Trần Anh Dũng, cán bộ Viện Khảo cổ học, các yếu tố của văn hóa Óc Eo (có thể) đã ảnh hưởng lên chúng.

Cạnh gốm là đồ xương, với nhiều răng động vật cần được các chuyên gia giám định kỹ. Nhận ra ngay là các mẩu (xương) có nguồn gốc từ động vật sống dưới nước như tôm, cua, rùa hoặc ba ba, chứng tỏ chúng thành "món ăn truyền thống" của cư dân Bến Tre xa xưa. Nhưng để bắt chúng được nhiều, họ phải dùng đến ngư cụ thô sơ và đã phát hiện chì lưới bằng gốm, khá nguyên vẹn.

Thêm nữa, có 3 nửa của 3 chiếc chì lưới khác bị vỡ sót lại (2 chiếc hình quả nhót, 1 chiếc hình trụ tròn), có rãnh để cột dây. Cạnh xương các loài thủy tộc còn tìm thấy nhiều xương động vật trên bờ (bị ăn thịt) như heo và chó...

Theo PGS.TS Phạm Đức Mạnh, TS Lại Văn Tới, nhà nghiên cứu Đỗ Đình Truật, thì sự có mặt của các vật trên chứng tỏ cư dân Bến Tre sống hợp quần bên sông nước từ cổ xưa. Nhưng xưa đến đâu?

Sự phát hiện 4 công cụ sản xuất tiêu biểu gồm: 1 đục hình tứ giác, 1 rìu vai vuông, 2 bàn mài; bên cạnh 2 chiếc nồi còn nguyên dạng, 5 chuỗi hạt bằng đốt xương cá đục lỗ, đồ trang sức khác và các hiện vật thám sát, cho biết người cổ Bến Tre có mặt từ hơn 2.000 năm trước. Thời gian tồn tại của họ vắt qua công nguyên khoảng 400 đến 500 năm nữa.

Đến ngày đầu năm, 1/1/2004, điều tra khảo cổ học tiếp tục ở một điểm khác: Giồng Ớt, huyện Thạnh Phú. Tại đây, tuy chưa tìm được tầng văn hóa và phải dừng lại để báo cáo sơ bộ vào ngày 7/1 tại Bảo tàng Bến Tre, song đoàn được đền bù: tiếp cận với 1 rìu đá và 1 bồn đá vai vuông mài nhẵn của dân trong vùng, ghi nhận thông tin về hàng chục chiếc rìu tương tự bị thất lạc. Đây cũng là đồ đá thời tiền - sơ sử như những hiện vật đào lên từ hố thám sát Giồng Nổi, củng cố thêm niên đại xuất hiện của cư dân Bến Tre bên bờ Hàm Luông trước công nguyên.

Cần nói thêm, ở Giồng Nổi, dân xung quanh sưu tầm và thu lượm nhiều hiện vật khác trong lúc canh tác trên diện tích di chỉ, gồm những công cụ sản xuất như: đục đá có vai (1 chiếc), rìu - bôn đá có vai (4 chiếc), bàn mài phẳng (1 chiếc)... chế tạo từ đá mịn, cứng, nhiều vân trắng, mài nhẵn toàn thân. Trên các công cụ ấy có nhiều vết mẻ, sứt hoặc gãy chứng tỏ đã qua quá trình sử dụng.

Nếu tháng 11 năm rồi đã tiến hành khai quật khảo cổ học Ba Vát (huyện Mỏ Cày) để biết "Ba Vát thực sự đã từng là một thị tứ phồn thịnh trong lịch sử” từ thế kỷ 17 - 19, thì tháng 12 và đầu năm 2004, kết quả điều tra thám sát Giồng Nổi - Giồng Ớt mở rộng tầm nhìn về Bến Tre đến tận thời tiền - sơ sử.

Với phát hiện mới trên, các nhà khảo cổ đang hy vọng sẽ góp phần bổ khuyết những trang còn để trống lâu nay về con người và đất Bến Tre xa xưa. Để đạt điều đó, cần lập phương án quy hoạch tổng thể khu di chỉ Giồng Nổi; điều tra thám sát Giồng Ớt, đồng thời chính quyền địa phương có chương trình phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành các cuộc khai quật lớn trong tương lai.





Hiện vật tiêu biểu

* Đục đá: Nằm sâu 0,21m, màu xám trắng, mài nhẵn, lưỡi thẳng, nhọn - kích thước của bôn: dài 7,1 cm, rộng (lưỡi) 2 cm. Mặt cắt (ngang thân bôn hình chữ nhật) dài 2 cm, rộng 1,5 cm.

* Rìu - bôn vai vuông: Bằng đá xám, có vân trắng, cứng và mịn, hình thang cân. Bị gãy, kích thước còn lại: dài 10,95 cm, rộng (thân chỗ gãy) 3,05 cm.

* Bàn mài phẳng: Không xác định hình dạng (bị vỡ), vết mài phẳng - lõm hai mặt trên - dưới. Kích thước còn lại: 16,1 cm - mặt trên rộng 5,25 cm - mặt dưới: 7,15 cm.

* Bàn mài phẳng kết hợp bàn mài rãnh: Bằng đá xám, có 37 vết mài. Kích thước còn lại, chỗ dài nhất: 15,25 cm - dày nhất: 6,92 cm - rộng nhất: 6,5 cm.

* Nồi gốm nguyên dạng: Chiếc 1: sứt miệng, không có cổ, vai xuôi - cao 3,4 cm, đường kính thân rộng nhất 4,05 cm; chiếc 2: cao 2,4 cm - thân 3,35 cm.


Giao Hưởng

Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)



Giữa tháng 12-2003, đoàn khảo cổ của Viện Khảo cổ thuộc Trung tâm Khoa học xã hội & nhân văn quốc gia đã tiến hành đào thám sát tại di chỉ Giồng Nổi thuộc ấp Bình Thành, xã Bình Phú, thị xã Bến Tre và phát hiện một chiếc rìu đá , một chiếc đục và hai bàn mài đều bằng đá cùng nhiều hiện vật bằng gốm, xương. Đây là dấu vết quan trọng về cư dân thời tiền - sơ sử.

Tại buổi báo cáo kết quả sơ bộ cuộc khai quật và đào thám sát hôm qua, 7-1 tại Bảo tàng tỉnh Bến Tre, tiến sĩ Lại Văn Tới đã dành cho TT cuộc trò chuyện về phát hiện mới này.

+ Ông có thể mô tả lại quá trình đào thám sát cho đến khi phát hiện được chiếc rìu đá?

- Trong chuyến đi khai quật di chỉ Ba Vát vào tháng 12-2003, chúng tôi nghe cán bộ Bảo tàng tỉnh Bến Tre cho biết người dân ở vùng Bình Phú có tìm thấy những lưỡi tầm sét trong khi canh tác trên vườn nhà. Chúng tôi đã đến nhà của bác Đoàn Văn Trứ và phát hiện trong khu vườn nhà bác có nhiều mảnh gốm, mảnh đồ đá, xương răng động vật lộ thiên.







Đoàn khảo cổ đang đào thám sát

Xác định đây là di chỉ khảo cổ học thời đại kim khí, bảo tàng tỉnh mời đoàn khảo cổ chúng tôi đào thám sát. Chúng tôi quyết định lấy tên giồng đất ở đây đặt tên cho di chỉ (Giồng Nổi) và mở hố thám sát diện tích 4m2 ngay trong vườn nhà bác Trứ.

Trong diện tích 4m2 của hố đã phát hiện nhiều mảnh gốm vỡ, gốm nguyên, xương răng động vật và đồ đá. Đồ đá trong hố không nhiều, chỉ có bốn hiện vật, nhưng quan trọng chúng đều là công cụ sản xuất tiêu biểu của giai đoạn mà cư dân Giồng Nổi cư trú và sản xuất tại Bến Tre.

Bốn hiện vật đồ đá gồm một đục hình tứ giác, một rìu vai vuông và hai bàn mài.

Chiếc đục đá hình chữ nhật dài, chế tạo bằng đá cứng, mài nhẵn toàn thân, lưỡi nhẵn nhọn, khá sắc, dài 7,1cm, rộng lưỡi 2,0cm, rộng đốc 1,15cm. Còn chiếc rìu - bôn vai vuông được làm từ đá xanh xám có vân trắng, thân và đốc đều hình thang cân, mặt và đốc rìu bôn cho thấy lúc đầu nó rất vuông vức, tình trạng hiện tại có lẽ do quá trình sử dụng bị sứt mẻ. Kích thước còn lại dài 10,95cm, rộng thân chỗ gãy 6,05cm, dày thân chỗ gãy 3,05cm. Và hai bàn mài có nhiều đường rãnh chứng tỏ dụng cụ được sử dụng nhiều.

+ Với những hiện vật tìm được, ông có thể nhận xét di chỉ này thuộc vào thời đại nào, thưa ông?

- Theo ý tôi, rất có thể những hiện vật ở đây thuộc vào thời đại hậu kỳ đồng thau và sơ kỳ đồ sắt. Nhưng anh Dũng cùng đoàn với chúng tôi căn cứ trên các mảnh gốm thô mềm đưa ra nhận xét có thể có yếu tố văn hóa Óc Eo ở đây.

+ Và ông có nhận xét gì về phát hiện này?

- Đây là phát hiện đầu tiên di chỉ khảo cổ học cuối thời đại đồng thau, đầu thời đại đồ sắt ở tỉnh Bến Tre. Có thể nói lịch sử Bến Tre được ghi thêm một chặng mới mà trước đây còn trống vắng: là giai đoạn tiền - sơ sử. Giồng Nổi (Bến Tre) - một di chỉ cư trú - góp phần khẳng định cội nguồn dân tộc, tổ tiên của người Bến Tre hôm nay đã có từ hơn 2.000 năm trước.

+ Với sự phát hiện này, theo ông, giới khảo cổ còn cần phải làm gì thêm nữa?

- Là cán bộ nghiên cứu khảo cổ học, lại có vinh dự là một trong những người đầu tiên phát hiện Giồng Nổi, tôi đã đề nghị với Bảo tàng tỉnh, Sở VH-TT tỉnh có kế hoạch phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật lớn và triển khai kế hoạch lâu dài nghiên cứu Giồng Nổi, Giồng Ớt, kể cả Ba Tri.

Theo tôi, công việc trước mắt là: lập phương án khai quật Giồng Nổi và điều tra Thạnh Phú, Ba Tri; lập phương án qui hoạch khu di chỉ Giồng Nổi vì khu vực đào thám sát ở cuối giồng. Đặc biệt, có kế hoạch bảo vệ và tuyên truyền cho nhân dân có ý thức bảo vệ di

LAM ĐIỀN

Việt Báo (Theo_TuoiTre)









Bàn mài đá và đục thu được từ di chỉ Giồng Nổi - Ảnh: L.Đ

Qua 3 lần khai quật liên tiếp di chỉ Giồng Nổi , Bến Tre (từ năm 2004-2006), các nhà khảo cổ đã thu được tổng số 50.000 hiện vật gồm gốm sứ, lò nung, bếp nung, xương người, răng người Việt cổ, xương, răng các loài động vật...

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo khoa học "Di chỉ Giồng Nổi và khảo cổ học tỉnh Bến Tre năm 2006" do Bảo tàng tỉnh Bến Tre phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức.

Di chỉ Giồng Nổi được khai quật thám sát lần đầu vào cuối năm 2003. Theo các nhà khảo cổ, đây vốn là một ngôi làng cổ với nhiều cư dân là người Việt cổ quần cư, toạ lạc trên một giồng cát nổi thuộc một vùng đầm lầy duyên hải rộng lớn đã có cách đây trên 2.500 năm, tức là thời kỳ văn hoá Tiền Óc Eo, thuộc hậu kỳ đồ đá đến sơ kỳ đồ sắt.

Giáo sư tiến sĩ Lê Xuân Diệm, Phó Viện trưởng Viện khảo cổ học VN cho biết di chỉ Giồng Nổi-Bến Tre đã gây nên sự ngạc nhiên, thú vị, bất ngờ và hấp dẫn rất lớn đối với toàn giới nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam. Đây thực sự là một di chỉ khảo cổ học - văn hóa - có giá trị văn hóa to lớn, do nó có trữ lượng di vật quá lớn ở trong một nội hàm văn hóa đa dạng, nhiều hình, nhiều vẻ và có nhiều yếu tố mới, lạ, lần đầu tiên được biết đến.



Sau khi ghé thăm Giồng Nổi, bạn cũng nên đến tham quan một số di tích văn hóa – lịch sử tiêu biểu của Bến Tre:

Đình Rắn (Bến Tre) – Huyền thoại đầy bí ẩn

URL=https://2img.net/r/ihimizer/i/dinhran151210.jpg/]BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Dinhran151210.th[/URL]


www.dulichvn.org.vn

Cho đến nay, nhiều người biết đến xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày (nay là H. Mỏ Cày Nam), Bến Tre là cái nôi của quê hương Đồng Khởi. Nơi đây còn có di tích lịch sử rất độc đáo, gợi tò mò, khám phá đối với nhiều người nhưng còn ít người biết đó là đình Rắn với huyền thoại đầy bí ẩn.



Định Thủy nằm cách trung tâm thị trấn Mỏ Cày Nam 3km về hướng Đông Bắc. Theo ông Nguyễn Văn Trọng (dân làng gọi là cụ Mười Trọng), 94 tuổi, Phó ban Khánh tiết của đình kể, vào đầu thế kỷ 18, bốn tộc họ Nguyễn, Phan, Trịnh và Võ được coi là những người khai phá ra vùng đất này. Nơi đây xưa kia còn hoang vắng, ít khi thấy bóng người, chỉ thấy toàn thú dữ. Một trong những loài thú mà các bậc tiền hiền – những người khai phá ra vùng đất phương Nam tôn thờ đó là chúa sơn lâm. Thế nên khi đặt chân đến vùng đất này, các cụ đã chọn ra một mô đất cao, thoáng lập một ngôi miếu nhỏ thờ ông Hổ. Miếu lập lên chẳng bao lâu bà con trong vùng đến chiêm ngưỡng, cúng bái ngày càng đông. Lúc bấy giờ để dễ bề cai quản, chức sắc ở đây mới lên quan trên xin cho thành lập làng và lấy tên là làng Định Phước.



Theo Địa chí Bến Tre, giữa năm 1790, làng được quan trên chuẩn y thành lập. Thế là một ngôi đình trên nền ngôi miếu cũ làm bằng gỗ, lợp lá dừa nước khá khang trang, mặt quay về hướng Đông ra đời. Ngôi miếu ông hổ được dời sang phía trái tiền đình vẫn còn cho đến ngày nay. Khi đình dựng xong, chức sắc của đình mới gửi sớ về triều xin phong sắc thần. Đến năm Minh Mạng thứ 5 thì đình Định Phước nhận được sắc phong.



Cũng theo Địa chí Bến Tre, tuy đã có nơi thờ cúng nhưng vào thời đó đất đai ở đây còn hoang hóa mênh mông, đình nằm trên một khoảnh đất cao vì thế rắn độc tụ hội rất nhiều, nhiều hang ăn sâu vào giữa đình. Khi thờ cúng, các chức việc trong đình phải lấy ván bao quanh miệng hang để tránh sự cố xảy ra, từ đấy có tên Đình Rắn.



Đường vào đình Rắn phải xuyên qua những hàng bạch đàn thâm u, vắng lặng. Đình Rắn đứng sừng sững, uy nghi, trầm mặc giữa chốn hoang vu. Bà Võ Thị Năm, 78 tuổi, người trông coi đình Rắn kể với vẻ mặt đầy kính cẩn: Căn cứ vào sắc phong, ngôi đình này có trên 150 năm. Nơi đây trước kia có cặp rắn thần to bằng khạp năm cân, dài trên 20 mét. Mỗi khi “ông” về, đi rạp cả lúa mùa. “Ông” chưa bao giờ cắn ai, chỉ ăn thịt những con ác thú như hùm, beo và hộ độ dân lành. Sau ngày đất nước thống nhất, “ông” đã về rừng lớn, núi to.



Còn theo cụ Mười Trọng, ngày xưa nơi đây là rừng rậm, rắn, cọp, cá sấu nhiều vô kể. Ông bà mình từ Đàng ngoài trước khi vào đây phải vượt qua sông cù lao Bảo. Gặp lúc sóng to gió lớn, thuyền bè chao đảo, lúc đó có một con rắn lớn nâng bè qua sông. Cám cảnh rắn thần cứu mạng nên khi đình lập xong người dân liền “thỉnh” ông rắn về thờ. Và cũng kể từ đây những lưu dân khai phá vùng đất này cày cấy năm nào cũng trúng mùa.



Nhiều người còn kể rằng, cũng nhờ có ông rắn mà bọn Tề, ngụy, Việt gian tối đến không bao giờ dám bén mảng tới nơi này. Nên kể từ sau Cách mạng tháng Tám, Đình rắn là một trong những cơ sở cách mạng bí mật để hội hợp, mít tinh. Lúc bấy giờ nữ Tướng Nguyễn Thị Định là một trong những người thường xuyên lui tới đây để chỉ đạo phong trào cách mạng ở miền Nam. Đến năm 1970, cuộc chiến càng lúc lan rộng, bom đạn Mỹ đánh phá ác liệt, đình gần như bị sập hoàn toàn nên cơ sở cách mạng ở đây được chuyển đi nơi khác.

Sau ngày miền Nam được giải phóng, các cụ bắt tay tôn tạo lại ngôi đình bằng cây lá đơn sơ để thờ cúng. Đến năm 1993, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Trần Hoàn ký quyết định công nhận ngôi đình là di tích lịch sử Đồng Khởi. Năm 2003 Tỉnh ủy Bến Tre trực tiếp chỉ đạo đầu tư, phục dựng lại ngôi đình trông thật khang trang. Đây còn là một trong những địa chỉ dừng chân lý tưởng cho những ai có dịp về thăm quê hương Đồng Khởi.
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Downloadffs.th
Mộ Nguyễn Đình Chiểu
Mộ Nguyễn Đình Chiểu thuộc xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Mộ Nguyễn Đình Chiểu được nhân dân Bến Tre xây dựng để tưởng niệm Ông.

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước nổi tiếng của miền Nam và cả nước. Ông sinh ra tại Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1861, Cần Giuộc thất thủ ông về Ba Tri ở ẩn và mất tại đó năm 1888. Đền thờ ông được xây năm 1969. Hàng năm, vào ngày 1 tháng 7 (ngày sinh của ông), nhân dân huyện Ba Tri nói riêng và toàn tỉnh Bến Tre nói chung thay mặt đồng bào cả nước tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm nhà thơ rất trang trọng.
Theo Tổng cục Du Lịch
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Download1l.th
Chùa Viên Minh
Chùa tọa lạc tại số 156 đường Nguyễn Đình Chiểu, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Chùa được dựng từ lâu, nguyên là một miếu thờ Quan Công. Kiến trúc hiện nay được xây dựng từ năm 1951 đến năm 1959. Chánh điện được bài trí trang nghiêm, đặc biệt có hai pho tượng Phật Di-đà và Thích-ca cốt bằng nan tre. Ơở sân trước, có tôn trí pho tượng Bồ-tát Quan Thế Âm đứng trên đài sen, cao 3m, có hạc chầu hai bên. Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bến Tre.
Theo Tổng cục Du Lịch
Chùa Tuyên Linh
Chùa Tuyên Linh ở xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Chùa Tuyên Linh được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 20/7/1994. Ngày 19/5 hàng năm, ở chùa đều diễn ra ngày hội với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa và mít-tinh kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ.
Chùa Tuyên Linh được xây năm Tân Dậu (1861), dưới triều Tự Đức năm thứ 14. Lúc đầu, chùa có tên là Tiên Linh do Hòa thượng Khánh Phong trụ trì và được làm bằng tre, lá để thờ bà Sầm.

Năm 1907, nhà sư Lê Khánh Hòa, pháp danh là Thích Như Trí, quê ở xã Phú Lễ, huyện Ba Tri về trụ trì tại chùa này. Là một cao tăng rất tinh thông Phật học, Hòa thượng Lê Khánh Hòa đã thuyết giảng giáo lý nhà Phật, đào tạo môn sinh. Nhờ hiểu rộng, đi nhiều nơi, có vốn nho học lại biết cả chữ quốc ngữ nên ông được các tín đồ, cư sĩ Phật giáo tín nhiệm và có hơn 90% người dân địa phương theo đạo. Hòa thượng Lê Khánh Hòa còn là người sáng lập ra Nam kỳ Phật học hội và Lưỡng Xuyên Phật học hội quy tụ nhiều cao tăng, cư sĩ Phật giáo ở Nam kỳ lúc bấy giờ. Đồng thời nhà sư còn là chủ bút tạp chí Từ bi âm, Giám đốc Phật học tùng thư.
Chùa Tuyên Linh là nơi mà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ, nhiều lần ghé lại tá túc. Thời gian cụ Phó bảng ở đây lâu nhất là từ năm 1927 đến 1929. Trong thời gian lưu trú tại chùa, cụ Phó bảng đã mở lớp dạy học, xem mạch bốc thuốc cho nhân dân trong vùng và cùng Hòa thượng Lê Khánh Hòa bàn việc dân, việc nước. Ở đây, cụ Nguyễn Sinh Sắc cũng gặp gỡ các ông: Trần Văn An, Huỳnh Khắc Mẫn, Lê Văn Phát, và trong số họ sau này có người trở thành lớp đảng viên đầu tiên của Đảng bộ Bến Tre. Năm 1929, cụ Phó bảng lâm bệnh và bị bọn mật thám Pháp theo dõi nên Hòa thượng Lê Khánh Hòa đã tìm cách đưa cụ về Đồng Tháp. Theo lời kể của những người lớn tuổi ở xã Minh Đức thì tên gọi Tiên Linh tự được nhà sư Lê Khánh Hòa đổi lại Tuyên Linh tự năm 1930 theo sự góp ý của cụ Phó bảng. Cụ giải thích rằng: Tuyên là tuyên truyền. Về phần mình, Hòa thượng Lê Khánh Hòa ngoài tụng kinh niệm phật ông luôn động viên các tín đồ Phật giáo tham gia hoạt động cách mạng và kháng chiến. Do tuổi già, bệnh nặng, Hòa thượng Lê Khánh Hòa mất ngày 19/6/1947. Trước lúc viên tịch, sư cụ tắm rửa sạch sẽ, thay đạo phục rồi quay mặt về hướng bắc nói những lời cầu mong nước nhà độc lập, chúc sức khỏe Hồ Chủ tịch, sau đó niệm phật rồi tắt thở.
Trong 2 cuộc kháng chiến, chùa Tuyên Linh là nơi che giấu, nuôi dưỡng cán bộ cách mạng nên đã hai lần bị giặc dùng máy bay ném bom, phá hủy và đốt chùa. Chùa được trùng tu nhiều lần và được xây mới vào năm 1999 trên nền cũ rất khang trang. Tuy nhiên, những hiện vật gắn với quá khứ của chùa không còn nhiều. Đồng chí Việt Hùng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Minh Đức, thành viên ban bảo vệ di tích chùa Tuyên Linh cho biết: “Chúng tôi đang có kế hoạch xin xây nhà bảo tàng ở tại chùa. Trước tiên sẽ tìm vận động, sưu tầm những hiện vật gắn với chùa trước đây và tôn tạo lại những bút tích của sư cụ Lê Khánh Hòa và cụ Nguyễn Sinh Sắc để trưng bày ở bảo tàng. Bên cạnh đó, sẽ xây dựng hệ thống giao thông để tạo sự đi lại dễ dàng cho người dân đến tham quan chùa”.
Theo Tổng cục Du Lịch
Bảo tàng Bến Tre
Toà nhà Bảo tàng toạ lạc tại số 146 đường Hùng Vương, phường 3, thị xã Bến Tre, trong khuôn viên rộng hơn 13.000m2. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp với những cánh cửa hình vòm đặc trưng gồm một tầng trệt và một tầng lầu, diện tích 474m2.
Mặt chính ngôi nhà hướng về phía sông Bến Tre, mặt sau hướng về đường Cách mạng tháng Tám, một trong những con đường nhộn nhịp nhất của thị xã Bến Tre, nằm ngay trung tâm thị xã với những cây cổ thụ tỏa bóng mát cùng nhiều hoa kiểng tươi tốt, quý giá và hàng rào khang trang bao bọc. Đây là một vị trí đẹp, thuận lợi về mọi mặt, là điểm hẹn của nhân dân trong tỉnh, sinh viên, học sinh, khách du lịch trong và ngoài tỉnh cùng những người muốn tìm hiểu về xứ dừa.
Chính vì vị trí quan trọng như vậy nên khi xâm chiếm đất Bến Tre, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã cho xây dựng ngôi nhà này để làm Dinh Tham biện. Sau hiệp định Genève (20/7/1954), đế quốc Mỹ nhảy vào dựng lên ở miềm Nam chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, ngôi nhà này được Mỹ Ngụy chọn làm Dinh Tỉnh trưởng. Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, ngôi nhà được Tỉnh ủy Bến Tre tiếp quản, sau đó giao lại cho Ty Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để làm phòng Bảo tồn Bảo tàng vào năm 1976. Khi Bảo tàng Bến Tre được thành lập theo quyết định số 1564 ngày 26/10/1981 tỉnh đã quyết định giao lại ngôi nhà cho Bảo tàng sử dụng để trưng bày những hình ảnh và hiện vật truyền thống cách mạng của nhân dân tỉnh nhà trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược.
Tại đây từng diễn ra những sự kiện lịch sử quan trong liên quan đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc của quân dân Bến Tre. Đây là cơ sở nội tuyến bí mật in ấn tài liệu vào năm 1938 theo sự chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thái Bường; là nơi diễn ra lễ ký quyết định thành lập công binh giới của lãnh đạo Tỉnh ủy vào tháng 10/1945; là cơ sở hoạt động bí mật của chiến sĩ tình báo Phạm Ngọc Thảo với cương vị Đại tá Tỉnh trưởng Kiến Hòa giai đoạn 1960–1962.
Hiện nay, nội thất đã được sửa chữa lại để phù hợp cho việc trưng bày, triển lãm. Toàn bộ các phòng và hành lang đều được sử dụng để trưng bày hơn ba ngàn hiện vật, hình ảnh, tư liệu gồm 3 phòng ở tầng trệt và 3 phòng ở tầng lầu, như: Giới thiệu khái quát lịch sử của Bến Tre từ những năm đầu thế kỷ XX đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (30/4/1975); và 1 phòng phía sau trưng bày Di chỉ khảo cổ học Giồng Nổi (ấp Bình Thành, xã Bình Phú, thị xã Bến Tre; phát hiện và đào thám sát vào năm 2003, khai quật vào các năm 2004, 2005, 2006). Hành lang trên tầng lầu, phía trước thì được dùng để trưng bày Tranh vẽ ngược kính về Bác Hồ của tác giả Đoàn Việt Tiến.
Ngoài những phòng trưng bày trong nhà, Bảo tàng Bến Tre còn có khu trưng bày ngoài trời rộng 288m2, trưng bày những hiện vật thuộc thể khối có kích thước lớn như xác máy bay, pháo, vỏ bom, … Bằng những hiện vật, hình ảnh, mô hình, Bảo tàng Bến Tre giúp người xem hệ thống lại lịch sử phát triển của tỉnh trong hơn 100 năm qua. Năm 2002, Bảo Tàng Bến Tre xây dựng thêm một cơ sơ mới theo quyết định số 2234/QĐ-UB ngày 20/6/2002 trên địa điểm cách ngôi nhà cũ khoảng 20m về phía phải (nằm phía sau Nhà khách Hùng Vương). Ngôi nhà được xây dựng gồm một tầng trệt và 2 tầng lầu, được đặt tên “Nhà trưng bày thành tựu kinh tế-văn hóa-xã hội và an ninh quốc phòng tỉnh Bến Tre”.
Cùng với các di tích ở các huyện Giồng Trôm, Ba Tri như Khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu, Mộ Võ Trường Toản, Mộ Phan Thanh Giản,… rồi Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, nhà Bảo tàng vẫn ngày ngày mở cửa đón khách tham quan để quảng bá và giáo dục truyền thống, lịch sử vùng đất Bến Tre. Đây có thể sẽ là điểm tham quan du lịch hấp dẫn sau khi cầu Rạch Miễu được khánh thành.
Theo Tổng cục Du Lịch
Du lịch về Thạnh Phú, Bến Tre










Hình ảnh sân vườn với mô hình nuôi tôm xen lúa ở Thạnh Phú, Bến Tre. (Ảnh: ddth.com)
ThienNhien.Net - Là một trong 3 huyện duyên hải của tỉnh Bến Tre, Thạnh Phú được biết đến với những cánh đồng bằng phẳng xen kẽ những giồng cát và những dải rừng ngập mặn ven biển. Đây là một lợi thế lớn cho sự khởi sắc của ngành du lịch Thạnh Phú trong những năm gần đây, dù chưa được sánh ngang tầm với các huyện cùng tỉnh như Châu Thành, Chợ Lách.
Ấn tượng về Thạnh Phú là một vùng đất không khí trong lành, êm ái với những cánh đồng lúa xanh mơn mởn xen kẽ những vuông tôm, là những dải hoa màu trên giồng đất cát, là những ngôi nhà cổ bằng gỗ lim và gỗ căm xe, những hàng cây sao đen hay dầu tỏa bóng xanh mát cùng món bánh dừa Giồng Luông nổi tiếng.
Và không chỉ có bánh dừa, với bờ biển dài 25 km, Thạnh Phú ngày nay đã được nhiều du khách biết đến qua những món hải sản như cua biển (cua gạch điều), ba khía…
Bên cạnh đó, du lịch làng nghề truyền thống cũng là một điểm mạnh ở Thạnh Phú, điển hình là làng nghề sản xuất lu nước bằng xi-măng ở Hòa Lợi, nghề chằm nón ở Mỹ Hưng hay làng nghề bó chổi ở Mỹ An…
Đặc biệt, đến nơi đây, du khách sẽ được ngồi trên những chiếc ghe nhỏ để len lỏi theo những con rạch sâu trong rừng mắm, cóc, đước… với những bản hòa tấu của một số loài chim, để có những trải nghiệm thú vị trong một chuyến du lịch về vùng đất biển Thạnh Phú.
Tuy nhiên, sẽ thật thiếu sót nếu như đến Thạnh Phú mà không ghé thăm bia lưu liệm của Tiểu đoàn 307 oai hùng, hay tìm hiểu lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ tại đây.
Nói về con đường du lịch ở Thạnh Phú, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Bích cho biết: “Tuy Thạnh Phú nằm ven biển, cách xa trung tâm tỉnh Bến Tre, nhưng các ngành trong huyện luôn tạo nhiều điều kiện tốt cho du khách đến với Thạnh Phú. Huyện uỷ, UBND huyện đang đưa con đường du lịch ở Thạnh Phú theo hướng gắn với các làng nghề, tận dụng địa hình, cảnh quan môi trường sẵn có do thiên nhiên ban tặng để phát triển du lịch sinh thái”.
Theo Cổng TTĐT Bến Tre, 20/04/2010
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Download2e.th
Cồn Ốc
Cồn Ốc thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, cách Tx. Bến Tre khoảng hơn 10km. Cồn Ốc dài 8,3km, rộng hơn 1km. Trên Cồn có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả.
Cũng giống như ở các cù lao An Bình (Vĩnh Long), Cồn Thới Sơn (Tiền Giang), Cồn Ốc phối hợp với các điểm du lịch khác tạo thành một chương trình du lịch đa dạng đưa du khách đến thăm quan và tìm hiểu cuộc sống của dân miệt vườn.
Theo Tổng cục Du Lịch


Được sửa bởi Khanh Ha ngày Wed Dec 29, 2010 7:42 pm; sửa lần 3.
Khanh Ha
Khanh Ha
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 83
Join date : 11/06/2009

Về Đầu Trang Go down

BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Empty Re: BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI

Bài gửi by Hasuongkch Tue Dec 28, 2010 9:56 am

Hình tốt nghiệp đẹp thế!
Bà hưởng ứng cuộc kêu gọi nhanh quá...
Thật hay...
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Empty Re: BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI

Bài gửi by Khanh Ha Tue Dec 28, 2010 11:07 am

thank bà!tui đang chỉnh sửa lại cái bài này!tui khá vất vả với nó mấy ngày nay!nhất là khâu post hình!hix...
Khanh Ha
Khanh Ha
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 83
Join date : 11/06/2009

Về Đầu Trang Go down

BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Empty Re: BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI

Bài gửi by Khanh Ha Tue Dec 28, 2010 11:34 am

Cồn Phụng
Khu du lịch Cồn Phụng nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, ngay cửa ngõ tỉnh Bến Tre, cách trung tâm Tx. Bến Tre 12km (đường bộ) và 25km (đường sông). Cồn Phụng có diện tích 50ha, dân cư sống chủ yếu bằng nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ từ cây dừa và trồng cây ăn trái.
Theo Tổng cục Du Lịch

BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Download5.th

Cồn Tiên
Cồn Tiên ở trên sông Hàm Luông thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm Tx. Bến Tre 23km (đường bộ), 15km (đường sông). Cồn Tiên có diện tích 7ha, là một bãi cát đẹp.
Hàng năm vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, hàng vạn người đến tắm và vui chơi. Khu này dự kiến sẽ liên doanh xây dựng thành làng du lịch trong tương lai.
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Download6k.th
Theo Tổng cục Du Lịch

Cồn Qui
Cồn Qui - một cồn đất rộng 65ha, nằm trên sông Tiền Giang giữa 2 xã Tân Thạch và Quới Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm Tx. Bến Tre 22km đường sông. Trên Cồn Qui là các khu vườn trồng cây ăn trái như: sa-pô-chê, nhãn, bưởi... Dạo chơi sông Tiền, du khách thường ghé vào Cồn Qui để thưởng thức trái cây thơm ngon và các loại tôm cá.
Cồn Qui là cồn nhỏ nhất của Bến Tre, được khai thác từ những năm đầu thập kỷ 1960. Vào năm 1955, ông Phạm Cao Thăng là người đầu tiên đến đây khai hoang lập ấp. Ông trồng nhiều cây bần để giữ đất không bị trôi. Hàng năm, nhờ lượng phù sa bồi đắp nên Cồn Qui ngày càng được mở rộng. Vì vậy, ngày càng có nhiều hộ dân đến đây sinh sống và khai thác đất trồng hoa màu và nhiều loại cây ăn trái.
Là vùng đất mới nên Cồn Qui vẫn còn giữ được những nét hoang sơ. Những bông bần trắng tím là đà mặt nước, đung đưa trong gió. Những rặng dừa nước xanh um chạy dọc triền sông đến hút mắt, lả lơi trong sóng. Những mái nhà lá đơn sơ thấp thoáng trong những vườn cây nặng trĩu trái. Những cô thôn nữ mặc áo bà ba, quẫy mạnh mái chèo hoặc điều khiển máy đuôi tôm chở trái cây ra chợ bán...
Ngồi trong các gian nhà sàn rộng rãi, đa số là thủy tạ, của nhà hàng du lịch Quê Dừa lồng lộng gió thổi, du khách có thể thư thái ngắm nhìn đám lục bình nở bông tím ngát, đẹp đến nao lòng. Các nhà ăn cất bằng tre lá nhưng đầy đủ tiện nghi với những món ăn đặc sản, dân dã đặc sắc như: cá bông lau nấu canh chua bần với rau muống đồng; cá điêu hồng hấp nấm mối với bông bí; cá rô, cá kèo hoặc cá lóc kho tộ. Du khách có thể vừa ăn trái cây mới hái, hớp ngụm trà mật ong (mật ong khai thác tại vườn) vừa nghe tiếng đờn ca tài tử réo rắt. Đờn ca tài tử tồn tại cùng năm tháng trên đất Bến Tre, ngày càng phát triển như điểm tô thêm nét duyên dáng cho vùng sông nước này.
Theo Tổng cục Du Lịch

Có một "Vũng Tàu nước ngọt" ở Bến Tre
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Download7.th
Cứ vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm, tại cồn Cát Tiên, ấp Tiên Lợi, xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre lại có một sinh hoạt rất đặc biệt: Ngày hội "tắm sông và chọi đất bùn" có một không hai ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ban đầu (khoảng năm 1993) đây chỉ là những sinh hoạt của một số gia đình dân địa phương, nhưng qua năm tháng bãi cát trên cồn lớn dần và số lượng người cùng ghe, đò đến đây cũng tăng. Năm 2000 ước tính có khoảng 1.000 ghe, đò và trên dưới 10.000 người tham gia ngày hội này. Năm nay còn cao hơn nữa.
Khách đến đây phần lớn là thanh niên nam nữ trong tỉnh và nhiều người đến từ các vùng lân cận của tỉnh bạn như Cái Bè, Cai Lậy (Tiền Giang), Măng Thít, Long Hồ (Vĩnh Long)...
Theo vnexpress.net

Sân chim Vàm Hồ
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Download8k.th

Sân chim Vàm Hồ thuộc địa phận hai xã Mỹ Hoà và Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, cách Tx. Bến Tre khoảng 52km, cách Tp. Hồ Chí Minh 120km đường bộ, 100km đường thủy. Vàm Hồ là vùng đất ngập mặn, nhiều loại cây hoang dã mọc thành rừng, là nơi trú ngụ của hàng nghìn con cò, vạc và nhiều loại chim khác.
Quần thể chim ở sân chim Vàm Hồ gồm: 84 loài thuộc 35 họ và 12 bộ. Khách đến tham quan mỗi năm trên 2.000 lượt người, đông nhất là vào thời gian chim về cư trú sinh sản từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch.
Vàm Hồ là vùng đất ngập mặn, nhiều loại cây hoang dã mọc thành rừng. Ở tầng cao có dừa nước (trước đây rất nhiều, nên nơi này còn gọi là Cù lao Lá), chà là, đước, mắm, là nơi lý tưởng cho chim ở. Ở tầng thấp có cây ô rô, cóc kèn, lau sậy... là thảm thực vật cho cò, vạc làm tổ sinh sản. So với các sân chim ở đồng bằng sông Cửu Long, sân chim Vàm Hồ còn rất trẻ. Chim mới về Vàm Hồ từ tháng 5/1986. Đây chính là đàn chim trước ở Cù lao Đất, xã An Hiệp, huyện Ba Tri di cư tới đây.
Hàng ngày, cứ tầm 4, 5 giờ chiều, nhìn về hướng tây, từ phía chân trời xa xa, những chấm nhỏ li ti di động ngày càng rõ dần, giây lát sau là đàn cò hàng ngàn con đang vỗ cánh bay qua sông Ba Lai, lượn lờ dưới ánh hoàng hôn rồi nhẹ nhàng đáp lên thảm rừng chà là xanh biếc. Chim về, cả cánh rừng xao động bởi tiếng chim con đói mồi hòa lẫn với từng tiếng kêu oang oác rất to của những chú cò bực bội.
Trời sẩm tối, nhà cò đã về đủ, sân chim lại rộn lên tiếng kêu của loài vạc đi ăn. Cò và vạc tuy ở cùng một cánh rừng nhưng lại thay nhau giữ "nhà". Cò về thì vạc đi, vạc về cò lại lên đường tiếp tục cuộc hành trình "lặn lội bờ sông". Các nhân viên phục vụ ở nhà hàng khu du lịch Vàm Hồ cho biết những đêm trăng sáng đôi cánh vạc xòe rộng in trên nền trời lung linh ánh trăng vừa gợi hình vừa trầm mặc như những vần thơ cổ.
Ở Vàm Hồ, ngoài vũ điệu ngoạn mục của hàng ngàn cánh cò, cánh vạc, ngôn ngữ cũng có âm điệu đặc trưng của các loài chim hoang dã khác kết hợp với cây lá xào xạc như tiếng con chim cuốc gọi đàn giữa đêm hè tĩnh mịch, tiếng bìm bịp kêu như một điệp khúc gọi con nước lớn, tiếng chim vịt kêu chiều chiều và nhiều loài chim nhỏ sống trong các lùm cây gần vực nước như cuốc ngực trắng, trích, cúm núm, chàng nghịch, bìm bịp, thằng chài, chẽo chẹt, bông lau, chèo bẻo đuôi cò, chim vịt…
Những khi trời mưa gió lớn, sấm sét chim bay lên trời che kín một vùng trời rộng lớn, ước tính có trên 500.000 con, nhiều nhất là họ cò: cò trắng, mỏ đen, mỏ vàng; cò ngang, cò ruồi, vạc, quắm trắng, diệc xám..., đặc biệt có năm còn có loài diệc mốc.
Vào mùa sinh sản, trên các ngọn đước, tổ chim treo oằn, các cành cây.
Tới thăm sân chim Vàm Hồ, du khách được đi dạo đường rừng, bơi xuồng len lỏi trong rừng ngập mặn, tham quan khu căn cứ kháng chiến, đi qua những chiếc cầu tre lắt lẻo, ngả lưng trên chiếc võng đung đưa dưới tán lá rừng, hít thở không khí trong lành của dòng sông Ba Lai.
Theo Tổng cục Du Lịch

Chợ Lách (Bến Tre): Náo nức chờ đón Ngày hội cây – trái ngon
www.dulichvn.org.vn
Từ ngày 12/6 – 17/6/2010 (tức mùng 01/5 đến mùng 06/5 âm lịch) dịp đón tết Đoan Ngọ, ngày hội cây trái ngon an toàn và sản phẩm nông nghiệp tỉnh Bến Tre sẽ khai mạc.
Đây là lần thứ 10 được tổ chức tại huyện Chợ Lách, ngày hội là dịp để các nhà nông trao đổi học tập kinh nghiệp sản xuất, giới thiệu quảng bá những thành tựu, tiềm năng kinh tế của địa phương về cây ăn trái, giống cây hoa kiểng, du lịch sinh thái vườn gắn với ẩm thực đặc sản của địa phương.
Nằm dọc theo con sông Cổ Chiên hiền hòa phù sa bồi đắp quanh năm, huyện Chợ Lách vốn là vùng đất phù sa màu mỡ cây lành trái ngọt bốn mùa. Đó là quê hương nổi tiếng của xứ sở cây trái miệt vườn. Ở địa thế thuận lợi cho việc phát triển cây trồng tươi tốt quanh năm, Chợ Lách còn rất thuận lợi cho giao thông đường thủy lẫn đường bộ nên từ ngàn xưa đã thu hút người dân hội tụ về đây an cư lạc nghiệp, tạo dựng nên những vườn cây xanh trái ngọt như hôm nay. Với ý nghĩa đó, ngày hội năm nay còn tổ chức chương trình sân khấu hóa với chủ đề “đất lành chim đậu”. Nét mới của ngày hội năm nay diễn ra hoành tráng và quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Trong ngày khai mạc lễ hội có tiết mục diễu hành xe hoa bằng các sản phẩm đặc trưng nổi tiếng của từng địa phương trong tỉnh nhằm quảng bá các thương hiệu đặc sản của từng huyện. Riêng huyện Chợ Lách mỗi xã điều chuẩn bị một xe hoa gồm các sản phẩm đặc trưng của từng xã không chỉ trái cây đủ loại mà có cả cây giống, cây cảnh,… Đặc biệt, ngày hội năm nay sẽ trưng bày các sản phẩm lạ mắt như cặp lục bình bằng cây xanh cao 6,5m; bản đồ Bến Tre bằng trái cây và sản phẩm nông nghiệp đăng ký đạt kỷ lục Việt Nam; cây dừa 40 đọt,... cùng 100 gian trưng bày, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương và 200 gian hàng khu vực hội chợ phục vụ khách mua sắm. Ngoài các hoạt động trưng bày và giới thiệu sản phẩm, các thành tựu kinh tế, thế mạnh của từng địa phương, hội thi cây trái ngon, an toàn, ngày hội còn diễn ra nhiều lễ hội hấp dẫn phong phú như Lễ tạ ơn Vua Thần Nông. Theo quan niệm dân gian, Thần Nông là vị thần trông coi lúa gạo, dạy dân cày cấy, giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ tế Vua Thần Nông nhằm hướng đến một ước vọng an lành, mong cho mưa thuận gió hòa, người dân an tâm sản xuất.
Đến với vùng cây lành trái ngọt nhân dịp ngày hội, du khách có thể tham quan nhiều điểm du lịch sinh thái nổi tiếng ở miệt vườn Chợ Lách. Hiện các điểm du lịch phục vụ khách đến tham quan trong những ngày diễn ra lễ hội các nhà vườn đã chuẩn bị trang trí không gian đẹp mắt thu hút khách đến vui chơi thưởng thức các món ăn miệt vườn sông nước Cửu Long. Chợ Lách có nhiều điểm du lịch để du khách tham quan, vui chơi giải trí như khu du lịch Ba Ngói ở cồn Phú Đa (xã Vĩnh Bình) với vườn cây trái trĩu cành nhiều chủng loại; du lịch sinh thái Năm Công (xã Hưng Khánh Trung B) chuyên sản xuất cây kiểng hình dạng thú, cây cảnh,… Và còn nhiều điểm du lịch như Lan Anh (Cái Mơn); du lịch sinh thái Hồ Vũ (xã Phú Phụng). Ngoài ra, huyện Chợ Lách cũng tổ chức nhiều chương trình tham quan làng nghề hoa kiểng Cái Mơn, nhà thờ Cái Mơn, khu nhà tưởng niệm nhà bác học Trương Vĩnh Ký. Theo dòng Cổ Chiên, du khách đến tham quan cồn Phú Đa ăn đặc sản ốc gạo vùng sông nước. Ngoài các điểm du lịch sinh thái trên, huyện Chợ Lách cũng đã chỉ đạo mỗi xã chọn các vườn trái cây đặc sản phục vụ khách tham quan, bởi theo dự báo năm nay lượng khách đến tham quan sẽ đông hơn nhiều so với những năm trước.

Vườn trái cây Cái Mơn
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Download9.th

Vườn cây ăn trái Cái Mơn thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Cái Mơn là một làng quê thuần chất Nam Bộ với những con đường nhỏ hẹp bao phủ bởi rặng cây xanh nặng trĩu quả ngọt.
Theo Tổng cục Du Lịch
CÁI MƠN: ĐẤT TỒ HOA TRÁI MIỀN NAM
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Download10v.th
* Ký: Hồ Xuân Dung
Bến Tre có 7000 hộ chuyên nghề trồng hoa kiểng và cây giống thì Cái Mơn (Huyện Chợ Lách) chiếm hết 6000 hộ. Thu nhập bình quân mỗi hộ khoảng 100 triệu/ năm. Hoa kiểng và cây giống Cái Mơn nỗi tiếng khắp nước. Hiệp hội trái cây Việt Nam đã thực hiện một cuộc thăm dò thị trường và nhận định rằng Cái Mơn là một địa phương ghi dấu ấn với người sành ăn bởi sầu riêng và măng cụt trong số 95 địa phương khác như: Mận hậu Bắc Hà, bưởi Đoan Hùng, vải Thanh Hà, thanh long Bình Thuận…v…v…
* QUÊ HƯƠNG HỌC GIẢ TRƯƠNG VĨNH KÝ
Theo tàng thư lưu trữ, quê hương của học giả Trương Vĩnh Ký - Chủ bút tờ báo quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam: “Gia Định Báo” - nằm giữa nhánh sông Tiền và sông Hậu thuộc thôn Cái Mơn, xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc tỉnh Bến Tre.
Ông được đi du học ở Polou Penang (Malaixia). Năm 1858 nghe tin mẹ qua đời, ông bỏ dở việc học hành về chịu tang mẹ và kẹt lại ở đó do biến động thời cuộc. Trong “văn minh miệt vườn”, nhà văn Sơn Nam cho rằng chiếc áo bà ba, khăn rằn quấn cổ – trang phục tiêu biểu của ĐBSCL xuất xứ từ Cái Mơn, cách điệu từ loại trang phục của người Bà Ba (Một tộc người có hai dòng máu Trung Hoa và Mã Lai) cũng do Trương Vĩnh Ký mang về từ Polou Penang.
Và có thể nói ông là ông tổ khai phá cái nghề cấy ghép, lai tạo cây ăn quả và phương pháp trồng, tỉa hoa kiểng tại Cái Mơn. Các tàng thư cho thấy, sau khi chịu tang mẹ, do chính sách bài ngoại của vua Tự Đức, ông tạm sống ẩn dật tại quê nhà với nghề trồng rẫy. Những kiến thức về trang trí cảnh thực vật cũng như phương pháp lai tạo, cấy ghép thực vật đã được ông áp dụng, hướng dẫn cho người địa phương sản xuất. Từ thuở ban đầu, nông dân Cái Mơn đã biết cách tạo ra những giống mai đặc biệt, hoa có nhiều cánh, nhiều màu và nở quanh năm suốt tháng. Cùm nụm cũng có xuất xứ từ Malaixia là một loại cây có nhiều nhánh nhỏ dễ chế tác, uốn nắn tạo dáng rồng bay, phượng múa. Những loại kiểng tạo dáng từ Cái Mơn nhanh chóng tiến vào sân vườn những bậc phú hào, vương giả thời đó. Hoa kiểng Cái Mơn phát triển nhanh chóng, theo chân những ghe thương hồ lan toả khắp chín ngõ sông Cửu Long và trở thành thương hiệu từ thuở sơ khai. Và có thể Cái Mơn là nơi khai sinh cái nghề hoa kiểng Nam bộ đầu tiên.
Gần 10 năm sống ẩn cư nơi quê nhà, Trương Vĩnh Ký đã để lại cho người dân Cái Mơn một tài sản vô cùng quý giá: Nghề lai, tạo, cấy, ghép và chế tác thực vật. Ngoài ra, Cái Mơn còn là nơi xuất xứ những chủng loại gà đá lai tạp có những “tuyệt kỹ võ công” đặc biệt nổi tiếng trong giới “kỳ kê” Nam bộ. Theo tác giả Nhân Thống thì, cái tên Cái Mơn đọc trại từ tên Prek Moon tức Rạch Gà (tiếng dân tộc thiểu số Khmer). Thuở khai thiên lập địa, nơi đây là rừng thưa do ngập nước nên giống gà rừng chọn làm nơi trú ngụ.
Nếu xét về khía cạnh nông học, có thể nói Cái Mơn là một trong nhữg nơi áp dụng khoa học nông nghiệp đầu tiên của Nam bộ.

Ngày nay, Cái Mơn là một trong những địa phương đầu tiên của Nam bộ tổ chức cho nông dân đi nước ngoài tham quan, học tập mô hình canh tác, sản xuất và nhân giống. Trong số đó có nông dân Chín Hoá (Người tạo nên thương hiệu sầu riêng Chín Hoá), Ba Tài (hoa kiểng Ba Tài) - Người nông dân lập website hoa kiểng Cái Mơn, Sáu Ri (Cây giống Sáu Ri)… Hàng năm, Cái Mơn cung cấp 26 triệu giống cây ăn trái cho khắp mọi miền đất nước. Không phải bây giờ người dân Cái Mơn mới bắt đầu cạnh tranh chất lượng trái cây với nước ngoài mà từ hàng chục năm trước họ đã sưu tầm, sàng lọc những giống cây ăn trái của nước ngoài, lai tạo với những giống cây có sẵn tại địa phương tạo nên một giống cây mới cho quả ngọt trái lành. Sầu riêng là sự kết hợp, lai tạo giữa giống monthoong Thái với giống sầu riêng cơm vàng tạo nên chất lượng cơm vàng hạt lép mà khách sành ăn khắp nơi đều thừa nhận ngon tuyệt. Chính giống sầu riêng Cái Mơn đã tạo giành được thị phần Trung Quốc từ tay sầu riêng monthoong. Đất Cái Mơn không trồng được vải thiều nhưng lại là nơi tạo ra giống vải thiều cơm dầy, ngọt lịm cho rất nhiều vùng canh tác trên cả nước.
* THĂNG TRẦM VÙNG ĐẤT QUANH NĂM MÙA XUÂN
Sau khi cơn bão nghiệt ngã càn qua Bến Tre, tôi có dịp chứng kiến cảnh hoang tàn xơ xác của Cái Mơn. Bây giờ trở lại, nhiều căn nhà vẫn còn xiêu vẹo, tạm bợ nhưng hoa kiểng, cây trái đã trở lại dáng dấp chuẩn bị đón tết. Dưới bến, hàng chục chiếc ghe tải, trên bờ hàng chục chiếc xe tải đang thu nạp những giỏ hoa đủ chúng loại. Ông Nguyễn Văn Trung – Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Thành (Cái Mơn) cho biết: “Do ảnh hưởng cơn bão, rất nhiều hộ trồng hoa bị thất thu. Đã vậy, do thời tiết năm nhuận nên hoa cúc không nở rộ bằng mấy năm trước. Tuy vậy, hơn 2000 nhà vườn trong xã tui cũng cung ứng được hơn 6 triệu giỏ hoa tết. Trung bình mỗi giỏ bán được 5000 đồng”.
Không chỉ mùa tết, ngày thường, trung bình Cái Mơn cung ứng cho thị trường cả nước và nước ngoài khoảng 2000 hoa kiểng các loại. Mai ghép và kiểng dáng thú là mặt hàng chủ lực của Cái Mơn. Năm nay, kiểng thú được các nghệ nhân tập trung vào đề tài…heo. Tại nhà ông Ba Công, hàng chục cặp kiểng heo cao 1.6 dài 3 mét đang đứng chờ thương lái. Ngoài ra còn có đủ bộ 12 con giáp đứng rãi rác trong vườn do không đúng năm tuổi. Kiểng dáng thú ở Cái Mơn phải kể đến những cái tên thành danh như Ba Công, Út Thu, Thanh Sơn. Kiểng dáng thú của họ đã thuyết phục được giới kinh doanh hoa kiểng khó tính nhất là Đài Loan. Nhiều Cty nước ngoài đã tìm đến tận nơi để rước về heo, voi, rồng bằng cây si, cụm nụm với giá hàng chục triệu đồng mỗi gốc. Mai vàng cũng là một sản phẩm cao cấp ở Cái Mơn. Mai vàng Cái Mơn có 2 chủng loại. Loại “ăn nhanh” là những gốc mai nhỏ cung cấp riêng trong mùa tết. Để phục vụ tết, gốc mai “ăn nhanh” chỉ cần đạt 2 tiêu chuẩn: Nhánh nhiều và hoa nở đều. Mai “ăn nhanh” chỉ là mặt hàng thương phẩm, giá trị không vượt quá 500.000 đồng/gốc. Dân Cái Mơn có thể “phù phép” cho mai nở bất cứ lúc nào trong năm. Đới với Cái Mơn, mai “ăn nhanh” không là mặt hàng chủ lực, mai “cội” mới là sản phẩm chủ lực. Hầu như nhà vườn nào cũng “nuôi” một số “cội” làm vốn. Mai “cội” là gốc mai mang dáng vóc cổ thụ còn gọi là “mai lão”. Để có được một “mai lão”, nghệ nhân phải chăm bẵm từ khi gốc mai còn nhỏ. Thời gian chăm sóc ít nhất 10 năm mới có một “mai lão”. Có những nghệ nhân bắt đầu tạo “mai lão” từ đời này để đời sau, con cháu mới thu hoạch. Vì vậy, một gốc “mai lão” trị giá từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng là chuyện “bèo” ở Cái Mơn. Trong giới “mai lão”, ông Sơn, (ấp Vĩnh Bắc), ông Lô (ấp Tây Lộc), ông Mười (ấpVĩnh Hưng) được xem là “dân cội”. Có một gốc mai Cái Mơn được một Việt Kiều mua với giá 5000 USD đem về Sing, sau đó sang tay qua nhiều người. Mỗi lần sang tay, giá gốc mai tăng lên một chút. Cuối cùng nó sang tận Đài Loan nằm trong một cửa hàng quà lưu niệm Sting Schang ở Đài Bắc được chào với giá 20.000 USD và vẫn được giữ nguyên cái tên Việt “Thuru” (Thu rũ).
Để hoa kiểng Cái Mơn đi chu du khắp bàn dân thiên hạ, một lực lượng chuyên kinh doanh hoa kiểng gốc Cái Mơn được hình thành. Ông Võ Văn Tấn Tài được dân kinh doang hoa kiểng gọi là “Tài quép kiểng”. Để có được cái tên đó, Ba Tài đã phải “khóc cười cùng hoa kiểng Cái Mơn” hàng chục năm trời. Ông nhớ lại thuở thiếu đói của minh, kể: “Hoa kiểng Cái Mơn luôn sung túc từ mấy thế kỷ. Đùng một cái, những năm thiếu đói không ai chơi hoa kiểng cả. Thời buổi ấy, lo chạy cái ăn chứ ai hơi đâu nghĩ tới cái đẹp, cái thú chơi tao nhã. Nhiều nghệ nhân hoa kiểng Cái Mơn nản chí phá bỏ vườn hoa kiểng để dành đất trồng rau lang, rau muống ăn cứu đói. Có ai ngồi vuốt râu cẳm ngắm hoa, ngắm kiểng trong khi sáng ăn cơm độn khoai chiều ăn rau luộc chấm nước muối?”. Làng hoa kiểng Cái Mơn tưởng chừng như không thể tồn tại được cái nghề truyền thống. Những gốc mai “Vọng phu”, “Quân tử”, “La sơn phu tử”… từng được treo giá hàng chục cây vàng héo quắt dần do thiếu bàn tay chăm sóc, cuối cùng đành nằm chung với đám củi mục để dành nấu cám heo.

Gần 10 năm xơ xác, cuối cùng làng hoa kiểng sống lại, sống mãnh liệt nhờ kinh tế phát triển. Ông Tài “quép kiểng” nhớ lại: “Như ngọn lửa, bùng một phát, nhà nhà, người người khôi phục lại nghề. Sau một năm, khắp nơi hoa kiểng nở rộ”. Đó là thời điểm năm 1985. Lúc đầu chỉ lác đác vài vườn hồng. vườn cúc, vườn phát tài. Sau đó bùng phát trở lại thời hoàng kim xưa”.
Mặc dù mang trong mình truyền thống nghề hoa kiểng, Ba Tài không trồng hoa kiểng mà chăm bẵm vào việc kinh doanh. Ông ngoại vợ Ba Tài là kỹ sư canh nông thời Pháp, là một trong những người góp phần kế thừa phương pháp ghép cây truyền thống của Trương Vĩnh Ký vào phương pháp khoa học hiện đại.
Để tìm thị trường rộng lớn cho hoa kiểng Cái Mơn, Ba Tài bặm môi bán sạch đất vườn ở Cái Mơn tập trung hết vốn về quận 9, TP. Hồ Chí Minh. Ông chạy xuôi ngựơc khắp nơi tìm đầu ra cho hoa kiểng quê nhà. Sau một thời gian lận đận, ông tiếp cận được các khách hàng nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Sing… Khi lưng vốn khá khá, ông thuê người lập hẳn một trang web giới thiệu về hoa kiểng Cái Mơn, hoa kiểng Việt Nam. Ông trở thành người đầu tiên đưa hoa kiểng Cái Mơn ra thế giới bằng công nghệ thông tin. Nhờ vậy, ông thành tỷ phú hoa kiểng và mang cái tên Tài “quép kiểng”.
Cái Mơn có lẽ là một trong những vùng đất sẵn sàng hội nhập với thương trường quốc tế đầu tiên của ĐBSCL với thương hiệu hoa, trái chất lượng. Tuy nhiên, tư thế sẵn sàng ấy cũng chỉ mang tính tự phát, tự tìm tòi học hỏi của những nông dân cần cù, yêu nghề, yêu đất. Họ không tự nhận mình là nhà khoa học, họ cũng không tham vọng biến đất Cái Mơn thành một thủ phủ khoa học. Họ chỉ thực hiện cái khao khát của những nông dân muốn làm giàu trên chính mảnh đất ông cha. Tiếc rằng, nhiều nhà khoa học thực vật Việt Nam đã không làm được những điều thiết thực như những nông dân Cái Mơn đã làm. Và càng tiếc hơn khi sản phẩm trí tuệ của họ (không có sự đầu tư của Nhà Nước) được bán với giá rất rẻ (để phù hợp với túi tiền người nông dân sản xuất), trong khi phân bón, thuốc trừ sâu cứ bị thả nổi giá cả khiến thu nhập của họ cứ bị chênh vênh. Nhắc đến vấn đề này, lão nông Bảy Tấc cười khà: “Thôi, được như hôm nay là mãn nguyện lắm rồi. Còn hơn ngày xưa vác kiểng nấu cám heo. Tui chỉ xin nhà nước chiếu cố mỗi tháng một cử cải lương là vui rồi”.

Tính cách người Cái Mơn là vậy. Hào phóng như cây ngọt trái lành, bình dị như hoa, như kiểng và hiền như dòng sông Cái Mơn chỉ chảy một chiều cho dù nước rong hay nước lớn./.
PSVN (Theo Báo Lao Động Xã Hội)
Chợ Bến Tre
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Download11w.th

Chợ Bến Tre là trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh, toạ lạc tại phường 3, thị xã Bến Tre. Chợ mới được xây dựng lại với kiến trúc hiện đại vào năm 2000. Chợ cũ được xây dựng năm 1985. Chợ nằm bên bờ sông Bến Tre, nên còn là bến đỗ của các loại ghe tàu vận chuyển hàng hoá và hành khách từ các nơi về thị xã.
Hiện nay, chợ Bến Tre có hai khu, khu trung tâm thương mại và khu họp chợ. Khu họp chợ với sức chứa 1.300 hộ kinh doanh, gồm một trệt một lầu. Tầng trệt bày bán các loại hàng nông sản và thực phẩm tươi sống. Tầng lầu, là những giang hàng bày bán quần áo, dày dép, hàng kim khí, vật dụng gia đình, mỹ phẩm, văn hóa phẩm.... Nếu có dịp về thăm quê hương Đồng Khởi, bạn đừng quên ghé chợ Bến Tre để mua về những món quà lưu niệm hay đặc sản xứ dừa.
Theo Internet

Một phần rất quan trọng của một chuyến tham quan, du lịch là được thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương. Đến với Bến Tre, bạn sẽ được nếm hương vị của các món cây nhà lá vườn.
Nổi tiếng nhất là kẹo dừa Bến Tre với các nhãn hiệu quen thuộc: Tuyết Phụng, Thanh Long, Bến Tre,… BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Download17.th
Đến thăm các làng kẹo này, bạn có thể tham gia vào các khâu của xưởng làm kẹo, thưởng thức món kẹo dừa béo ngọt mới ra lò, mua làm quà cho người than, bạn bè. Các cửa hang giới thiệu sản phẩm kẹo dừa ở trung tâm thành phố Bến Tre còn có các loại kẹo chuối, kẹo gừng, mứt trái cây, bánh phồng, các sàn phẩm tiêu dung và mỹ nghệ làm từ dừa (thân, quả, lá,…)
Tất nhiên, những món này không làm bạn no bụng được, nên mình sẽ giới thiệu với ác bạn một vài món ăn ngon và bổ cùa Bến Tre:

Ngọt ngào hương vị nấm mối
Có thể nói nấm mối là một món quà đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng cho miền quê sông nước Cửu Long. Nhưng nhắc đến “đất nấm” phải kể đến Bến Tre, vùng đất bên kia sông Tiền với những vườn dừa trải dài ba dãy cù lao đã sản sinh ra loại nấm dân dã mà đậm đà không kém gì cao lương mỹ vị.
Trong ký ức của những người xa xứ, mùa nấm mối luôn gợi về những kỷ niệm thân thương, để rồi khi bất chợt ở chốn thị thành, được thưởng thức lại mùi vị nấm mối thấy lòng bồi hồi nhớ chốn quê, nhớ sao mùa nấm!
Quà của đất
Không giống như các loại phổ biến như nấm rơm, nấm mèo… có thể trồng quanh năm bằng meo nhân tạo, nấm mối chỉ có một mùa duy nhất trong năm và hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Khi những cơn mưa đầu mùa tưới lên đất khô, gió trở mùa làm không khí bốc mùi đất ẩm, người ta gọi đây là “gió nấm”. Thứ gió dễ làm người già bị nhức mình, trẻ con cảm sụt sịt, nhưng hình như ai cũng vui vì sắp được ăn nấm mối. Tùy theo thời tiết mà nấm mọc sớm hay trễ. Thế là đi canh nấm, giữ những chỗ nấm đã mọc từ những mùa trước để nhổ kịp lúc. Có người rất thính mũi, ngửi thấy mùi nấm từ xa, nhưng có người đạp lên nấm mọc trước mắt mà không hay.
Mùa nấm kéo dài chừng hơn một tháng, bắt đầu từ độ cuối tháng Tư Âm lịch, rộ vào tháng Năm và lai rai sang tháng Sáu rồi dứt. Nấm thường mọc ở những vườn dừa có nhiều tàu dừa mục, hoặc dưới lớp đất bùn bồi lên bờ vừa khô. Từ ụ mối nằm sâu dưới đất sẽ tiết ra meo, tùy ụ mối lớn hay nhỏ mà ổ nấm mọc nhiều hay ít. Nấm mọc lúp xúp như một đội binh, nhỏ thì như ngón tay út, lớn thì bằng ngón cái, có khi nấm mọc kéo dài cả vài mét, có khi gom lại như cái nia tròn. Tai nấm thường có màu nâu sậm, nhưng cũng có loại trắng tinh (gọi là nấm nếp), chỉ khác màu thôi chứ chúng đều ngon cả.
Nhổ nấm cũng phải biết kỹ thuật. Nếu nấm mọc chỗ đất cứng thì phải lay nhẹ từ từ hoặc dùng cành cây cạy đất, nhổ được hết phần gốc nằm sâu trong đất. Điều đáng chú ý là không được dùng dao, vì “hơi dao” sẽ làm mối bỏ đi, năm sau nấm không mọc nữa.
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Download12v.th

Đa dạng món ăn nấm mối
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Imageviewaspxj.th

[justify]
Nấm nhổ lên cạo rửa sạch đất, lớn thì chẻ làm đôi, nhỏ thì để nguyên tai, ngâm chút nước muối là sạch, sau đó tùy ý thích mà chế biến. Thực đơn về nấm cũng rất phong phú, có đến hàng chục món. Khi chế biến, không nên nêm nhiều gia vị để giữ hương vị thơm ngon nguyên thủy của nấm. Dù là món gì, gắp miếng nấm mối nhai chầm chậm để vừa cảm nhận được cái giòn sần sật và vị ngọt thanh, đậm đà của nấm tiết ra đầu lưỡi, rất đặc trưng không lẫn vào đâu được, mới thấy nấm mối đúng là “hoa hậu miệt vườn” hiếm có đối thủ.
Ở quê, người ta hay dùng những thứ rau, củ, quả có sẵn trong vườn để chế biến với nấm. Dễ nhất là nấu cháo nấm. Ngày mưa rả rích, có tô cháo nấm bốc khói thơm lừng thì còn gì bằng. Để ăn với cơm có các món nấm kho tiêu, xào sả ớt, xào bầu, bí, mướp hay nấu canh tập tàng (gồm nhiều loại rau mọc ở vườn như cải trời, rau má, mồng tơi, rau ngót…) đều ngon.
Canh nấm nêm bằng muối ớt, đặc biệt là ớt hiểm chín đỏ, đâm nhuyễn với muối, nêm một ít vào canh và để chấm ở ngoài. Vị cay nồng ấm của ớt càng làm tô canh nấm ngọt đậm hơn. Xứ dừa còn có món đặc sản là nấm um lá cách (giống như lươn um) vắt nước cốt dừa. Lá cách hơi nhẫn nhưng khi kết hợp với vị ngọt của nấm và vị béo của dừa thì thơm ngon khó tả. Còn trong các món ăn chơi phải kể đến bánh xèo nhân nấm mối, nấm lăn bột…
Bánh xèo không lạ, nhưng muốn ăn bánh xèo nhân nấm mối thì mỗi năm chỉ có một lần. Bởi vậy, thường vào dịp ăn Tết Đoan Ngọ (mùng năm tháng Năm Âm lịch), con cái đi xa cũng tranh thủ về nhà, quây quần cùng mẹ, cùng chị đổ bánh xèo, ăn một bữa cho đã thèm. Có khi trúng mùa nấm mối, mẹ còn vén khéo làm cho ít nấm sấy khô để con đem theo làm quà cho người thành phố. Những đầu bếp miệt vườn cũng rất linh động trong việc sáng tạo, chế biến món ăn, cho nấm xuất hiện trong các món lẩu, đặc biệt lẩu mắm vốn đã nổi tiếng của miền Tây.
Ngày nay, do vườn đã được khai khẩn, trồng trọt nhiều, lại sử dụng các loại thuốc hóa học nên nấm mối không mọc nhiều như xưa nữa. Khi gió nấm về xào xạc, mùa nấm mối cũng lặng lẽ hơn. Nhưng ở nơi “thứ gì cũng có” như Sài Gòn, ăn loại nấm mối có giá đắt hơn cả thịt heo, nhiều người vẫn thấy thiêu thiếu một cái gì đó. Hóa ra, những người xa xứ không chỉ thèm nấm mối, mà còn thèm cả cái không khí ở quê nhà…
Theo dulich.tuoitre.com.vn

Mắm cá lài bay xứ dừa
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Download13.th

Cá lài bay vùng Ba Tri (Bến Tre) thịt mềm mà ngọt. Cá làm mắm ăn cùng thịt heo luộc hay cá lóc nướng rất hợp vị. Trong đám tiệc và bữa cơm hằng ngày của cư dân Ba Tri thường có món mắm đặc sản hương thơm, vị đậm.
Gọi là cá lài bay bởi cá có thể phóng xa trên mặt nước 0,3-0,5 m. Cá lài bay thuộc họ cá lòng tong nên ở một số miệt vườn nước ngọt khác, loại cá này còn có tên gọi là cá lòng tong bay. Tuy cùng họ cá lòng tong nhưng thịt cá lài bay ở Ba Tri mềm hơn và ngọt hơn. Ở. Cá lài bay được chế biến thành nhiều món ăn dân gian rất khoái khẩu: kho mẳn vắt chanh, phơi khô dành uống nước trà, lăn bột chiên giòn... và tất nhiên cả bún mắm.
Cách làm mắm cá lài bay cũng như một số mắm cá khác là: cá tươi lặt đầu, nặn bỏ ruột và rửa thật sạch. Cá rửa xong trải ra rổ cho ráo nước, sau đó ướp theo công thức: 3 chén cá, một chén muối. Ướp cá một ngày, chắt bỏ nước (không vắt), trộn tỏi, ớt, cho vào keo và rót nước đường (đường cát ngon hơn đường thô) để nguội, gài cá chìm dưới nước đường, thính vài ba hôm, thấy thịt cá đỏ hồng là mắm ngon, nếu thịt cá tái xanh, mắm sẽ hư. Cả quy trình làm mắm cá không để ruồi bám vào vì như vậy mắm sẽ có dòi, không ăn được.
Mắm cá lài bay sau một tháng ủ có thể đem ra dùng. Để có món mắm cá lài bay ngon, nên trộn mắm với đu đủ mỏ vịt, một ít khóm (dứa) cùng bột ngọt, đường, trải trên mặt vài lát ớt sừng đỏ tươi. Mắm cá lài bay giống mắm tép bạc đất nhưng vị đậm đặc hơn do chứa nhiều đạm. Mắm cá lài bay ăn với cá lóc nướng trui, thịt heo quay, thịt heo ba chỉ luộc cùng với rau sống, khế chua, chuối chát, bún, ít món mắm cá nào sánh được.
Theo dulich.tuoitre.com.vn

Ốc gạo Phú Đa, gần xa nức tiếng…

BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Download14g.th

Ốc gạo xưa nay có mặt khá nhiều nơi các vùng sông nước như Tân Phong (Tiền Giang), Sa Đéc (Đồng Tháp), Vĩnh Bình (Bến Tre)… nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là ốc gạo Phú Đa trên dòng Cổ Chiên, thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Theo các bậc lão nông tri điền, con ốc gạo đã có mặt từ lúc cồn Phú Đa mới nhô lên. Khi ấy, con người đã biết khai thác, lúc đầu chỉ để ăn và đãi khách, dần dần mới đưa ra thị trường, lâu ngày tạo thành thương hiệu “Ốc gạo Phú Đa”.
Trước đây ốc nhiều vô số kể, mãi đến năm 1978, sản lượng vẫn còn hằng trăm tấn/năm. Nhưng sau đó, do mạnh ai nấy bắt, có người còn sử dụng kiểu đánh bắt “diệt cả ổ, giết cả đàn” khiến cho nguồn ốc cạn kiệt dần, hoặc bỏ đi nơi khác vì môi trường bị ô nhiễm.
Cũng may là vài năm sau, ốc lại quay về miền “cố thổ”. Có lẽ Cổ Chiên là dòng sông “nước lành cát sạch” nên con ốc gạo quyến luyến không nỡ rời xa. Để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, Hợp tác xã Vĩnh Tiến thành lập với mục đích quản lý chặt chẽ mặt nước sông và khai thác thủy sản sao cho vừa có hiệu quả vừa bảo đảm tính bền vững.
Gần 150 thành viên HTX đều ra sức gìn giữ, bảo vệ nguồn giống và ứng xử tốt đối với môi trường. Do đó, 150 ha mặt nước sông được khoanh vùng đã trở thành chỗ cư trú an toàn cho con ốc gạo.
Năm 2006, bà con thu hoạch trên 11 tấn (giá 25.000đ/kg, tương đương với 3kg gạo). Năm 2007, tăng lên 15 tấn và năm nay có thể nhiều hơn. Theo đánh giá của Viện Hải dương học Nha Trang, trữ lượng ốc gạo ở Phú Đa có thể đạt 53 tấn và khả năng khai thác trung bình mỗi năm từ 24 - 34 tấn.
Thương hiệu “ Ốc gạo Phú Đa” đã được khôi phục, khách du lịch đến tham quan và thưởng thức món ốc gạo ngày càng đông, nhất là từ tháng 5 Âm lịch, ốc gạo rất mập, thịt ngon và giòn.
Nhiều nhà hàng, quán ăn đã chế biến thành nhiều món ngon độc đáo, như món gỏi ốc trộn bưởi và cơm dừa, ốc cháy mỡ tỏi, ốc lẩu mắm, ốc um nước dừa, ốc rang bơ, ốc gạo tiềm thuốc bắc…
Theo dulich.tuoitre.com.vn

Lẩu cháo cua đồng Bến Tre
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Download15.th
Canh cua đồng rau đay là món Bắc chính hiệu. Lẩu cháo cua đồng có xuất xứ từ món này và có lẽ chỉ có ở Thị xã Bến Tre (tỉnh Bến Tre).
Cô chủ quán Hồng Thủy trên đường tránh Quốc lộ 60 cho biết, cô là người đầu tiên ở địa phương mở quán bán món này từ hơn hai năm nay. Và hiện giờ có rất nhiều người mở quán bán món lẩu “chạy hàng” này hai bên quán cô.
Cua đồng cô Thủy mua ở Đồng Tháp về, rửa sạch, tách mai và yếm bỏ. Gạch cua lấy từ yếm ra, trộn với một số gia vị, để riêng. Phần còn lại của cua xay nhuyễn, hòa nước lạnh, quậy đều, lược lấy nước cốt. Nồi cháo gạo ngon nấu nhừ với đậu xanh cà, nấm rơm cho vào lẩu, nêm nếm vừa ăn rồi mới cho nước lọc cua vào cùng với hành lá xắt nhỏ và gốc hành. Sau cùng cho lớp gạch cua phi với hành thơm nức lên làm mặt.
Thưởng thức lẩu cháo cua đồng với 5 thứ rau đồng quê: rau ngót, rau má, rau mồng tơi, rau đay, cải xanh và mướp hương. Đặc biệt, ăn “kèm” món này còn có hột vịt lộn. Ngoài tiêu và ớt xắt khoanh, món ngon nhờ có nước mắm rươi trong.
Lẩu cháo cua đồng ăn mát, bổ dưỡng mà lại giúp hạ đường huyết nên thu hút rất đông khách. Quán Hồng Thủy bán từ 9 - 23g đêm, giá 35.000 đồng/lẩu, chưa tính hột vịt lộn. Ngoài ra, quán còn bán chả cua đồng cùng một số món khác để thực khách thay đổi khẩu vị, như chân gà hấp hành, cháo gà ác, cánh gà chiên bơ...
[i][color=black][font='Times New


Được sửa bởi Khanh Ha ngày Wed Dec 29, 2010 7:28 pm; sửa lần 1.
Khanh Ha
Khanh Ha
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 83
Join date : 11/06/2009

Về Đầu Trang Go down

BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Empty Re: BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI

Bài gửi by Khanh Ha Wed Dec 29, 2010 7:26 pm

Canh chua cá linh
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Download16.th]
BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Download16.th
[/url]
Nước bắt đầu rút trên Đồng Tháp M­ười thì ở dư­ới hạ lư­u như­ Bến Tre, người sành ăn cũng bắt đầu thưởng thức món canh cá linh nấu với bông so đũa.
Cá linh được các ghe bầu ở miệt trên chở xuống còn sống, bán cho bạn hàng ở chợ Bến Tre. Mấy bà nội trợ đi mua cá, người vớt ra làm trước mặt cho khách hàng coi (có khi cũng làm sẵn như­ng như­ thế cá kém t­ươi, nấu canh chua không ngon).
Cá linh chọn con lớn, cắt ngang phía dư­ới mang, bấm cho mật vọt ra còn ruột thì để nguyên. Cá mùa này mỡ bám đầy, thịt béo ngậy! Hễ có cá linh là so đũa ra hoa, bông so đũa đầu mùa ăn rất ngọt, cuối mùa thì đắng lại có nhiều sâu, cũng là lúc cá linh ăn hết béo. Bông so đũa được cả người lớn lẫn trẻ em gánh từ trong v­ườn ra chợ bán, đã được nhặt sạch hết nhụy, cuống. Khi mua chọn bông còn búp hoặc mới nở.
Canh chua cá linh ăn một bữa mới ngon, không hâm lại vì cá mềm, dễ nát. Có thể dùng me hoặc chanh để nấu canh chua, còn rau nêm nên dùng rau om hoặc ngò gai. Nên chuẩn bị sẵn một tô nêm, gồm có các loại gia vị: rau thơm xắt nhỏ, ớt, đường, muối hoặc nước mắm.
Khi nước sôi, bỏ cá vào nồi rồi đậy nắp lại. Canh chừng xem nồi canh xuống rồi mới nêm. Nêm canh chua cũng là một nghệ thuật: nêm sao cho có vị không chua quá cũng không quá ngọt, mà ngót ngót là được.
Múc canh chua ra tô lớn, nhìn những chấm mỡ li ti của cá linh nổi lên trên mặt nước canh và khói từ tô canh bốc lên thơm ngạt ngào rất thèm ăn. Ăn canh chua dù nấu với cá nào, cũng nên ăn với nước mắm nguyên chất. Đừng quên cho vào đĩa nước mắm vài lát ớt!
Theo dulich.tuoitre.com.vn
Hy vọng là các bạn sẽ có một chuyến đi thú vị!BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI 43872195.th
Khánh Hà
Khanh Ha
Khanh Ha
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 83
Join date : 11/06/2009

Về Đầu Trang Go down

BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Empty Re: BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI

Bài gửi by Khanh Ha Wed Dec 29, 2010 7:31 pm

phù!đã xong!đuối như con cá chuối!lâu quá ko post, lục nghề rồi!haizz...
Khanh Ha
Khanh Ha
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 83
Join date : 11/06/2009

Về Đầu Trang Go down

BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Empty Re: BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI

Bài gửi by atena Fri Dec 31, 2010 9:49 am

HE HE. Sao mà Bến Tre toàn đồ ăn ngon vậy, hic Long An tui chẳng thấy viết gì
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Empty Re: BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI

Bài gửi by Khanh Ha Tue Jan 04, 2011 9:23 am

Bến Tre còn nhiều món ngon lắm, mà tui chưa có thời gian viết, cái này chỉ là sưu tầm trên mạng thôi!~thì bà viết đi, giới thiệu cho mọi người biết, để mai mốt có cơ hội đi Long An thì thưởng thức!hi hi...
Khanh Ha
Khanh Ha
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 83
Join date : 11/06/2009

Về Đầu Trang Go down

BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Empty Re: BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI

Bài gửi by atena Fri Jan 07, 2011 8:22 am

he he, tui ko tìm ra bà ui
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Empty Re: BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI

Bài gửi by Khanh Ha Fri Jan 07, 2011 4:50 pm

về hỏi mẹ bà xem ở đó có món nào ngon ngon ko?giới thiệu cho mọi người. he he... tui tìm dc mấy món nè. để tui post lên diễn đàn nhé!
Khanh Ha
Khanh Ha
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 83
Join date : 11/06/2009

Về Đầu Trang Go down

BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI Empty Re: BẾN TRE – QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết