khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
NHỮNG DẤU CHÂN TRONG LỚP TRO BỤI CỦA THỜI GIAN I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
NHỮNG DẤU CHÂN TRONG LỚP TRO BỤI CỦA THỜI GIAN I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
NHỮNG DẤU CHÂN TRONG LỚP TRO BỤI CỦA THỜI GIAN I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
NHỮNG DẤU CHÂN TRONG LỚP TRO BỤI CỦA THỜI GIAN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
NHỮNG DẤU CHÂN TRONG LỚP TRO BỤI CỦA THỜI GIAN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
NHỮNG DẤU CHÂN TRONG LỚP TRO BỤI CỦA THỜI GIAN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
NHỮNG DẤU CHÂN TRONG LỚP TRO BỤI CỦA THỜI GIAN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
NHỮNG DẤU CHÂN TRONG LỚP TRO BỤI CỦA THỜI GIAN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
NHỮNG DẤU CHÂN TRONG LỚP TRO BỤI CỦA THỜI GIAN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


NHỮNG DẤU CHÂN TRONG LỚP TRO BỤI CỦA THỜI GIAN

Go down

NHỮNG DẤU CHÂN TRONG LỚP TRO BỤI CỦA THỜI GIAN Empty NHỮNG DẤU CHÂN TRONG LỚP TRO BỤI CỦA THỜI GIAN

Bài gửi by Đinhnam Thu Jun 02, 2011 2:49 pm

NHỮNG DẤU CHÂN TRONG LỚP TRO BỤI CỦA THỜI GIAN
Phát hiện bởi Mary D. Leakey, bài dịch của Nguyễn Hoàng Bách Linh
Vào năm 1979, báo cáo của Viện Địa lý quốc gia, nhà nhân chủng học Mary Leakey đã miêu tả phát hiện nổi tiếng về những dấu chân của người nguyên thủy tại Laetoli thuộc Tazania. Phát hiện này đã chỉ ra rằng, người nguyên thủy đã đi thẳng sớm hơn nhiều so với những suy nghĩ trước đây, điều này khiến cộng đồng khoa học suy xét lại những thừa nhận về sự tiến hóa của loài người.
Điều đó đã xảy ra vào khoảng 3,6 triệu năm về trước, vào lúc bắt đầu mùa mưa. Cảnh quan khu vực Đông Phi được trải ra sau đó, rộng như nó ngày nay. Trong các trảng cỏ savan được ngắt quãng bởi gióvà những cây keo. Đến phía đông của dãy núi lửa được gọi là Sadiman nhấp nhô không ngừng, phun ra tro trong một khoảng rộng bằng phẳng được gọi là Laetoli.
Các sinh vật sống trong khu vực này đã được phong phú và tỏ ra không hề sợ hãi. Chúng vẫn tiếp tục trôi dạt theo những mục đích ngẫu nhiên nào đó của chúng. Sau một vài lần, Sadiman đã phủ lên vùng đồng bằng này một lớp mỏng tro bụi. Những cơn rào thử nghiệm, điềm báo trước những cơn mưa mùa nặng hạt, thấm ướt cả lớp tro. Mỗi lớp khô bảo quản rõ rệt, chi tiết những dấu chân trái của những động vật cổ xưa. Địa tầng Laetoli, như những nhà địa chất học định rõ đây là những vật gửi lâu nhất tại đây, được giữ lại tại điểm đóng băng của thời gian từ quá khứ xa xôi – một bối cảnh duy nhất của thời tiền sử.
Những khảo sát quan trọng của chúng tôi về những địa tầng nằm ở phía bắc Tazania, cách 30 dặm về phía nam theo đường Olduvai Gorge, bắt đầu từ năm 1975 và đã được tăng cường cường độ vào mùa hè năm rồi (năm 1978) sau khi phát hiện được một số dấu chân gây sửng sốt. Báo cáo này phải đứng trên lập trường như một báo cáo sơ bộ, những khám phá xa hơn chắc chắn sẽ thay đổi sớm những cách diễn giải.
Tuy nhiên, những gì chúng tôi phát hiện đến nay tại Laetoli sẽ gây biến động trong các nghiên cứu về nguồn gốc loài người. Đối với các lớp đá xám, những lớp tro của địa tầng đã làm sửng sốt, trong các dấu vết của những loài tồn tại trước đã tuyệt chủng: voi, linh cẩu ngày nay, thỏ rừng, chúng tôi đã tìm thấy những dấu chân của người Hominid đặc biệt tương tự như của người hiện đại. Dù rằng, trong quan điểm của tôi, chỉ có thể có được bởi tổ tiên của con người. Dù rằng, chúng được đặt xuống một cách hoài nghi với niên đại 3,6 triệu năm về trước.
Người chồng quá cố của tôi, Tiến sĩ Louis S. B. Leakey và tôi đã lần đầu tiên khảo sát tại khu địa tầng Laetoli vào năm 1935. Trong năm đó, chúng tôi đã tìm kiếm những hóa thạch tại Olduvai Gorge khi một thành viên trong bộ lạc Masai nói với chúng tôi về những di tích phong phú tại Laetoli, rằng trong ngôn ngữ của họ nói đến hoa bách hợp đỏ phát triển ở đây rất dồi dào. Khi những cơn mưa nặng hạt chấm dứt mùa khai quật ở Olduvai, chúng tôi thực hiện một cách khó khăn cuộc hành trình hai ngày về phía Nam.
Chúng tôi đã tìm thấy những hóa thạch, nhưng chúng lại là nhiều mảnh vỡ hơn so với của Olduvai. Tại thời điểm đó, việc xác định niên đại một cách chính xác là không thể. Vì thế chúng tôi rời khỏi khu vực đó. Cuộc thám hiểm của những người Đức đã lùng sục những khu địa tầng trong giai đoạn 1938 – 1939 và chúng tôi trở lại hai lần với những kết quả khác nhau. Nhưng tôi không thể giúp cảm giác được rằng, bằng cách nào đó, các khám phá thần bí của Laetoli đã tránh né chúng tôi.
Sau đó, vào năm 1974, có hai điều xảy ra. Tôi đã rút trở ra một lần nữa để các lớp trầm tích núi lửa lắng đọng. và một trong những cộng sự của chúng tôi, Mwongela Mwoka, tìm thấy một chiếc răng của Hominid. Phân tích dung nham che phủ chiếc răng cho thấy niên đại ít nhất khoảng 2,4 triệu năm. Do đây là xưa hơn bất cứ điều gì tại Oduvai, tôi đã quyết định tập trung mọi nỗ lực của tôi vào Laetoli. Vào năm 1975, Hội Địa lý quốc gia đã ủng hộ và hợp tác với chính phủ Tazania và Giám đốc hội cổ xưa – A. A. Mturi, tôi đã mở một chiến dịch lớn.
Suốt hai mùa khai quật, chúng tôi đã cố gắng thu thập hóa thạch Hominid và những hóa thạch khác. Sau đó, như nhiều lần những trường hợp khám phá quan trọng, may mắn tìm đến với chúng tôi. Vào một buổi tối, Tiến sĩ Andrew Hill thuộc Bảo tàng quốc gia Kenya và một số đồng sự đã đùa trên các lớp địa tầng, ném nhau loạn xạ những phân voi khô. Khi Andrew cúi thấp người để tránh những vật đang phóng tới, ông nhận thấy một loạt lỗ thủng trong lớp đá tổ ong của núi lửa. Kết thúc việc kiểm tra một cách kĩ lưỡng đã chỉ ra rằng, đó là những dấu chân của động vật, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu chúng một cách nghiêm túc.
Vào năm 1976, Peter Jones, trợ lý của tôi và là chuyên gia về các công cụ đá, và con trai út của tôi, Philip, nhận thấy những gì họ tìm thấy là những dấu chân của Hominid. Sau những phân tích quan trọng, tôi đã đồng ý và đã tuyên bố phát hiện này vào năm sau. Trong năm dấu chân, ba dấu đã bị mờ bởi những trầm tích không thể tháo gỡ được, hai dấu chân được làm mẫu rõ ràng, rộng cung cấp một vài manh mối để chứng minh các linh trưởng đã lê bước qua vùng đồng bằng này một thời gian dài trước đây.
Tuy nhiên, những tác động do những phát hiện này rất lớn. Tiến sĩ Garniss Curtis thuộc Đại học California tại Berkeley đã tiến hành nghiên cứu niên đại các lớp địa tầng của những dấu chân. Những lớp trầm tích này có mối quan hệ với những tinh thể lớn của Biotite, hoặc mica đen. Biotite từ lớp tro tàn che đậy các dấu chân, sau khi đưa ra kiểm tra Kali – Agon đã cho thấy niên đại khoảng 3,6 triệu năm, tầng dưới được kiểm tra khoảng 3,8 triệu năm. Những dấu chân này được bảo quản trong khoảng thời gian đó. Tiến sĩ Richard L. Hay, cũng tại bang Berkeley cho thấy, tro tàn đã tạo thành lớp đã giảm đi trong thời gian một tháng.
Những dấu chân Hominid đã chứng thực, theo ý kiến xem xét của tôi, sự tồn tại của một tổ tiên trực tiếp của một người đàn ông nửa triệu năm trước, những bằng chứng hiển nhiên sớm nhất trước những hóa thạch được phát hiện bởi Tiến sĩ Donald C. Johanson và nhóm của ông trong tam giác Afar của Ethiopia bắt đầu năm 1973.
Đối mặt với điều này, chúng tôi hầu như đã quên lãng những phát hiện của chúng tôi về hóa thạch và chúng tôi tập trung vào ba tháng chiến dịch năm 1978 trên các dấu chân, lập sơ đồ, chụp ảnh chúng, tạo thạch cao và các khuôn nhựa, thậm chí loại bỏ những mẫu nhất định. Trong khi Tiến sĩ Paul Abell Lovejoy thuộc Đại học Kent State ở bang Ohio đã nghiên cứu một khớp gối từ Ethiopia – phía dưới xương đùi và trên cùng của xương ống chân – và kết luận rằng, người Hominid đã đi thẳng đứng, với sự tự do, một dáng đi hai chân.
Những dấu chân chúng tôi tìm thấy xác nhận điều này. Hơn nữa, Tiến sĩ Louise Robbins thuộc Đại học Bắc California tại Greensboro, một nhà nhân loại học – người chuyên phân tích những dấu chân, đến thăm Laetoli và kết luận: “các mô hình chuyển động của cá nhân là một dáng đi hai chân, thực sự là một bước dài, và tương đối khá dài so với kích thước nhỏ của sinh vật. Trọng lượng – các mẫu áp lực trong bảng in giống với những con người…”.
Tôi chỉ có thể cho rằng, các bản in dấu chân trái của Hominid và những hóa thạch mà chúng tôi tìm thấy được trong lớp địa tầng, ngoài việc là một phần bộ xương của một đứa bé, chúng tôi còn phát hiện di cốt của người trưởng thành – hai hàm dưới, một phần hàm trên và vài chiếc răng.
Trong trường hợp này chúng ta có thể đặt Hominid Laetoli và người anh em họ Afar của chúng trong một khoảng không đầy đủ về sự nổi lên của con người hay không? Câu hỏi này, hoàn toàn thẳng thắn, là một chủ đề của một số tranh cãi giữa các chuyên gia cổ sinh học. Một trường phái, trong đó có cả Tiến sĩ Jonhanson, phân loại chúng như là Australopithecines.
Nhưng hai hình thức của Australopithecus, đại diện là thanh mảnh và mạnh mẽ, theo ý kiến của tôi, tiến hóa kết thúc bằng ngõ cụt. Những người vượn đực bắt chước những nét trang trí như thời tiết của họ, và diệt vong – một nhánh nhỏ bất thành trên nhánh tiến hóa của loài người. Hiển nhiên, người Hominid Laetoli giống với loài Australopithecus thanh mảnh, nhưng tôi tin rằng, cho đến nay, tất cả các Hominid đều chia sẻ với nhau những đặc trưng nhất định. Tuy nhiên, những bằng chứng đơn giản từ các dấu chân, rất giống với chúng ta, chỉ cho tôi rằng, Hominid Laetoli đứng trong dòng tổ tiên trực tiếp của loài người.
Chúng tôi đã chạm trán những điều bất thường. Mặc cho ba năm tìm kiếm cần cù của Peter Jones, không có công cụ đá này được tìm thấy trong địa tầng của Laetoli. Với bàn tay tự do, tôi có thể nghĩ rằng loài này đã phát triển được một vài loại công cụ hay những vũ khí. Nhưng, ngoại trừ những thứ được tống ra từ núi lửa, chúng tôii không tìm thấy một viên đá đơn lẻ nào được định hướng vào lớp địa tầng. Vì thế, chúng tôi chỉ có thể kết luận, ít nhất là trong thời điểm này, những loài Hominid mà chúng tôi phát hiện vẫn chưa đạt đến cấp độ chế tạo công cụ.
Trong khi những hàng in dấu chân của Hominid như là một phần lớn của những khám phá thú vị của chúng tôi tại Laetoli, đó cũng là một kỉ lục hóa thạch của đời sống động vật thuộc kỉ Pliocen một cách kì quặc. Hay có lẽ không kì quặc, mang đến sự liên tục về địa chất của vùng Đông Phi, chúng tôi tìm thấy cùng loại động vật hoang dã trong khoảng tỉ lệ cân xứng đại khái giống như ngày nay.
Trước lần rơi xuống đầu tiên của lớp tro bụi, đồng cỏ của Laetoli thời tiền sử hiển nhiên cũng đã một mảng thực vật bình thường. Ở lớp dưới cùng, chúng tôi tìm thấy hóa thạch của những nhánh cây, các chi nhánh nhỏ, và cỏ. Sau đó, với địa thế bị chôn vùi trong lớp bụi xám cằn cỗi, sinh vật vẫn tiếp tục trôi dạt ngang qua như thói quen của chúng. Tại sao chúng lại làm như vậy, với sự ít ỏi của thức ăn như hiện tại? Với những dữ liệu sẵn có, tại thời điểm này, chúng tôi chỉ có thể không giải thích nó.
Nhưng các dấu chân có thể tìm thấy rõ rệt trong sự phong phú của chúng. Vô số dấu chân các con thỏ rừng lỗ chỗ trong lớp tro tàn với kiểu nhảy đặc biệt của chúng. Dấu của những con khỉ đầu chó ẩn trong sự dư thừa. Tất cả chúng ta đã tìm thấy có một gót chân hẹp tương tự như một phụ nữ nhỏ ngày nay. Khỉ đầu chó, ngẫu nhiên, vẫn kiêu ngạo tuần tra qua khu địa tầng. Deinotherium, một loài thú thời tiền sử có quan hệ với voi ngày nay, xuyên qua các lùm cây và dấu chân khổng lồ của nó làm xóa đi các lớp bên dưới.
Chúng tôi đã bắt gặp nhiều loại hình dấu chân in của loài linh dương, lớn và nhỏ. Đối với đối tượng nghiên cứu này, chúng tôi tranh thủ sự giúp đỡ của hai người đi săn Châu Phi, thành viên của bộ lạc Hadza và Wasukuma. Bởi vì các loài tuyệt chủng có móng guốc phát triển đại khái giống với những loài tương tự có quan hệ với chúng, những thợ săn đã cung cấp những phát hiện có giá trị.
Ngoài những dấu chân, chúng tôi đã tìm thấy dấu vết xương của cả hai loài tê giác trắng và đen, hai loại hươu cao cổ, một loài cao như ngày nay, một loài lùn và hai chi của lợn. Những loài ăn thịt rình mò khác nhau đã đi ngang qua lớp tro tàn, bao gồm một loài mèo răng kiếm rất lớn và rất nhiều linh cẩu.
Một phát hiện kì lạ, tuy nhiên, là một cặp in trái của một Chalicothere. Sinh vật kì lạ này có móng vuốt trên đôi chân của mình, nhưng nó chỉ là một loài có móng vuốt lớn hơn là loài ăn thịt và thức ăn chỉ là thực vật. Với hiểu biết của tôi, những bản in của chúng tôi là những phát hiện độc nhất vô nhị.
Nhưng trong một lần đầu không thể thoát ra tầm quan trọng lớn nhất của sự có mặt của Hominid tại Laetoli. Đôi khi, trong thời gian khai quật, tôi ra ngoài và ngắm hoàng hơn lắng xuống các lớp đá tổ ong xám xịt với những ghi chép kì quái trong suốt thời gian dài qua. Ánh sáng xiên của buổi tối lao vào như giải vây cho những dấu chân in người Hominid. Do đó, sắc nét của chúng có thể đã trái với buổi sáng nay.
Trong trường hợp nào, những dấu chân đã thoát ra khỏi quá khứ xa xôi, trái với những hiểu biết về loài Hominid lâu đời nhất, từng ám ảnh trong trí tưởng tượng. Ngang qua vực thẳm thời gian, tôi chỉ có thể ước chúng cũng muốn đi vào đó vào thời tiền sử. Đó là, tôi tin rằng, một phần của một cuộc hành trình lớn hơn, nguy hiểm hơn. Một trong đó – qua hàng triệu năm của những thử thách của tiến hóa và sai lầm, vận may và sự rủi ro – lên đến đỉnh điểm trong sự trỗi dậy của con người hiện đại.
Nguồn: Địa Lý Quốc Gia, tháng 04/1979.

Đinhnam
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 10/06/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết