khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 2): Nhận diện quy mô phế tích I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 2): Nhận diện quy mô phế tích I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 2): Nhận diện quy mô phế tích I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 2): Nhận diện quy mô phế tích I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 2): Nhận diện quy mô phế tích I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 2): Nhận diện quy mô phế tích I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 2): Nhận diện quy mô phế tích I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 2): Nhận diện quy mô phế tích I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 2): Nhận diện quy mô phế tích I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 2): Nhận diện quy mô phế tích

Go down

Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 2): Nhận diện quy mô phế tích Empty Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 2): Nhận diện quy mô phế tích

Bài gửi by caotong Fri Nov 04, 2011 4:52 pm

Thứ sáu, 14 Tháng 10 2011 08:14
LTS: Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 2): Nhận diện quy mô phế tích 4uqAqJEgB4MBPJABAQmOqCbC51RoUDw42JjvQswahTxDBDTmYAACUABpanAuGh440Zx2Y3wYOCkmQWnii7uB21JqebwgEeWD0AX1RGnpoghuYnwYmYL9DJEsEIvAeCY4zF8ggRwDgOsEGfqcyUQQBADs=
Ngoài tháp canh và thành Vuông, trong quá trình khảo cứu, nhà khảo cổ
học Cao Quang Tổng còn tìm ra nhiều di tích với những phát hiện thú vị.
Việc nhận diện quy mô phế tích liên quan đến quần thể di tích Đồng Dương
có lẽ sẽ khiến nhiều người bất ngờ.

>> Bài 1: Vén thêm tấm màn bí ẩn

Khu hoàng cung và Phật viện mở rộng
Từ
vị trí thành quân sự có một con đường cổ dạng bờ lũy chạy về hướng tây
gần 1km, băng qua một hào nước rộng thì đến cửa phía đông khu hoàng cung
- trung tâm chính trị của Indrapura. Khu hoàng cung ở đây chính là khu
vực Ao Vuông, cái mà H. Parmaentier miêu tả như một thung lũng. Hiện
tại, trụ sở của UBND xã Bình Định Bắc nằm ngay trên bờ bắc hoàng cung
xưa.
Khu
hoàng cung kinh đô Indrapura xưa nằm trên một quả đồi nhân tạo dạng lũy
thẳng góc chạy bọc theo Ao Vuông. Theo vết tích còn lại, nguyên thủy nó
là một quả đồi thấp ăn ra sát đồng, tách với phần còn lại ở hướng đông
bằng một đường thủy hào để tồn tại độc lập. Trên đồi, người ta đào cái
ao hình chữ nhật kích thước khoảng 100m x 180m, toàn bộ số đất đào này
được đắp thành dạng lũy vuông vức và bằng phẳng chạy vòng theo Ao Vuông.
Lũy có cạnh trong cách mép ao khoảng 30m, chiều rộng trên mặt lũy gần
50m, có dấu tích kiểu kiến trúc chủ đạo của khu hoàng cung.
Quả
đồi nhân tạo được tạo đắp khá cẩn thận, mặt bằng tổng thể hình chữ nhật
lồi góc, kích thước khoảng 260m x 340m, hướng hơi lệch về tây bắc. Bao
quanh khu hoàng cung là đường thủy hào nhân tạo phòng thủ, có lẽ người
Chăm xưa đã đắp đập cổ trên suối Bà Đăng ở phía đông dẫn nước sang tây
và vào thành ở góc đông nam để làm giao thông hào. Trong khu vực Ao
Vuông trồng rất nhiều sen, điều này liên tưởng đến nội dung miêu tả về
kinh đô của họ trong bia ký Đồng Dương II mà người Pháp đã dịch “…Kính
lạy Siva! Thành phố trang hoàng lộng lẫy của Indrapura sáng rực hoa sen
trắng, điểm xuyết rất nhiều bông sen đẹp do Bhrgu sáng lập trong thời xa
xưa…” (trích dẫn “Quảng Nam và những vấn đề sử học” của tác giả Nguyễn
Sinh Duy). Có lẽ bia Đồng Dương II là tấm bia đá khắc Phạn ngữ bốn mặt
nằm trong khuôn viên Phật viện đã bị vỡ thành nhiều mảnh vương vãi khắp
nơi.
Từ
cửa phía tây khu hoàng cung có thêm một con đường dạng lũy nhân tạo
băng ngang cánh đồng Dương giáp với cửa phía đông của trung tâm tôn
giáo. Con đường rộng 10m, cao hơn đồng ruộng gần 1m, dài khoảng 750m nối
liền phân khu hoàng cung và tôn giáo. Chi tiết của khu tôn giáo - Phật
viện có lẽ đã được nhà khảo cổ học, kiến trúc sư H. Parmentier khảo tả
và lập bản vẽ sau đợt khai quật năm 1902. Nếu kết hợp những khảo tả của
H. Parmentier và khảo sát lần này của chúng tôi, khu tôn giáo - Phật
viện là một quần thể kiến trúc lớn nằm gọn trong tường thành hình chữ
nhật, cạnh dài chạy theo hướng chính đông - tây, kích thước 155m x 326m
gọi là thành ngoại. Vết tích nền móng còn lại cho thấy đây là một bức
tường thành khá lớn và cao. Thành ngoại có 2 cửa Đông và Tây, hiện tại
vết tích cổng rất mờ nhạt. Theo lời ông Trà Díu - người dân thôn Đồng
Dương, cửa Đông là một kiểu kiến trúc rất đồ sộ, có dạng tháp, 2 bên có
tượng thần gác cổng; còn cửa Tây thuộc về phía sau của Phật Viện, nếu
quan sát kỹ từ cửa Tây ra sau đồi còn có nhiều dấu tích kiến trúc mở
rộng khác.
Bên
trong thành ngoại là thành nội bao bọc đền thờ trung tâm có tháp chính
mà một phần còn lại ngày nay đang được chống đỡ. Trong khuôn viên thành
nội còn có một tháp đặc biệt còn gọi là tháp Giếng nằm ở góc tây nam.
Nguyên trong tháp có một cái giếng (nay đã bị vùi lấp), theo truyền
thuyết là ăn thông với khu vực Ao Vuông nên nếu ném một trái bưởi xuống
giếng thì hôm sau sẽ phát hiện trái bưởi tại Ao Vuông. Nếu đúng là sự
thật thì sẽ có một đường huyệt đạo bí mật liên kết giữa khu hoàng cung
và Phật viện. Đây có thể là con đường thoát hiểm của hoàng tộc hoặc kỹ
thuật cấp nước trong hệ thống giếng của người Chăm xưa.
Bên
góc phía đông bắc, cách khu tôn giáo khoảng 300m và cách di chỉ Bãi Chợ
mà Viện Khảo cổ khai quật khoảng 200m về hướng đông còn xuất hiện một
dấu tích kiến trúc khá lớn: quả đồi gạch. Đó phải chăng là phế tích của
một tòa tháp. Nếu đúng như vậy, đây là khu vực khả năng có nhiều hiện
vật khảo cổ và bia ký.
Dấu ấn Trà Cai
Nếu
có dịp thăm khu Phật viện Đồng Dương hoặc phòng trưng bày Đồng Dương
thuộc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, chúng ta luôn thán phục trước nền
nghệ thuật và kỹ thuật điêu khắc đá của người Chăm xưa. Đáng tiếc là
cho đến nay, chưa ai biết họ lấy đá từ đâu, kỹ thuật bóc tách đá như thế
nào. Đã có nhiều nghiên cứu và giả thiết về vấn đề này nhưng chưa ai
tìm được khu chế tác đá cổ của người Chăm để kiểm nghiệm.
Qua
đợt khảo sát mở rộng về kinh thành Indrapura, chúng tôi đã phát hiện ra
khu chế tác đá cổ của người Chăm xưa nằm trên đỉnh núi Trà Cai thuộc xã
Bình Trị - gần ranh giới với xã Bình Định Bắc. Đỉnh núi có hình thù kỳ
lạ nằm sát quốc lộ 14E, là ngọn núi cao nhất trong hệ thống núi bao bọc
quanh kinh đô Indrapura nằm về phía tây nam, cách Phật viện - nơi tập
trung nhiều tác phẩm điêu khắc đá gần 1km. Đỉnh núi được cấu tạo từ
những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau, xung quanh xuất hiện nhiều phôi đá
dạng sơ chế có chất liệu khá giống với đá tại di tích Đồng Dương. Đó
cùng là loại sa thạch không mịn lắm, thịt màu xám trắng. Dấu tích còn
lại rõ ràng nhất là tảng đá cỡ trung bình còn nhiều vết cưa dang dở - kỹ
thuật tách đá đặc biệt để đem lại hình khối chính xác mà không bị bể
vụn hoặc hao hụt đá. Trên những tảng đá lớn còn xuất hiện những đường
đục khoét cổ khác thường hệt một văn tự cổ hay một sơ đồ kho báu bị lu
mờ, có lẽ đó là những nét sơ phác cho ý đồ điêu khắc sau này.
Trong
hệ thống kinh đô Indrapura xưa còn có một khu tôn giáo ở phía tây nam,
gần núi Trà Cai và khu mộ táng cũ - nơi hỏa thiêu tập thể của người Chăm
xưa - nằm ở phía bắc, bên kia bờ sông Ly Ly. Dấu vết này được phát hiện
và xác định khi người ta đào đất làm kênh thủy lợi và cầu máng vượt qua
sông. Trên đây là những di tích mới được phát hiện, là những khu vực
tiềm năng về khảo cổ cần được nghiên cứu và bảo vệ.
CAO QUANG TỔNG
http://baoquangnam.com.vn/van-hoa-van-nghe/van-hoa/33534-dong-duong-va-nhung-phat-hien-moi-bai-2-nhan-dien-quy-mo-phe-tich.html

caotong

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 31/01/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết