khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần

4 posters

Go down

Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần Empty Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần

Bài gửi by Đinhnam Fri Jun 12, 2009 7:39 pm

Gốm thời Trần tìm được khá nhiều trong các hố khai quật và thường được tìm thấy cùng với những
đồ gốm trang trí kiến trúc cùng thời. Gốm thời kỳ này có rất nhiều loại, gồm các dòng gốm: men
trắng, men ngọc, men xanh lục, men nâu, hoa nâu và hoa lam.



Chậu hoa nâu trang trí văn cành lá, thời Trần. Cao 10,5cm; ĐKM 23,3cm

Thạp gốm hoa nâu lớn trang trí văn hoa sen, thời Trần, cao 65cm
Do phát triển kế thừa trực tiếp từ gốm thời Lý, nên các loại gốm thời Trần cơ bản có phong cách
giống với gốm thời Lý cả về hình dáng, màu men và hoa văn trang trí. Cũng chính vì đặc thù này nên
việc phân tách giữa gốm thời Lý và gốm thời Trần là điều không phải dễ dàng. Tuy nhiên, dựa vào
một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật tạo chân đế, hiện nay chúng tôi bước đầu đã có thể phân biệt
được sự khác nhau giữa gốm Lý và gốm Trần. Nhìn chung, kỹ thuật tạo chân đế của gốm thời Trần
thường không được làm kỹ như gốm thời Lý. Về hoa văn trang trí cũng vậy, mặc dù có cách bố cục
hoa văn như thời Lý, nhưng về chi tiết gốm thời Trần không tinh xảo và cầu kỳ như gốm thời Lý. Đặc
biệt đối với gốm men độc sắc, bên cạnh loại gốm trang trí hoa văn khắc chìm, thời Trần còn phổ biến
loại gốm có hoa văn in khuôn trong. Dường như đây là loại hoa văn rất phát triển ở thời Trần và nó
có sự phong phú, đa dạng hơn nhiều về hình mẫu so với gốm thời Lý. Tại hố đào ở khu D cũng đã
tìm thấy mảnh khuôn in gốm thời kỳ này cùng nhiều mảnh bao nung, con kê và đồ gốm phế thải.



Chậu hoa nâu trang trí chim và hoa sen, thời Trần. Cao 14,5cm; ĐKM 35m

Đĩa đài lớn men xanh ngọc nhạt, thời Trần. Cao 14cm; ĐKM 40cm.
Bên cạnh sự phong phú các loại hình đồ gốm độc sắc (men trắng, men ngọc, men nâu) tại khu vực
khai quật đã tìm được khá nhiều đồ gốm hoa nâu có chất lượng cao. Trong đó, đáng chú ý nhất là
chiếc thạp lớn có nắp trang trí hoa sen và những chiếc vò, chậu trang trí hoa văn dây lá. Đặc biệt, tại
hố D5 còn tìm thấy một chiếc chậu trang trí hình bốn con chim đang đi kiếm mồi trong bốn tư thế
khác nhau, xen giữa là cành lá sen và hoa sen nhỏ. Theo tư liệu hiện vật có trong tay thì đây là một
trong những tiêu bản gốm hoa nâu thời Trần đặc sắc ở Việt Nam.



Những mảnh đáy bát đĩa vẽ cành hoa cúc bằng màu xanh coba It, thời Trần

Chồng đĩa lớn vẽ cành hoa cúc màu nâu sắt, thời Trần
Nét mới riêng biệt và rất đáng lưu ý về gốm thời Trần là sự xuất hiện dòng gốm hoa lam. Loại gốm
này được tìm thấy khá nhièu trong các hố khai quật và phổ biến là bát, đĩa vẽ cành hoa cúc màu nâu
sắt và xanh cobalt giống như những đồ gốm đã được xuất khẩu sang Đông Nam Á, Trung Đông và
Nhật Bản vào khoảng giữa thế kỷ XIV. Đáng lưu ý là tại các hố ở khu D đã tìm thấy chồng đĩa lớn vẽ
cành hoa cúc cùng nhiều chồng dính của loại gốm men độc sắc trang trí văn mây hình khánh, chim
phượng và hoa lá. Tư liệu này góp phần khẳng định thêm rằng, ngoài những dấu hiệu vè lò gốm thời
Lý nói trên khả năng ở đây còn có những lò gốm thời Trần.

nguồn Cinet tổng hơp.

Đinhnam
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 10/06/2009

Về Đầu Trang Go down

Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần Empty ui!

Bài gửi by  Thu Jun 18, 2009 4:22 pm

giờ mà thấy gốm là tui nhớ lại hôm bữa tụi mình thi te tua quá!
hu hu!
gốm ơi là gốm! Sad


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần Empty Re: Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần

Bài gửi by buingocsang_btnd Mon Jul 04, 2011 9:53 am

Di tích thời Lý trên núi Phương Nhi (Ý Yên, Nam Định)




Trong chương trình khảo sát một số di tích thời Lý - Trần quanh khu vực Ý Yên (Nam Định), chúng tôi đã khảo sát tại núi Phương Nhi nằm trong dải núi sót nối liền từ dãy Điệp Sơn (Hà Nam). Nằm đối diện là núi Ngô Xá, nơi có phế tích tháp Chương Sơn nổi tiếng. Thời gian gần đây, núi Phương Nhi được biết tới bởi phát hiện hàng loạt di vật kiến trúc mang đặc trưng nghệ thuật thời Lý, chỉ dẫn chúng là sản phẩm của một di tích có qui mô to lớn cần được nghiên cứu.


Nhìn trên mặt bằng tổng thể, núi Phương Nhi gồm 3 đỉnh có bề mặt tương đối rộng, trong đó các vật liệu kiến trúc tập trung chủ yếu ở đỉnh chính giữa, khi quan sát vẫn có thể nhận thấy hình dáng của một mặt bằng kiến trúc. Tại đây có rất nhiều hố đào phá của kẻ săn lùng đồ cổ, khiến cho bề mặt núi nham nhở. Quá trình đào phá ấy đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến di tích. Nhiều vị trí móng kiến trúc đã xuất lộ với những hàng gạch chữ nhật xếp khít. Những kẻ đào trộm lấy đi những hiện vật quí, còn lại la liệt các mảnh vỡ là những bộ phận kiến trúc hoặc mảng trang trí. Có thể nhận thấy chúng là vật liệu kiến trúc và trang trí của công trình kiến trúc rất qui mô. Ngói đều là loại ngói mũi sen đơn và kép với một hoặc hai lớp mũi tạo tác sắc nét, theo "qui chuẩn" thời Lý. Bên cạnh đó là những mảnh ngói ống, trên đỉnh còn vết tích của khối tượng trang trí (uyên ương, lá đề trang trí rồng, phượng...). Các loại ngói phủ men xanh lưu ly xuất hiện khá nhiều. Gạch lát nền hình vuông được trang trí đặc biệt tinh xảo với hoạ tiết hoa cúc, hoa sen nhiều lớp cánh, phủ kín trên bề mặt gạch. Các loại gạch ốp hình chữ nhật trang trí hình rồng thắt túi...

Đáng chú ý, nằm phía ngay phía dưới của đỉnh núi chứa phế tích mặt bằng kiến trúc này là một núi thấp hơn, trên bề mặt vương đầy mảnh vỡ 1/2 và 1/3 các loại tháp thờ đất nung cao 3 tầng, 5 tầng và 7 tầng. Ngoài tháp ra, gần như không thấy các loại vật liệu hay bất cứ loại hình trang trí kiến trúc nào. Tuy chưa có điều kiện thống kê, song có thể thấy khối lượng tháp đất nung rất lớn, phân bố trải khắp bề mặt của núi, đồng thời vương vãi xuống vườn các hộ dân cư sống dưới chân núi. Các tháp thờ này mang đặc trưng nghệ thuật thời Lý, đồng thời với phế tích kiến trúc ở trên.

Với sự phân bố các loại hình di vật ở đỉnh núi trên cho thấy đó là nơi có công trình kiến trúc có mái lợp. Còn với đỉnh núi phía dưới liền kề lại chỉ có tháp thờ đất nung. Vậy, mối liên hệ giữa chúng như thế nào ?

Phía dưới chân núi Phương Nhi, khi khảo sát chúng tôi còn thấy khá nhiều tháp mộ thời Lê và Nguyễn phản ánh mối liên hệ và quá trình tồn tại lâu dài của di tích, nay vẫn chưa được kiểm định ?

Trước nay, khi nói tới kiến trúc Phật giáo thời Lý, chúng ta đều biết tới ngọn Bảo tháp Chương Sơn nổi tiếng. Song ít ai biết rằng, liền kề đó là cả quần thể kiến trúc có qui mô to lớn được xây dựng đồng thời. Kết quả khảo sát đã gợi mở nhiều vấn đề liên quan đến bố cục và diễn biến mặt bằng kiến trúc Phật giáo thời Lý. Liệu rằng mặt bằng kiến trúc Phật giáo thời Lý chỉ có ngôi Bảo tháp như những giả thiết xưa nay đã nêu, hay bên cạnh ngôi bảo tháp ấy còn những kiến trúc khác nữa. Và nếu trường hợp quần thể di tích núi Phương Nhi được kiểm nghiệm bằng những cứ liệu khoa học thì giả thiết nêu trên rất cần được nghiên cứu và tìm hiểu thêm.
Ngoc Sang ( sưu tầm )

buingocsang_btnd

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 04/05/2011

Về Đầu Trang Go down

Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần Empty Re: Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần

Bài gửi by Hasuongkch Sat Jul 23, 2011 1:41 am

Chào mừng anh Sang quay lại diễn đàn khaocoviet nhé!
Very Happy Smile
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần Empty Re: Đồ gốm Hoàng Thành Thăng Long - gốm thời Trần

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết