khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Khảo cổ học Myanmar Phần 1 I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Khảo cổ học Myanmar Phần 1 I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Khảo cổ học Myanmar Phần 1 I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Khảo cổ học Myanmar Phần 1 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Khảo cổ học Myanmar Phần 1 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Khảo cổ học Myanmar Phần 1 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Khảo cổ học Myanmar Phần 1 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Khảo cổ học Myanmar Phần 1 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Khảo cổ học Myanmar Phần 1 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Khảo cổ học Myanmar Phần 1

Go down

Khảo cổ học Myanmar Phần 1 Empty Khảo cổ học Myanmar Phần 1

Bài gửi by diepkhaoco52 Wed Jun 26, 2013 8:25 pm

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]Vài nét về điều kiện tự nhiên vị trí địa lý Myanmar[/b]
Myanmar là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á lục địa. Do vị trí địa lý tiếp giáp với nhiều quốc gia nên ngay từ rất sớm Myanmar đã có sự giao lưu với bên ngoài. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp Lào, phía Đông và Đông Nam giáp Thái Lan, phía Tây giáp Băng La Đét và cuối cùng là giáp với Ấn Độ. Xét trên phương diện địa hình, địa mạo, khí hậu cũng như tính đa dạng sinh học, Myanmar có môi trường địa lý không thuần nhất.
Núi, đồi thống trị toàn bộ cảnh quan các vùng biên cương và đặc điểm này tạo thế khép kín của Myanmar trước các nước láng giềng. Trên vùng Tây Bắc, các miền đồi núi Patkai, Lusai, Chin trải rộng vắt qua đôi bờ biên giới với Băng La Đét và Ấn Độ có những ngọn núi cao trên 2000 m, bên cạnh những khe sâu và những thung lũng hẹp ở phía Bắc, phía Nam thu nhỏ dần là dải Rakhain, thấp dần để chìm sâu trong biển trước khi lại nhô lên thành vùng đảo Anđaman. Phía Bắc là vùng rừng núi Kachin hiểm trở, nơi bắt đầu của những sườn dốc vươn dần đến cao nguyên Tây Tạng trên 6000 m. Miền Đông là cao nguyên San, đột ngột bức cao tạo thềm vuông góc với đồng bằng rồi trải mãi đến vùng biên giới Myanmar – Thái lan. Cao nguyên nhìn chung bằng phẳng, nhưng đôi khi nhô lên những dãy núi nhỏ chạy theo hướng bắc nam, xen cùng các thung lũng dòng suối, khe sâu, núi đá vôi với những hang động, tự nhiên, xẻ giữa là dòng sâu Xenluyin chảy xiết.[1]
 Iraoady là hợp lưu của sông Malihka và sông Myahka khởi nguồn từ vùng núi Kachin ở phía Bắc được bổ sung nhờ nguồn nước của sông Taping và đặc biệt là nước sông Chinduyin phía Tây. Con sông chạy suốt chiều dài đất nước, là huyết mạch giao thông, cung cấp nước cho các công trình thủy lợi, mỗi năm bổ sung cho châu thổ 260 triệu tấn phù sa, là một trong những biểu tượng thiên nhiên giàu có và tươi đẹp của Myanmar.[2] Dấu tích khảo cổ học ở Myanmar phát hiện ở khu vực Iraoady cũng khá nhiều và đây cũng là trung tâm của nền nông nghiệp tiền sử Myanmar.[3]
Myanmar là quê hương của gần 300 loài thú, 300 loài bò sát, khoảng 100 loài chim và cỡ 7000 loài thực vật. Loại cây quý nhất mà Myanmar sở hữu đến ¾ trữ lượng trên thế giới là tếch. Thứ cây này phát triển phù hợp ở vùng có lượng mưa trung bình nhưng tập trung nhiều ở vùng San, nơi lượng mưa vượt trên 2.280 mm. Trái với các vùng ôn đới, những khu vực chan hòa ánh nắng miền Nam có rất nhiều cây quanh năm như ổi, xoài, dừa, đu đủ…Tanintharyi bên sườn Tây có những cánh rừng già kỷ đệ nhất xanh tốt quanh năm với nhiều gỗ cứng. Vùng duyên hải có những cánh rừng đước. Các khu vực ven biển đầy cát ở Rakhain. Tanintharyi và khu đảo Anđaman có rất nhiều dừa. Thốt nốt đặc biệt là nhiều ở Pakoku, Mingyan và Suêbô.
Cuối cùng là vùng châu thổ bạt ngàn lúa nước, cây nông sản thu hút sự quần cư của hàng triệu con người. Ngoài châu thổ, lúa còn được canh tác ở nhiều nơi từ miền xuôi đến miền núi.[4]
Như vậy, sự đa dạng về vị trí địa lý, tự nhiên cũng như sự phong phú, đa dạng về sinh học thì Myanmar từ rất sớm đã có sự sinh sống của con người thời tiền sử với những dấu vết về người và sinh vật cổ. Đặc biệt, gần đây sự phát hiện về di cốt của tổ tiên trước người ở Myanmar đã làm cho lý thuyết về tổ tiên loài người ở Châu Phi bắt đầu có sự mất khuynh hướng và một số lý thuyết cho rằng tổ tiên loài người là ở Châu Á và giải thuyết khuynh hướng là do thuyết di cư.[5][b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]Diễn trình phát triển thời đại đồ đá ở Myanmar :[/b]
[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"] Dấu tích khảo cổ học về thời đại đá cũ ở Myanmar:[/b]
Như đã biết tổ tiên loài người có nguồn gốc từ Châu Phi nhiệt đới, những dấu vết khảo cổ học đã chứng minh điều đó. Sau khi tiến hóa thành người mà sơ khởi là Homo Habilis (người khéo léo) đã có một quá trình sống khá khó khăn chật vật phải đối mặt với những nguy hiểm rình rập của đời sống tự nhiên và nhất là của những động vật lớn như hổ báo…Qua thời gian hàng vạn năm thì họ bắt đầu biết đến việc chế tác công cụ mà cơ bản ban đầu là đá. Nhờ biết chế tạo công cụ mà loài người mới có thể tồn tại và sống sót được mặc dù bản thân luôn bị săn đuổi bởi những kẻ săn mồi lớn như sư tử, báo và đại bàng. Do đời sống luôn phải đối mặt với những nguy hiểm vì vậy muốn tồn tại lâu dài đòi hỏi họ phải tập hợp, liên kết lại thành bầy đàn, quầy tụ với nhau để tạo ra sự chặt chẽ trong nội bộ. Do tiếp xúc nhiều nhóm người với nhau nên nhu cầu giao tiếp trở nên thiết yếu đồng thời một khi biết chế tạo công cụ thì bản thân não bộ của họ đã định hình suy nghĩ cần chế tác công cụ như thế nào ? Điều đó thúc đẩy dung tích não tăng và quan trọng nhất là xuất hiện ngôn ngữ. Một điều nữa là khi biết chế tác công cụ thì hai chi trước sử dụng linh hoạt hơn, cầm nắm công cụ về dần thì giúp cho việc sử dụng hai chi sau để đứng thẳng là chủ yếu, còn hai chi trước trở thành đôi tay để chế tác công cụ, cầm nắm tìm kiếm thức săn và xua đuổi thú. Qua hàng vạn năm thì loài người tiến lên một giai đoạn cao hơn đó là chuyển hóa thành loài mới là Homo Erectus (người đứng thẳng). Thành công quan trọng nhất đó là họ bắt đầu mở rộng địa bàn ra khỏi khu vực Châu Phi nhiệt đới mà họ tìm tới những khu vực mới như Châu Âu, Châu Á…Trong đó có khu vực Đông Nam Á. Khởi đầu cho khu vực Đông Nam Á là Indonexia với việc tìm được mẫu xương người Homo Erectus ở Java. Từ đó giúp các nhà khảo cổ trong khu vực bắt đầu nghiên cứu đi tìm những di cốt của người cổ để chứng tỏ Đông Nam Á có thể là một trong cái nôi của loài người.[6] Đó là nhận định của C. Higham vài dòng đầu tiên trong tác phẩm của mình và ông cho rằng Đông Nam Á cũng là một trong những cái nôi của loài người. Và đúng với những nhận định ấy, ngày càng có nhiều bằng chứng khảo cổ học về những hóa thạch động vật người phát hiện ở khu vực Đông Nam Á. Myanmar cũng không ngoại lệ. Một nền văn hóa đá cũ được thiết lập qua những bằng chứng khảo cổ học. Đầu tiên là những phát hiện về công cụ đá cũ Anyath do T. O. Morris công bố và ông đã liên hệ các công cụ này với những công cụ thuộc truyền thống Abbevillen – Acheulian của Châu Âu. Sau mùa điền dã 1937 – 1938 trên các thềm đất cao thuộc trung kỳ Cánh Tân trong các thung lũng thuộc hệ thống sông Irraoady ở miền Bắc, Hallan L. Movius phát hiện các di vật đá phơi bày dấu tích chế tác đá của con người. Những công cụ đá cũ Anyath được chế tác sơ sài từ đá cuội, người ta ghè một hoặc hai rìa cạnh các viên cuội có hình thù thích hợp tạo ra những công cụ có lưỡi sắc ở một phần hay toàn bộ quanh rìa, hoặc có lưỡi nhọn…để dùng vào việc chặt đập, nạo…hiệu quả hơn. Movius đề nghị coi chúng là riêng biệt, thuộc về một nền văn hóa riêng – văn hóa Anyath.[7]
Không so sánh công cụ đá cũ Anyath với công cụ đá cũ ở Châu Âu như Morris mà Movius so sánh về mặt hình thái công cụ đá Anyath với công cụ Xoan ở Đông Bắc Ấn Độ và Chu Khẩu Điếm ở Trung Quốc, so sánh hoàn cảnh địa lý ở những nơi sản sinh ra các nền văn hóa đó và ông đưa ra thuật ngữ mới “ Phức hợp chopper – chopping tools ở Đông Á” đầu trung kỳ đến đầu hậu kỳ Cánh Tân, thuật ngữ mà trước đó giữ vai trò định hướng cho nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á và Nam Á, các loại hình công cụ mà ông định danh gồm chopping tools, rìu tay (hand-adzes), nguyên rìu tay (proto-hand-axes), chopper và nạo.
Mở rộng so sánh ra cả Đông Nam Á, Movius cũng phát hiện ra tính tương đồng giữa văn hóa đá cũ Anyath của Myanmar và truyền thống cuội ở Malaya và GiaVa. Những khám phá, kết luận của Movius rất có giá trị. Ông là người đầu tiên khẳng định trên cơ sở nghiên cứu so sánh kỹ càng và khoa học sự tồn tại của văn hóa đá cũ Anyath ở Myanmar, vạch ra mối liên hệ giữa nó và các nền văn hóa ở Đông Nam Á, Châu Á. Những phát hiện sau này, trong đó có những phát hiện ở Việt Nam, khẳng định thêm những nét tương đồng – khác biệt giữa các nền văn hóa đá cũ ở Đông Nam Á: bên cạnh truyền thống chế tác công cụ từ đá cuội là truyền thống chế tác công cụ từ đá gốc. Nhiều công cụ Anyath muộn còn được thấy tại một số nơi xuôi về phía hạ lưu sông Irraoady, hiện tượng này gợi ý về một quá trình chuyển dịch cư trú theo chiều Bắc Nam. Về niên đại của văn hóa Anyath, do thiếu địa tầng tro, xương, than bên cạnh các di vật đá nên việc xác lập mốc niên đại còn khó khăn. Qua việc xét về loại hình công cụ với công cụ đá ở Lampang Đông Bắc Thái Lan, công cụ đá cũ phát hiện ở thềm cổ Campuchia cũng như ở Núi Đọ Việt Nam, Nicholas Tarling cho rằng niên đại của văn hóa Anyath là 800,000 đến 600,000 năm.[8]
Ở khu vực Đông Nam Á, đã có nhiều phát hiện khảo cổ mà trước đây thường được xác định thuộc sơ kỳ thời đại đá cũ như văn hoá Anyathian (Myanmar), văn hoá Tampanian (Malaysia), văn hoá Patjitan (Indonesia), Núi Đọ (Việt Nam)... Tuy nhiên, do những công cụ được xác định niên đại sơ kỳ đá cũ này không nằm trong địa tầng nguyên vẹn và trong tổ hợp di vật để giúp định niên đại một cách chắc chắn nên hầu như đều bị xem xét lại. Theo GS. Hà Văn Tấn, hiện nay chỉ có hai địa điểm ở Thái Lan là Ban Mae Tha và Ban Don Mun có các công cụ cuội nằm dưới lớp basalte. Các lớp basalte này có niên đại khoảng 730.000 năm cách ngày nay, như vậy công cụ đá ở hai địa điểm này thuộc sơ kỳ thời đại đá cũ sớm nhất hiện nay được biết đến ở Đông Nam Á.[9] Tuy vậy, việc xác lập văn hóa đá cũ Anyath cũng phần nào khẳng định được có một truyền thống đá cũ tồn tại ở Myanmar vào rất sớm, giải thích về xã hội thì chỉ có thể nói rằng đây là một nền văn hóa đá cũ và xã hội con người đi kèm nền văn hóa này còn nguyên thủy đơn sơ.
Sau phát hiện văn hóa đá cũ Anyath, các nhà khoa học tiếp tục tìm kiếm những dấu tích khảo cổ học để chứng tỏ Myanmar cũng là cái nôi của loài người. Khi tiến hành điều tra nghiên cứu khu vực sông Chinduyin tiến sỹ sử học Toe Hla đã phát hiện ra khu di chỉ ở làng Moegyobin thuộc huyện Hạ Chinduyin những bằng chứng rõ ràng về sự phát triển liên tục qua 3 thời kỳ đá cũ, đá giữa và đá mới. Đồ đá cũ phân bố trên một diện tích 6acre, nằm trong tầng đất đỏ và trầm tích sỏi, được chế tác từ đá lửa basalt, công cụ bao gồm rìu tay rất thô thiển, dụng cụ đào, hạch đá và mảnh tước, kỹ thuật bóc tách theo tiêu chuẩn Levalloie, niên đại được ước tình là thuộc Cánh Tân muộn (late Pleitocene). Đồ đá giữa gồm các công cụ cỡ nhỏ, được ghè đẽo cẩn thận hơn, bớt đi những chỗ gồ ghề trên bề mặt, giống với loại hình Châu Âu sau băng hà, niên đại qua xác định là 10.400 năm cách ngày nay. Công cụ đồ đá mới được tìm thấy bởi rìu mài, bên cạnh các vòng trang sức dài được mài bóng, dao chặt được làm từ đá lửa basalt. Bên cạnh đồ đá, còn tìm thấy bộ xương ở độ sâu 0,6 m trong tầng đất đỏ và 4 chiếc răng cửa còn nguyên cùng với hàm hóa thạch còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, sau đó chưa được nghiên cứu thấu đáo và cũng chưa công bố kết quả.[10]

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]Di chỉ khảo cổ học thời đại đá giữa ở Myanmar :[/b]
Những cố gắng trong việc tìm kiếm các di chỉ khảo cổ học ở Myanmar để thấy được sự phát triển liên tục qua các thời đại trong thời tiền sử của đất nước này cho đến nay cuối cùng đã được tìm thấy. Năm 2007, một nhân viên ở bảo tàng khảo cổ học Pakhangyi đã phát hiện ở khu vực đông nam Shinma-daung ở miền Trung Myanmar những công cụ đồ đá giữa. Qua khảo sát bước đầu di chỉ Shinma-daung đã được ghi nhận lại như sau: “Shinmadaung là một gò đất cao ở phía tây của làng Kyauk-htet nơi đây trong quá khứ là một trung tâm luyện sắt và sản xuất đồ sắt, những người dân trong làng gọi nó là “Thangyidaung” (ngọn đồi của quặng sắt) nó cao khoảng 3 – 4 m và rộng 1 acre, khảo sát thu được một số xỉ sắt và những ống thổi đất nung. Ngoài ra, còn thu thập được những công cụ đá và mảnh tước của quá trình chế tác công cụ mà niên đại của nó được cho là thuộc thời đại đồ đá giữa.[11] Những công cụ này tương đối nhỏ hầu như bằng ngón tay giống như truyền thống đồ đá nhỏ ở khu vực Châu Âu, nguyên liệu chế tác là đá sa thạch và thạch anh do đó có màu trắng hay màu nâu của đất. Để tìm hiểu về nguyên liệu chế tác đá thì đoàn khảo sát đã nghiên cứu trên diện rộng thì phát hiện được mỏ đá sa thạch, cát kết ở khu vực Taung – U ở phía Tây của làng Sinma – daung. Vấn đề về nguồn nguyên liệu chế tác công cụ tại chỗ đã được làm sáng tỏ. Về loại hình công cụ chủ yếu là rìu tay, công cụ hạch, mảnh tước, nạo, công cụ hình dĩa…và nhiều mảnh vỡ công cụ đá. Công cụ giai đoạn này bớt thô hơn và nhỏ hơn những công cụ đá ở Anyath, được ghè đẽo tạo sắc nhọn, được định hình rõ ràng hơn. So sánh chúng rộng hơn Ian Glover cho rằng chúng giống với những công cụ phát hiện ở Ngườm, tỉnh Bắc Thái, Việt Nam và Langrong Rieng ở Thái Lan.[12]Niên đại được xác định là khoảng 40,000 đến 25,000 năm cách ngày nay.
Ngoài di chỉ  Shinma – daung còn phát hiện thêm các công cụ đồ đá giữa dọc theo vùng sông Chinduyin và lớp trên của di chỉ khảo cổ học khá nổi tiếng là hang Pada – Hlin qua xác định niên đại Các bon C14 cho kết quả 13,000 – 11, 000 năm cách ngày nay là dải niên đại sớm của Hòa Bình – Bắc Sơn tồn tại phổ biến ở Đông Nam Á. Pada – Hlin là đại diện phía Tây của loại hình văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn.[13]
Như vậy, về thời đại đồ đá giữa ở Myanmar vẫn tồn tại với sự phát hiện của các di chỉ khảo cổ học. Niên đại chung cho đá giữa ở Myanmar là 40,000 – 25,000 cách ngày nay. Trước đó, T. O. Moris cho là từ 30,000 – 10,000 năm cách ngày nay.[14]

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]Di chỉ khảo cổ học thời đại đồ đá mới Pada – Hlin – Nghệ thuật hang động:[/b]
Di chỉ khảo cổ học Pada – Hlin được nhà địa lý U Khin Maung phát hiện năm 1960 trong quá trình đi khảo sát ở khu vực cao nguyên San để tìm hiểu về địa hình cảnh quan môi trường. Pada – Hlin là một mái đá Lớn được bao phủ bởi rừng rậm Panlaung và cao 1000 mét so với mực nước biển thuộc trị trấn Ywangan huyện Taunggyi. Từ làng Nyaunggyat đến di chỉ này là 4 dặm trong khi từ Yebok chỉ cách nó có 1 dặm với tọa độ chính xác là 21061 vĩ độ Bắc và 96018 kinh Đông.[15] Theo mô tả ban đầu của U Khin Maung đây là hang động có 2 ngăn và trên đó phát hiện những bức bích họa màu với những hình ảnh khá đa dạng. Sau công bố đó nhiều cuộc khảo sát tiếp tục điều tra nhưng mãi cho đến năm 1969 U Aung Tho nhà khảo cổ học ở Myanmar mới tiến hành khai quật. Diện tích khai quật là 120 m2 làm phát lộ 5 tầng văn hóa. Tầng 1, lớp đất màu nâu pha nhiều cát sỏi, độ sâu khoảng 50 cm, không phát hiện di vật khảo cổ. Tầng 2, lớp đất có màu nâu và xám trắng, độ sâu từ 0,5 đến 1,9 m, tầng này chứa nhiều cát sỏi, nhiều mảnh vỡ và công cụ đá. Tầng 3, độ sâu từ 1,9 đến 2,6 m, lớp đất có màu xám, chứa nhiều đá phiến và sạn sỏi, phát hiện được xương động vật và công cụ. Tầng 4, độ sâu từ 2,6 đến 3,4 m, đất có màu nâu hạt mịn, nhiều cục đất vón. Tầng 5, có độ sâu từ 3,4 đến 4 m, lớp đất màu nâu vàng, chứa nhiều sỏi tự nhiên và sỏi bị vón cục dày đặc.[16]Có lẽ đây là tầng sinh thổ.
Qua khai quật phát hiện được hơn 1600 di vật đá qua chế tác cùng nhiều mảnh vỡ được thu thập, 422 di vật được đem về nghiên cứu. Những công cụ này được làm từ đá cuội, được chế tác sơ sài, không có vết gia công lần 2, phần lớn được giữ lại lớp vỏ ngoài tự nhiên ở một hoặc 2 mặt. Chúng được phân thành búa, rìu, chày nghiền, chopper được ghè một mặt, chopping tool được ghè 2 mặt, rìu có dạng vai thô và nạo. Một số công cụ đá có vết mài. Cạnh các công cụ đá còn có hàng trăm mảnh xương, răng hàm và răng nanh động vật, nhiều tro than, vỏ nhuyễn thể, mai rùa và những mảnh gốm văn thừng.
Đặc biệt, các nhà khai quật còn thu thập được nhiều mẫu đất son. Đó là chất màu dùng để vẽ những bức tranh trên vách ngăn đá. Tranh cao hơn tầm tay với, miêu tả một số hình ảnh, bàn tay, mặt trời và các con vật bên cạnh nhiều hình ảnh nay đã bị mờ. Một bàn tay được vẽ với những đường tròn đồng tâm trong lòng bàn tay xòe ra. Một bàn tay gì khác cầm một vật gì giống với đầu lâu người. Mặt trời được thể hiện giữa hai đường đồng quy không đều. Những con vật trong dáng vẻ tự nhiên, sống động và đầy sinh lực: hai con bê phía sau hai con bò, một con hươu cái, một con cá khổng lồ và một đầu voi.[17] Giống như những bức tranh tại Padahlin các bản vẽ hang động ở Lascaux ở Pháp, đã được gọi là " nghệ thuật thời tiền sử" và Altamira ở Tây Ban Nha cũng miêu tả bàn tay con người và động vật nhiều hơn hoặc ít hơn tương tự. Dấu tay sơn của người đàn ông cũng được nhìn thấy trên các bức tường của hang động Cosquer  Riviera của Pháp. Một lần nữa hình ảnh của bàn tay con người, một số màu đỏ của đất son  đã được tìm thấy gần đây trong hang  đá vôi Chauvet gần Avignon ở Pháp.[18]
Ngoài hang Pada – Hlin ở vùng sông Chinduyin thấy nhiều di vật đá tại làng Oaking cách đồi Tuyin 2 dặm về phía Đông, phía Đông làng Kyaunggin, gần chùa Kyaukka Suê, làng Monyue và Dinakon trên đồi Nuegue, trên đồi Nueyue còn tìm thấy hàm trên của người cùng các công cụ đá mới.[19]







[1] Vũ Quang Thiện (2005), Lịch sử Myanmar, tr.8, NXB Khoa học xã hội.



[2] Vũ Quang Thiên (2005), Lịch sử Myanmar, tr.8, NXB Khoa học xã hội.



[3] Moore, Elizabeth (2007), Early landscapes of Myanmar, tr.28, Bangkor, Riverbook.



[4] Vũ Quang Thiện (2005), Lịch sử Myanmar, tr. 11, NXB Khoa học xã hội.



[5]http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-2154753/Myanmar-fossil-turns-human-history-head--earliest-ancestors-came-Asia-Africa.html.

 



[6] Charles Higham and Rachanie Thosarat (1998), Prehistoric Thailand from early settlement to Sukhothai, tr.6, Thames and Hudson.



[7] Vũ Quang Thiện (2005), lịch sử Myanmar, tr. 23, NXB Khoa học xã hội.



[8] Nicholas Tarling (2005), The Cambridge history of Southeast Asia volume one From early times to c.1500, tr. 72, Cambridge university press.



[9] http://dzunglam.blogspot.com/2009/09/boi-canh-ong-nam-va-ong-nam-thoi-tien_22.html



[10] Vũ Quang Thiện (2005), lịch sử Myanmar, tr. 24, NXB Khoa học xã hội.



[11]http://aomar.wordpress.com/2009/05/06/preliminary-report-on-the-discovery-of-mesolithic-tools-in-shinma-daung-area-central-myanmar/



[12] Ian Glover and “Southeast Asia from Prehistory to History” Routledge Curzon, Peter Bellwood London and Newyork, 2004.



[13] Myint Aung (2000), “A Review of Pada – Hlin culture” in Myanmar historical Research Journal, no 6, tr.9. (PDF). Khi dẫn tư liệu này, có thể Vũ Quang Thiện đã nhầm lẫn vì Pada – Hlin là di chỉ thời đại đá mới nhưng trong Lịch sử Myanmar ông lại trình bày nó thuộc di chỉ đồ đá giữa. Chắc chắn là do ông tiếp cận tư liệu của Morris. Do vậy, khi tiếp cận chúng ta nên xem xét kỹ đặc biệt là nên tiếp cận báo cáo khai quật của U Aung Thaw năm 1968. 



[14] Morris, T.O. “The Prehistoric Stone Implements of Burma”, Journal of the Burma Research Society, xxv, I, 1935.(PDF)



[15] http://www.journeysmyanmar.com/hidden_archaeological_sites.htm



[16] Aung Thaw (1969), "The ‘neolithic‘ culture of the Padah-Lin Caves"Journal of Burma Research Society 52 (1): 9–23



[17] Vũ Quang Thiện (2005), lịch sử Myanmar, tr. 27, NXB Khoa học xã hội.

 



[18] http://www.journeysmyanmar.com/hidden_archaeological_sites.htm



[19] Ba Maw, Than Tun Aung,  Pe Nyein và Tin Nyein (1999): “Artifacts of Anyathian culture found in a single site” Studies in Myanmar. Innwa Publishing House Yangon, tr 7- 16. (PDF)
diepkhaoco52
diepkhaoco52
Member
Member

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 03/12/2011
Age : 33
Đến từ : Cam Lâm - Khánh Hòa

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết