khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Những minh chứng trên cổ vật Cù Lao Chàm I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Những minh chứng trên cổ vật Cù Lao Chàm I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Những minh chứng trên cổ vật Cù Lao Chàm I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Những minh chứng trên cổ vật Cù Lao Chàm I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Những minh chứng trên cổ vật Cù Lao Chàm I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Những minh chứng trên cổ vật Cù Lao Chàm I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Những minh chứng trên cổ vật Cù Lao Chàm I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Những minh chứng trên cổ vật Cù Lao Chàm I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Những minh chứng trên cổ vật Cù Lao Chàm I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Những minh chứng trên cổ vật Cù Lao Chàm

Go down

Những minh chứng trên cổ vật Cù Lao Chàm Empty Những minh chứng trên cổ vật Cù Lao Chàm

Bài gửi by Hasuongkch Tue Jun 09, 2009 6:03 pm

Những minh chứng trên cổ vật Cù Lao Chàm
10/17/2008 3:14:30 AM
Con tàu đắm ở Cù Lao Chàm, Hội An - Quảng Nam đã được khai quật trong 4 năm (1997-2000) ở một độ sâu gần 70m, cùng với sự huy động sức người, sức của, với trang thiết bị tương đối hiện đại và một phương pháp lặn đầu tiên được áp dụng đối với khảo cổ học dưới nước đã thu được những kết quả khả quan.
Vào ngày 1-12-2000, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành lịch sử, khảo cổ học đã ngạc nhiên khi tìm thấy một số lượng hơn 24.000 hiện vật gốm cổ khác nhau. Theo các nhà khảo cổ học thì đây là cuộc khai quật dưới nước thành công nhất. Trong suốt 4 năm lăn lộn với cuộc tìm kiếm này, những di chỉ về gốm thực sự có một ý nghĩa khoa học và thông tin lịch sử qua các giai đoạn.Những hiện vật gốm được tìm thấy trong cuộc khai quật dưới nước có niên đại vào thế kỷ 15 tương ứng với gốm thời Lê Sơ. Đó là gốm ở Chu Đậu, Hải Dương, hiện vật độc bản này là những nét đặc sắc nhất trong kỹ thuật và nghệ thuật trang trí gốm Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 15. Gốm Cù Lao Chàm là đại diện cho gốm Việt Nam với những phong cách trang trí nghệ thuật biểu tượng cho một nền văn hóa Việt. Ngược dòng thời gian, trở về với cuộc cách mạng nghệ thuật, đó là sự ra đời và phát triển rực rỡ của nghệ thuật tạo hình ở cuối thời kỳ đồ đá cũ, cách ngày nay 3 - 4 vạn năm, thì ở Phương Đông, nhất là khu vực văn minh Đông Á, nghệ thuật gốm là một dòng chảy, chảy giữa các trào lưu nghệ thuật. Gốm ở khu vực này trong đó có Việt Nam với truyền thống lịch sử lâu đời, đã có những phát minh độc đáo, có nhiều tác phẩm lớn, những công trình gây được sự chú ý tập trung cả về mặt thưởng ngoạn và mặt ứng dụng thực tiễn rộng rãi, kết hợp tài tình giữa tính thực dụng đa dạng và tính nghệ thuật cao sâu. Và trong buổi bình minh của lịch sử, gốm lại được con người sử dụng trước tiên vào nghệ thuật tạo hình. Gốm Việt Nam nói chung và gốm Cù Lao Chàm nói riêng vẫn mang đậm dấu ấn của một nền nông nghiệp với nghề thủ công truyền thống được làm bằng bàn tay của con người. Từ chỗ không màu đến có màu, họa tiết đắp nổi, gốm Cù Lao Chàm như một minh chứng khoa học cho nền văn hóa của Việt Nam qua gần 1000 năm. Hiện vật gốm Cù Lao Chàm mang nhiều phong cách trang trí, bao gồm nhiều chủng loại với nhiều loại men khác nhau đã và ngày càng khẳng định nền văn hóa gốm thế kỷ 15.

Trang trí trên gốm Cù Lao Chàm bao gồm nhiều đề tài khác nhau, thông qua đó có thể thấy được nền mỹ thuật lúc bấy giờ vô cùng phong phú từ cách tạo dáng đến cách trang trí các loại men trên gốm. Nhờ vận dụng những phương pháp hiện đại nhất về khoa học tự nhiên, người ta có thể xác định được niên đại của các mẫu gốm cổ, từ đó có thể đoán được niên đại của các di chỉ khảo cổ, hay các di tích cổ. Vai trò to lớn và giá trị nhất của gốm là giữ chức năng của một cuốn lịch sử lâu đời nhất, một cuốn biên sử vĩ đại và trung thành của loài người. Với các đề tài trang trí hình rồng, những hoa văn hình học trên nét vẽ xưa và đặc biệt là sự xuất hiện của hình ảnh người cổ đã làm nền cho những bức vẽ trên gốm. Trên một nền màu xanh như vậy, gốm Cù Lao Chàm đã thể hiện tương xứng giữa con người, thiên nhiên và nghệ thuật hội họa lúc bấy giờ.

Gốm Cù Lao Chàm mang ý nghĩa về đạo đức, những triết lý cao trong các đề tài thể hiện. Vào thời điểm của thế kỷ 15, nghệ thuật trang trí trên gốm tương đối phát triển, từ chỗ không màu, đất nung, được làm theo phương pháp chải, rạch, gốm đã có màu men, với các hoa văn mô típ trang trí khá điển hình. Nếu như gốm đất nung với những hoa văn hình học khởi đầu cho nghệ thuật gốm ở nước ta, thì gốm độc bản với những nét vẽ tinh tế của các đồ án hoa văn, trên các lọ hoa, các bình gốm có một đặc điểm khá nổi bật trong nghệ thuật gốm thời kỳ này đó là nghệ thuật trang trí các hình đặc thù trên những đĩa treo tường. Những đồ án trang trí này tạo nên những giá trị thẩm mỹ trong gốm và đã ngày càng khẳng định nghệ thuật gốm đạt đến đỉnh cao và cho biết khả năng sáng tạo của người Việt xưa. Trên những chiếc đĩa có trang trí, chạm khắc những hoa văn hình con vật như: rồng, cá, chim... đó là những con vật gần gũi với những người nông dân. Trong nghệ thuật Phương Đông thì người ta rất chú ý đến 12 con giáp và trên nền của men trắng xốp hoặc rạn, nổi bật lên là hình ảnh của các con vật với các tư thế khác nhau đã và ngày càng khẳng định những giá trị to lớn của nghệ thuật gốm lúc bấy giờ. Các hoa văn, các con vật đồ gốm bình, lọ gốm Cù Lao Chàm là những minh chứng khoa học và lịch sử để các nhà nghiên cứu có thể giám định được năm sản xuất thông qua các đồ án hoa văn. Không chỉ có vậy, thông qua đó người ta còn biết được giai đoạn chuyển tiếp của các nền văn hóa để phân biệt gốm Chu Đậu khác gốm Phùng Nguyên khác Gò Mun, khác Sa Huỳnh như thế nào. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam lại tìm thấy một số lượng gốm lớn như vậy, chứng tỏ ở thời điểm của thế kỷ 15 là nơi hội tụ của gốm, tạo nên những nét mới lạ trong mỗi thể loại từ tranh đĩa, lọ, bình, án hương cho đến những đồ dùng trong sinh hoạt. Ngoài giá trị về sử dụng, gốm còn đạt tới giá trị về thẩm mỹ rất lớn. Chính điều đó giúp chúng ta phân biệt giữa các loại men, giữa gốm của Việt Nam và gốm trên thế giới.

Gốm Cù Lao Chàm được khai quật dưới nước đầu tiên đã thu được một số lượng lớn hiện vật khác nhau. Không chỉ có trang trí ở bên ngoài mà còn ở cấu tạo bên trong của gốm. Những hiện vật này mang một dáng vẻ khác nhau nhưng đều có ý nghĩa về thẩm mỹ riêng. Những người làm ra gốm và các trung tâm sản xuất gốm lớn xưa kia đã đạt đến giá trị chuẩn về mỹ thuật. Không chỉ có các đồ án hoa văn trang trí theo một mô típ, mà hàng ngàn mô típ làm cho mỗi hiện vật gốm đều có sức sống riêng. Trên bình diện khoa học, gốm Cù lao Chàm cho biết nghề làm gốm lúc bấy giờ khá phát triển, còn đứng về phương diện lịch sử thì xã hội lúc bấy giờ cũng đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để làm nên những sản phẩm gốm có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Yếu tố khoa học còn thể hiện ở khả năng tiếp nhận trên cơ sở của gốm đất nung, của những men lam, họa tiết hoa dây, hình học để sáng tạo thành những hình đặc thù góc cạnh. Vẫn biết là trong nghề thủ công bao giờ cũng có bàn tay sáng tạo của con người, nhưng để cho những sản phẩm gốm được chấp nhận trên thị trường là một điều rất khó. Ngoài những hoa văn hình hoa thị, hoa cúc, các con vật sống gần gũi với con người, gốm Cù Lao Chàm còn đặc biệt thành công trong những họa tiết chìm. Ngay cả trong hình dáng của mỗi lọ gốm đã mang dáng dấp khác nhau, những đặc thù khác nhau mà lại rất Việt Nam. Có thể nói, với 24.000 hiện vật khác nhau, là 24.000 kiểu cách trang trí trên gốm. Kho tàng phong phú của gốm luôn là đề tài quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khi đánh giá, nhìn nhận một hiện vật. Những chuẩn mực của gốm thời kỳ này cũng rất đỗi Việt Nam.

Gốm Cù Lao Chàm là một bộ sưu tập đầy đủ về nền văn hóa gốm vào thế kỷ 15. Người ta dễ dàng nhận ra các sắc màu trong mỗi dáng vẻ của gốm, mà người nghệ nhân xưa thật khéo tay đã biết thổi hồn vào trong mỗi tác phẩm. Gốm Cù Lao Chàm là những thông tin về khoa học và lịch sử để nối giữa quá khứ và hiện đại.
Gốm Cù Lao Chàm cũng là sợi dây nối giữa gốm cổ và gốm hiện đại. Có những hiện vật gốm được chắt lọc từ thời gian, được nung qua lửa tạo thành những men khác nhau nhưng phong cách cũng rất Việt Nam. Những thông tin khoa học trên gốm có thể giúp các nhà nghiên cứu có nhiều tư liệu quý giá để suy xét, khám phá nhiều lĩnh vực khác nhau. Gốm Cù Lao Chàm không chỉ cho chúng ta những thông tin khoa học, những giá trị về lịch sử của đất nước trong những năm đầu của thế kỷ, mà còn khái quát cả một nền nghệ thuật lúc bấy giờ. Đi suốt một chặng đường dài cùng tiến trình lịch sử của đất nước, những hiện vật gốm được tìm thấy trên chiếc tàu đắm ở Cù Lao Chàm luôn là những minh chứng đầy đủ nhất cho nền nghệ thuật văn hóa lúc bấy giờ.

(Nguon:http://www.gomsu.vn/?u=nws&su=c&cid=17)
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết