khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
HIỆN VẬT ĐÁ DI TÍCH RẠCH LÁ I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
HIỆN VẬT ĐÁ DI TÍCH RẠCH LÁ I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
HIỆN VẬT ĐÁ DI TÍCH RẠCH LÁ I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
HIỆN VẬT ĐÁ DI TÍCH RẠCH LÁ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
HIỆN VẬT ĐÁ DI TÍCH RẠCH LÁ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
HIỆN VẬT ĐÁ DI TÍCH RẠCH LÁ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
HIỆN VẬT ĐÁ DI TÍCH RẠCH LÁ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
HIỆN VẬT ĐÁ DI TÍCH RẠCH LÁ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
HIỆN VẬT ĐÁ DI TÍCH RẠCH LÁ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


HIỆN VẬT ĐÁ DI TÍCH RẠCH LÁ

2 posters

Go down

HIỆN VẬT ĐÁ DI TÍCH RẠCH LÁ Empty HIỆN VẬT ĐÁ DI TÍCH RẠCH LÁ

Bài gửi by  Sat Jun 13, 2009 2:39 pm

Di tích Rạch Lá thuộc xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Di tích phân bố không liền khoảnh trên một diện tích rộng chừng 32.000m2, được vây quanh bởi những con rạch nhỏ như rạch Ông Kèo, rạch Cái Út, Bàu Bông, rạch Tràm,… và sông Đồng Tranh. Đây là vùng đất ngập mặn điển hình, bị chi phối bởi chế độ thuỷ triều hằng ngày, là khu vực ngập nước lầy lội với nhiều thực vật đặc trưng ngập mặn như dừa nước, đước, vẹt,…

Di tích được khai quật năm 2002; tổng diện tích khai quật là 103m2.

Di tích có một tầng văn hoá duy nhất, nằm ở lớp đất thứ hai sau lớp mặt. Đất trong tầng văn hoá có màu xám nhạt, tương đối bằng phẳng; dày khoảng 30cm. Dưới tầng văn hoá là lớp sinh thổ- lớp đất sét màu vàng xám, có dấu vết của những cột nhà sàn cấm sâu xuống.

Hiện vật thu được gồm có các hiện vật làm bằng đá, gốm và gỗ. Trong đó chiếm số lượng áp đảo là bộ hiện vật đá.

Sưu tập đá Rạch Lá.

Hiện vật đá có khoảng 229 hiện vật trong tổng số 241hiện vật thu thập được, chiếm 95% số hiện vật.

Trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là loại hình rìu, bôn với loại hình phong phú và đa dạng.

Rìu bôn có 55 chiếc, chiếm 22,8% hiện vật đá.Trong tổng số 55 chiếc này, rìu bôn có vai là 34 hiện vật, chiếm 61,8 %hiện vật rìu; so với toàn thể hiện vật. loại này chiếm 24, 8%. Rìu bôn không vai có 13 chiếc( 5,6%) và 8 hiện vật không thể phân loại.

Rìu bôn có vai có thể chia làm 5 loại: vai ngang (9), vai xuôi (20), vai nhọn 2, một vai(2).

Rìu không vai có hai loại hình: rìu tứ giác (12) và rìu tam giác (1).

Bàn mài là hiện vật chiếm số lượng lớn nhất 129 hiện vật; trong đó 125 hiện vật thuộc loại bàn mài phẳng, còn lại là bàn mài rãnh (1), dũa (3).

Ngoài ra còn có một số hiện vật với số lượng nhỏ: dốc rìu (6), lưỡi (1), đục(1), hòn nghiền (2), chì lưới (3), đá kêu (1) và mảnh vở,…

Bộ hiện vật đá là một trong những yếu tố quan trọng giúp các nhà khoa học đưa ra một số nhận xét về di chỉ này.

Sự xuất hiện của nhiều rìu bôn đá, bàn mài, chì lưới,… cùng với những mảnh gốm thô, dấu hiệu của cột nhà sàn, cho phép xác định đây là một làng cổ. Người dân định cư ở đây trong một khoảng thời gian không lâu dài ( để lại tầng văn hoá không dày- 30cm).

Trong quá trình cư trú, cư dân Rạch Lá có thế chế tạp công cụ tại chổ, thể hiện qua việc tồn tại 8 tiêu bản hình rìu không phân loại được, -đây có thể là dạng phác vật, hoặc phế vật; cùng với 31 mảnh đá nguyện liệu ( 13,5%), chỉ kém rìu bôn. Hoặc ít nhất nơi này cũng là nơi sử chữa công cụ tại chổ, tuy nhiên số lượng hiện vật không nhiều, cũng như không thấy thông tin về các mảnh tước tách ra từ đá, là bằng chứng để xác định đây không phải là di tích – xưởng vì quy mô sản xuất nhỏ, chỉ quen phục vụ cho con người tại chổ.

Hơn nữa hầu hết hiện vật tìm thấy ở hố II, nơi có dấu vết nhà sàn mà ước tính có kích thước 20 m2. Quy mô ngôi nhà này thích hợp làm nơi để ở hơn là để làm xưởng.

Trịnh Sinh và những người cộng sự đã nhận định rằng: “người Rạch Lá có cuộc sống kinh tế dựa vào nguồn lợi ven biển là chính” cũng như chưa có dấu vết phát triển của nông nghiệp.

Trước hết dựa vào hoàn cảnh nơi cư trú, đây là vùng ngập mặn, vùng đầu rạch, ngập nước thuỷ triều rất dồi dào về nguồn thuỷ sản, cũng như không phù hợp canh tác lúa, bởi vì lúa lúc bấy giờ còn là lúa khô, lúa nước mãi sau này mới xuất hiện.

Bộ hiện vật đá thể hiện rõ điều này. Các công cụ mang tính chất phát quang- canh tác- thu hoạch ít. Rìu bôn tuy đã xuất hiện nhưng số lượng vẫn cón ít (chỉ chiếm 22,8%); các công cụ như dao đá, cuốc hầu như không tìm thấy ( chỉ có một hiện vật được xác định là cuốc). “ Không loại trừ khả năng người Rạch Lá dùng rìu bôn để chặt cây, phát quang và làm nông nghiệp ở những chổ đất cao hơn, không nhiễm mặn”( Trịnh Sinh, )nếu đúng như vậy có thể thiên về giống rau củ hơn là lúa bởi khả năng thích nghi cũng như chưa tìm thấy những công cụ thu hoạch lúa điển hình của văn hoá Đồng Nai là dao đá. Những kết quả hiện tại không đủ cơ sở để chứng minh chắc chắn sự tồn tại của nghề nông trong khu vực này.

Mặt khác cũng rất có khả năng để bù lại cho sự ít ỏi của đồ đá là các công cụ bằng gỗ( loại nguyên liệu khó bảo quản, vì vậy rất khó kết luận). Khu vực rửng ngập mặn, ít có nguồn nguyên liệu đá, nhưng lại có sẵn nguồn nguyên liệu gỗ, rất có thể rìu bôn được dùng vào việc chế tạo các công cụ gỗ. Điều này cần được nghiên cứu thêm, hiện tại trong di tích đã thu được 3 công cụ gỗ,vì vậy khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra.

Bên cạnh những hoạt động kinh tế sản xuất, người Rạch Lá còn biết khai thác các nguồn lợi tự nhiên đặc biệt là thuỷ sản. “ Họ có những công cụ gỗ để đào đất sình lầy bắt hải sản như trủng trục chem chép..”. Ngoài ra ta cũng có thể tìm thấy trong số các hiện vật có 3 chì lưới, một bằng chứng cho hoạt động khai thác thuỷ sản dù số lượng chưa nhiều.

Cư dân nơi đây dường như chưa nắm bắt được kỹ thuật đúc đồng, hiện tại chưa tìm thấy một dấu hiệu có khuôn đúc hoặc công cụ đồng ở đây. Xét trong các di tích trong cùng giai đoạn thuộc phức hệ văn hoá Đồng Nai, chưa tìm thấy công cụ đồng nào, mãi cho đến giai đoạn Dốc Chùa tức giai đoạn thứ ba trong quá trình phát triển của phức hệ văn hoá Đồng Nai, còn với niên đại khoảng 3200 năm, Rạch Lá đã thuộc vào giai đoạn một hoặc hai.


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

HIỆN VẬT ĐÁ DI TÍCH RẠCH LÁ Empty RẠCH LÁ VÀ MỘT SỐ DI TÍCH Ở VÙNG NGẬP MẶN TRONG PHỨC HỆ VĂN HÓAĐÔNG NAM BỘ

Bài gửi by  Sat Jun 13, 2009 2:40 pm

Rạch Lá và các di tích trong khu vực ngập mặn ở Đông Nam Bộ.

Trong khu vực ngập măn Đông Nam Bộ,đã phát hiện nhiều di tích lớn. Những di tích Cái Vạn, Cái Lăng, Gò Me là những di tích nằm trong vùng lân cận ( ngày nay đều thuộc huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai), xa hơn là Bưng Bạc, Bưng Thơm, Gò Cá Sõi, Gò Cây Me,…Trong đó niên đại của Rạch Lá là khoảng 3200 BP, các di tích có thời giam tương đương có : Cái Vạn (3500-3200 BP), Cái Lăng (3000-2500 BP), Gò Cây Me (3000 BP), và các di tích muộn hơn Bưng Bạc (2700-2500 BP), Bưng Thơm (2400-2300BP).

Cái Vạn.

Di tích được phát hiện năm 1978, được khai quật hai lần 1978 và 1996, với tổng diện tích khai quật là 220m2.

Qua hai lần khai quật thu được tổng số hiện vật đá là 2072.

Rìu bôn có 389 chiếc chiếm 18,8 % hiện vật đá. Trong đó rìu bôn có vai có 315 chiếc chiếm 15,2% , rìu bôn không vai có 74 (3,6%), tỉ lệ rìu bôn có vai so với loại không vai là 315/74, gần bằng 4,3 lần.

Đục có 53 chiếc (2,5%); bàn mài 255 (12,3%); khuôn đúc 11 (0,5%); dao 1, dọi se chỉ 1, hòn kê 1, chày nghiền 1, cuốc 38 (1,8%). Đa số còn lại là mảnh vỡ các loại hình công cụ, mảnh tước, mảnh tách, phế liệu, đá nguyên liệu,…

Di tích đã được nhận định là một di chỉ cư trú- xưởng (Bùi Chí Hoàng, 2008, 31).

Cái Lăng

Được khai quật năm 1999 với diện tích152m2 .

Số hiện vật đá thu được: 7 rìu và phác vật rìu; 1 bàn nghiền; 22 hòn ghè; 4 hạt chuỗi với các chất liệu khác nhau: mã não, thuỷ tinh và có thể bằng Jade có vân; 1 khuyên tai bằng đá nephrite. Cũng cần kể thêm bộ đồ gỗ: 11 công cụ đào đất, 2 công cụ mũi nhọn và nhiều cột gỗ.

Gò Cá Sõi (Tân Thành, Bà Rịa- Vũng Tàu)

Di tích được tiến hành khai quật vào năm 1988, với diện tích là 156m2.

Hiện vật thu được gồm: 44 công cụ dạng rìu, 8 bàn mài, 47 hòn ghè và nhiều mảnh gốm vỡ. Đặc biệt trong địa tầng có những vệt dày vỏ sò, ốc và khá nhiều hòn nghiền; vì vậy nhiều người nghĩ rằng chày và hòn nghiền được dùng để nghiền các loại vỏ ốc.( Bùi Chí Hoàng)

Gò Cây Me (Tân Thành, Vũng Tàu)

Khai quật năm 2004 với diện tích là 165m2.

Hiện vật bao gồm: 178 hiện vật đá, rìu cuốc, đục, bàn mài, hòn ghè,…đặc biệt cũng nên kể thêm về 26 hiện vật xương các loại như: mũi nhọn, lao có ngạnh.( Nguyễn Mạnh Thắng)

Bưng Bạc (Đồng Nai)

Được khai quật 3 lần, 1986, 1994, 2002.

Tổng số hiện vật qua hai lần khai quật đầu gồm có 4402 tiêu bản đá trong đó có 1168 tiêu bản là có thể nhận dạng được.

Trong đó bao gồm:

Rìu có 69 chiếc chiếm 1,65% tổng số hiện vật đá. Trong đó có 30 hiện vật đã định hình và đều là rìu tứ giác, phác vật 19 và phế vật 20.

Khuôn đúc: 207 (4,7%); công cụ hình chày (2,4%); bàn mài 159 (3,6%); vòng trang sức 756 (17,2%); bàn mài 1; cuốc 1; chuỗi 2. Chiếm số lượng nhiều nhất là các mảnh đá có dấu chế tác, nguyên liệu, phế liệu 3233 (73,4%). Di tích được nhận định là một xưởng thủ công có quy mô lớn.

Với những di tích trên ta có thể nhận thấy được nhiều nét tương đồng giữa các di tích với nhau cũng như sự khác biệt của các di tích này với các di tích vùng cao, gò, núi.

Các di tích này cũng có loại hình công cụ phổ biến trong văn hoá Đồng Nai là rìu bôn. Số rìu bôn ở đây cũng có hai loại hình là rìu có vai và không vai, ưu thế hơn thuộc về loại hình rìu có vai ở giai đoạn đầu và giảm dần vào giai đoạn sau. Ví dụ tỉ lệ rìu bôn có vai so với không vai ở Cái Vạn là 4,3 lần, Rạch Lá là 2,6 lần,…

Tuy nhiên, tỉ lệ các hiện vật này so với các địa điểm thuộc vùng cao. Ví dụ, trong di chỉ Rạch Lá tỉ lệ rìu bôn là 22,8% với 55 hiện vật, Bưng Bạc là 18,8% với 69 ( đều này có thể là do đây là một xưởng chế tạo đồ trang sức nên ít dùng đến loại công cụ này). Suối Linh là 1078 hiện vật đá chiếm 44,3%, Bến Đò là 280 chiếm 39,4 %,…

Bộ công cụ phát quang- canh tác- thu hoạch trong các di tích này tương đối ít. Đặc biệt là loại hình dao hái- công cụ thường được sử dụng để gặt lúa, theo tài liệu dân tộc học thu được ở các dân tộc khu vực miền Trung Tây Nguyên. Dao gặt (dao hái) chủ yếu tìm thấy ở Suối Linh và Cầu Sắt, chiếm hết 62,5% số dao đá đã tìm thấy trong phức hệ kim khí Đồng Nai, còn lại 37,5% chia ra cho 20 di tích khác nhau. Dao là một dạng công cụ phổ dụng, dùng được trong nhiều việc trong đó óc gặt lúa rẫy, còn lúa rẫy đến nay mới chỉ có tài liệu về việc thu hoạch bằng dao đá là cổ xưa nhất, có thể xem dao đá là một dạng công cụ đặc trưng của nông nghiệp nương rẫy, với tín ngưỡng thờ Mẹ lúa, sợ làm Mẹ lúa đau, chỉ ngắt hạt bằng dao đá. Điều này có thể dẫn đến giả thuyết về sự không phát triển của việc trồng lúa ở khu vực này, thay vào đó là các loại rau, củ, quả. Cuốc cũng tìm thấy nhưng với số lượng ít. Cuốc trong văn hoá Đồng Nai thường xuất hiện ở các di tích có niên đại muộn. cuốc là loại công cụ dùng để làm đất, nông nghiệp trong văn hoá Đồng Nai là nông nghiệp dùng cuốc. trong khu vực này,cuốc có thể là công cụ vỡ đất, cũng có thể là công cụ thu hoạch các loại rau củ.

Mặt khác, trong các di tích này lại tìm thấy công cụ hình chày và bàn nghiền. ví dụ, ở Rạch Lá tìm thấy hai hòn nghiền, Bưng Bạc tìm thấy 108 công cụ hình chày…. Những công cụ này có chức năng “nghiền hạt hoặc các nhuyễn thể: sò ốc”.

Các công cụ chặt đẽo: rìu, bôn, đục trong các di chỉ này mang tính chất là công cụ được dùng để chế tạo công cụ khác như tre, gỗ. bằng chứng là việc phát hiện ra nhiều công cụ bằng gỗ, các loại như lưỡi len, xẻnh làm chức năng đào đất hoàn toàn phù hợp với vùng sinh thái ngập mặn.

Giải thích cho những đặc điểm khác biệt trên là một công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian. Nguyên nhân có lẽ được chấp nhận nhiều nhất chính là dựa vào môi trường sinh thái của khu vực.

Môi trường sinh thái có tác động mạnh đến đời sống con người, nhất là ở giai đoạn tiền sử. trong văn hoá kim khí Đồng Nai, con người đã có hoạt động kinh tế sản xuất tác động nhiều đến tự nhiên, nhưng mức độ lệ thuộc của con người vẫn còn rất lớn. ở những vùng điều kiện môi trường khác nhau sẽ mang những yếu tố văn hoá khác nhau.

Trong khu vực rừng ngập mặn đang xét, có thể xem là một ví dụ điển hình. Điều kiện thổ nhưỡng không phù hợp với điều kiện trồng cây lúa khô, vì vậy con người phải trồng các loại cây có khả năng thích nghi cao hơn, cũng có một vài vùng đất mà có thể canh tác được, do đó rất hiếm các di vật dao hai dùng để tuốt lúa được tìm thấy ở đây. Vùng đầm lầy này dĩ nhiên phải có một nguồn lợi nào đó mới có thể thu hút được các cư dân từ vùng cao đến đây sinh sống. đó là sự giàu có về các loại thủ sản và lâm sản của rừng ngập mặn. vì vậy, hoạt động khai thác hải sản cũng là một hoạt động kinh tế chính của khu vực này. Trong bộ hiện vật cũng tìm thấy những bộ chì lưới, có thể cả dụng cụ tre nứa là công cụ phục vụ hoạt động kinh tế này….

Đây mới là sự giải thích đơn giản mang tính chất suy luận,chứ chưa được khảo sát trên thực tế. không chỉ đơn giản có một nguyên nhân chi phối toàn bộ đời sống của cư dân trong vùng,vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu để xây dựng rõ hơn nữa bức tranh về đời sống của cư dân vùng ngập mặn và giải thích những hiện tượng trong đời sống đó.

Tóm lại, di chỉ Rạch Lá tuy chưa phải là một di chỉ điển hình, số lượng hiện vật không nhiều nhưng cũng đã góp thêm những đặc điểm của mình vào đặc điểm chung của khu vực ngập mặn vùng Đông Nam Bộ. Rạch Lá và các di chỉ khác như Cái Vạn, Cái Lăng, Gò Cây Me, Bưng Bạc, Bưng Thơm đã hình thành nên một vùng văn hoá, một dạng địa phương của phức hệ kim khí Đồng Nai ở khu vực sình lấy quanh năm này. Vùng văn hoá này được nhận dạng bởi nhiều đặc trưng cơ bản khác nhau về hình thức cư trú, đồ gốm, và một phần quan trọng là bộ sưu tập hiện vật đá.







Danh mục tài liệu tham khảo

Hoàng Xuân Chinh, Các nền văn hoá cổ Việt Nam ( từ nguyên thuỷ đến thế kỷ 19), nxb Lao Động, 2005

Lê Xuân Diệm, Phạm Quang Sơn, Bùi Chí Hoàng, Khảo cổ Đồng Nai, nxb Đồng Nai, 1991

Lâm Thị Mỹ Dung, Thời đại đồ đồng, nxb ĐHQG Hà Nội, 2004.

Bùi Chí Hoàng, Hệ thống các vùng ngập mặn ở Đông Nam Bộ. in trong Một số vấn đê khảo cổ học miền Nam Việt Nam tập 3, nxb KHXH, 2008.

Phạm Đức Mạnh, Di tích khảo cổ học Bưng Bạc ( Bà Rịa – Vũng Tàu), nxb KHXH, 1996.

Trịnh Sinh, Suối Linh qua mùa khai quật thứ hai, tạp chí Khảo cổ học, số 2/2005, tr 30-57.

Trịnh Sinh và các cộng sự khai quật lần thứ nhất di chỉ Rạch Lá ( Đồng Nai), NPHMVKCH 2004, nxb KHXH, 2005, tr178-183.

Trịnh Sinh, Có một nền văn hoá Cái Lăng,NPHMVKCH 2004, nxb KHXH, 2005

Nguyễn Mạnh Thắng và các cộng sự, Khai quật di chỉ khảo cổ học Gò Me, NPHMVKCH 2004, nxb KHXH, 2005, tr 172-174.


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

HIỆN VẬT ĐÁ DI TÍCH RẠCH LÁ Empty hihi...

Bài gửi by Hoangnguyen Sat Jun 13, 2009 3:06 pm

Hay day nhi!
Lam xong nien luan chua be!
Buoi chieu vui ve? Ranh ru ta di uong cafe voi he!
@ cyclops clown What a Face Neutral I love you Arrow Exclamation Very Happy Smile Sad Cool :shock: Surprised Laughing Mad Razz
Hoangnguyen
Hoangnguyen
Member
Member

Tổng số bài gửi : 62
Join date : 04/06/2009

Về Đầu Trang Go down

HIỆN VẬT ĐÁ DI TÍCH RẠCH LÁ Empty Re: HIỆN VẬT ĐÁ DI TÍCH RẠCH LÁ

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết