khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Lời nguyền trên kho báu Chăm? I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Lời nguyền trên kho báu Chăm? I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Lời nguyền trên kho báu Chăm? I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Lời nguyền trên kho báu Chăm? I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Lời nguyền trên kho báu Chăm? I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Lời nguyền trên kho báu Chăm? I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Lời nguyền trên kho báu Chăm? I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Lời nguyền trên kho báu Chăm? I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Lời nguyền trên kho báu Chăm? I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Lời nguyền trên kho báu Chăm?

Go down

Lời nguyền trên kho báu Chăm? Empty Lời nguyền trên kho báu Chăm?

Bài gửi by Hasuongkch Tue Aug 25, 2009 1:01 am

Lời nguyền trên kho báu Chăm?


Những tượng cổ, kho vàng, báu vật của dân tộc Chăm luôn luôn là mơ ước của những người săn lùng cổ vật. Cơn sốt săn tìm báu vật, vàng Chăm đã bắt đầu từ mấy thế kỷ trước, đặc biệt là trên vùng kinh đô Vijaya (tức Bình Định ngày nay) và hạ nhiệt từ rất lâu, nhưng dứt hẳn thì chưa bao giờ. Chúng âm ỉ mãi cho đến những năm cuối cùng của thế kỷ XX với những huyền thoại hư ảo nhưng đầy hấp dẫn. Kèm theo đó là những hậu quả khủng khiếp, những hệ lụy đau lòng.
Theo nhiều tư liệu khoa học, lịch sử thì người Pháp chính là những người đầu tiên phát hiện và đánh giá tầm vóc của văn hóa Chăm. Cũng chính họ là những người đầu tiên săn tìm, khai quật, vét cạn những cổ vật Chăm quý giá.
Những báu vật Chăm
Năm 1886 gần 80 tấn đá chạm, phù điêu, tượng cổ các loại… đã được các chuyên gia Pháp gom lại từ Tháp Bạc (tức Tháp Bánh Ít theo cách gọi của người Việt) để chuyển về Bảo tàng Lyon bằng tàu Mekong dưới sự giám sát của Tiến sĩ Maurice. Trên đường vận chuyển, đến Hồng Hải, không rõ vì lý do gì con tàu này bị đắm. Những thổ dân Somali nghĩ rằng đây là con tàu chở vàng bạc châu báu nhưng họ đã thất vọng khi những chiếc hòm vớt được chỉ có đá và đá… Sau này người ta không sao tìm lại được những thùng cổ vậy ấy và một bí mật bao trùm lên con tàu Mekong bởi hồ sơ con tàu, danh sách hàng hóa cũng bị thất lạc. Bên cạnh các mà khoa học, ngày ấy có nhiều người khác đã biết đến các gọi là Kho báu Chămpa. Những kho báu này càng trở nên hấp dẫn khi nhiều học giả trong đó có ông De Lagreé đã công bố những khám phá trong đó có những đoạn mô tả đại loại – ở khu vực đền Tháp Chămpa người ta đặt nhiều tượng kim loại, tượng đá dát vàng, bên trong tháp có nhiều vật quý, tượng nhỏ, phù điêu bằng vàng, bạc….Nhiều năm sau đó do tình hình xã hội Việt Nam chưa ổn định, những năm tháng chiến tranh liên miên không cho phép người ta đi sâu tìm hiểu những bí mật còn chôn giấu trong lòng đất. Tuy vậy, những gì đã phơi ra dưới ánh mặt trời cũng đủ làm các nhà khoa học thán phục văn hóa Chăm, trình độ văn minh của dân tộc này.
Jeanne Leuba, một học giả Pháp chuyên nghiên cứu lịch sử, văn hóa Chămpa đã viết: “Một trong số rất nhiều những chủng tộc bí hiểm ở phương Đông cho đến ngày nay vẫn còn rất ít người biết đến, một trong những chủng tộc lý thú nhất mà nguồn gốc chính thức của họ vượt khỏi sự hiểu biết hiện nay của chúng ta, một dân tộc mà sự phát triển qua một thời đại đã bị xáo trộn bởi các dân tộc lớn, một dân tộc mà cho ngày nay chúng ta đang nghiên cứu các di tích…. Đó là dân tộc “Chăm” (Một quốc gia bị diệt vong). Cùng với những đánh giá trang trọng như vậy, các nhà nghiên cứu cũng không quên đưa ra nhận định gây nhiều hệ lụy cho các thế hệ sau này- Chămpa một quốc gia rất giàu có!

Săn lùng cổ vật

Sau ngày miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, cơn sốt đi tìm kho báu Chăm hay như một cách gọi khác là đi tìm vàng Hời lại bộc phát, lần này do chính hậu duệ của dân tộc Chămpa tiến hành. Quãng những năm 1976-1978 ở Quy Nhơn xuất hiện vô số người Chăm ngồi bốc mạch bán thuốc dọc các đường phố Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu…Những người này dần dần di chuyển địa bàn hoạt động về những vùng in đậm dấu ấn văn hóa Chăm như An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước, Hoài Ân…

Anh H.V.N cán bộ UBND huyện Hoài Ân kể : “Từ xa xưa ở vùng này đã tồn tại những truyền thuyết về vàng Hời. Thực tế người ta cũng nhặt được khá nhiều đồ dùng bằng vàng, bạc, những thứ này được xem là của người Hời. Thỉnh thoảng sau mùa lụt, những người sống ở ven bờ sông Kim Sơn (con sông được mệnh danh là con sông Vàng do có nhiều vàng sa khoáng) thường nhặt được một số mảnh vỡ của bát đĩa, bình đựng ….bằng vàng bạc và cả bằng gốm đất. Chính tôi cũng đã chứng kiến cảnh những người Chăm đi tìm mộ tổ tiên như họ nói, cảnh họ cúng tế, đào bới một cách bí mật và biến mất đột ngột như kiểu họ xuất hiện….”.
Hoài Ân là vùng trung du có nhiều di chỉ văn hóa Chăm đến nay vẫn còn lưu danh Mả Lỏi, Mả Bà Cóc…, rất có thể những mảnh vỡ ấy là do nước lũ xói lở cuốn trôi đi từ các di chỉ như vậy. Ông D ở Ân Tín, một người xác nhận là đã từng cầm trong tay nhiều buồng cau, lá trầu, con cóc bằng bạc và đồng (không có cái nào bằng vàng) kể rằng: “Nhiều người đã tìm cách đào bới các ngôi mộ cổ, những nơi nghi có chôn giấu báu vật nhưng tôi chưa nghe ai nói đã tìm thấy vàng. Riêng đồ bạc, đồ đồng như tôi thì có khá nhiều. Tuy thế, không hiểu sao khi giữ những vật ấy tôi bị đau ốm liên miên, mãi đến lúc nghe lời người ta mách – vứt trả những thứ ấy xuống sông, tôi mới khỏi bệnh. Thật bí hiểm!”Tương tự như Hoài Ân, ở vùng suối Vàng thuộc Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nhiều người già xác nhận với chúng tôi rằng đã có nhiều người nhặt được chén vàng, đĩa vàng bên bờ suối này, nhưng những thứ thu lượm được ở đây chẳng thấm tháp gì so với kho báu ở Hố Giang. Hố Giang là một dãy núi chứa nhiều huyền thoại về. ..kho báu trong đó đáng lưu ý nhất là tảng đá chữ. Đó là một tảng đá cao khoảng 2m3 dài gần 5 m trên mặt có những dòng chữ Sankrit mang ý nghĩa bí mật của người Chăm. Tân – người dẫn đường, đưa tôi đến bên tảng đá chữ chứa nhiều bí ẩn ấy và cho biết : Cách đây chừng vài tháng, ông X, một tay chuyên rà phế liệu kim loại đã đào được một pho tượng Chăm đúc bằng kim loại màu vàng, nghe đây đã bán được với giá 200 triệu đồng. Có rất nhiều nhóm rà phế liệu sau đó đã quần nát vùng này nhưng được gì hay không chưa nghe ai tiết lộ, riêng dân địa phương người ta rất ngại vì tương truyền rằng kho báu Hố Giang đã bị đè lên bởi một lời nguyền độc địa của người Hời bí hiểm. Lịch sử còn ghi rằng vào khoảng thế kỷ XII-XIII, Vương quốc Chămpa phải đối phó với cuộc chiến tranh kéo dài suốt trăm năm với những người Khơme phương Nam, cùng với việc phải dời đô sang bờ Bắc của một nhánh sông Côn, một phần kho báu của vương quốc đã được chuyển về chôn giấu rải rác ở khu vực rừng núi cách xa kinh đô Vijaya mà ngày nay thuộc địa bàn các huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn. Đến năm 1282, trong âm mưu tiêu diệt nước Đại Việt, Toa Đô – một viên tướng của đế quốc Nguyên Mông đã chỉ huy một cánh quân theo đường thủy tấn công vào Chămpa, nhằm tạo gọng kìm thứ hai kẹp chặt lấy Đại Việt. Vua Chăm và triều đình đã bỏ trống kinh đô Vijaya, chạy lên vùng Hoài Nhơn ngày nay để cố thủ. Nhiều sử sách còn ghi lại rằng Toa Đô đã chiếm một kinh đô trống rỗng, kho tàng đã được sơ tán từ rất sớm. Người Chăm vốn e ngại sự hung hãn của đế quốc Nguyên Mông nên sau chiến tranh vẫn cất giấu một phần kho báu ở xa kinh đô, phòng khi lỡ vận. Sự thật lịch sử cũng như việc phát hiện những mẫu nhỏ của những vật dụng bằng vàng đã chứng minh được phần nào cho luận cứ kể trên. Tháng 4.1997 nghe tin có người rà được một khối lượng lớn vàng bạc của huyện Phù Cát (Bình Định) lập tức chúng tôi tìm hiểu và được T.H, một đồng nghiệp ở Đài Truyền thanh huyện cho biết: “Ngày 05/4/1997 anh Trần Văn An người xã Cát Tân khi rà sắt để tìm phế liệu tại thôn Hưng Mỹ thuộc xã Cát Hưng đã phát hiện một hũ bằng đồng chứa nhiều đổ cổ (chén đĩa bằng vàng và bạc)…reo mừng vì sự giàu có bất ngờ An đã ôm chiếc hũ chạy đi mất. Những người đang làm cỏ mía quanh đó vội ùa lại và hợp sức khoét rộng cái hố, đào sâu hơn và vận may đã mỉm cười với họ. Ở độ sâu hơn 1,5m nhóm người này đã tìm thấy một hũ lớn bằng sành bên trong chứa nhiều vật dụng bằng vàng như bình đựng, đĩa, tô chén, một số khác trông như đồ trang sức với khối lượng ước tính khoảng 3kg. Những người này đã dùng rựa để chia đều số vàng này ra. Những gì mà ông An và nhóm người kia khai quật được nếu tính theo giá trị của vàng ước được 400 triệu đồng. Nhận được tin Công an Phù Cát đã tìm cách thu hồi, nhưng kết quả chỉ được 1 hũ, 6 bình đựng, 9 đĩa và vẻn vẹn có 5 lạng vàng…” Sự kiện này đã gieo vào những người chuyên rà tìm phế liệu giấc mộng tìm thấy kho báu của người Hời. Nhưng cứ như một trò cút bắt bí hiểm, hàng trăm nhóm với nhiều máy dò tìm kim loại chia nhau rà nát những cánh rừng, đồng ruộng, ven sông…nhưng “vàng Hời” vẫn im lặng không chịu lên tiếng. Khi nhiều nhóm chán nản bỏ cuộc thì cuối tháng 10/1997 ông Lê Văn An (trú ở thôn Phú Thọ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn) cùng một người đàn ông tên Liêm gốc gác ở Thanh Hóa đã gây chấn động khi khai quật được một số lượng lớn cổ vật bằng vàng. Nơi mà hai ông tìm được “kho báu” nằm trên núi Hòn Gà (xã Bình Thành, huyện Tây Sơn). Số lượng cổ vật tìm thấy theo ông An gồm: 5 pho tượng cổ cao khoảng 35cm, đường kính thân tượng khoảng 5cm, 4 tượng khác cao khoảng 30cm, đường kính thân tượng khoảng 4cm, 4 lục bình có kích thước lớn hơn một chút, điều đặc biệt là toàn bộ số cổ vật này đều được chế tác bằng vàng ròng. Hai ông An- Liêm đã bán số cổ vật khai quật được cho một người lạ mặt trước khi cơ quan an ninh, các nhà nghiên cứu khoa học, bảo tàng kịp can thiệp. Theo lời ông H, một chuyên gia đồ cổ mà chúng tôi đã tới tham vấn thì người mua được số đồ cổ ấy đã trúng một cái giá rất hời – khoảng hơn 1 tỷ đồng. Trước khi cơn sốt vàng Hời trở lại, những người chuyên đi rà sắt phế liệu coi đây là nghề chính của mình, việc rà được vài chục ký được coi là trúng mánh. Mọi việc trở nên khác hẳn khi rải rác đây đó trên địa bàn tỉnh Bình Định một vài nhóm thay vì tìm thấy sắt phế liệu đã gặp vàng, đồ cổ. Biết tôi đang tìm những thông tin mới xung quanh những chuyện kho báu của người Hời, Hải – một người bạn thuở thiếu thời đã tiết lộ: “Thật ra những người đi tìm sắt phế liệu chỉ là những kẻ gặp may mà thôi, xác suất gặp được cổ vật của họ rất thấp. Cách đây chừng 4 năm ở tỉnh Bình Định đã có khoảng 5 nhóm người lẳng lặng săn tìm cổ vật Chăm dưới danh nghĩa là đào cây dại trên núi, đồi để làm Bonsai, cây kiểng thế. Họ đã xới tung nhiều đồi núi ở Tuy Phước, An Nhơn, Hoài Aân…Thời ấy máy dò tìm kim loại không được phổ biến như bây giờ, những tay săn đồ cổ vì vậy phải dựa vào thư tịch cổ, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học mà họ sưu tầm được. Tớ đã được một nhóm như vậy thu nạp, nhóm này quần miết ở khu rừng Điệp Hồng ở Tháp Bánh Ít, vùng Đồi Bạt lân cận và khi có điều kiện cũng không quên xoi thử một vài hố ở gần chân tháp. Những tay đầu lĩnh có đạt được mục đích hay không thì tớ không được biết nhưng chắc chắn họ đã thu được ít nhiều đồ cổ. Chỉ đến khi xảy ra một vài tai nạn trong việc đào tìm cổ vật, cùng với lúc câu chuyện về những lời nguyền có vẻ như đang trở thành sự thật thì nhóm này tự rã đám. Vàng bạc thì không chắc chứ đồ cổ thì chắn chắn có rất nhiều bởi Thập Tháp Di Đà Tự là ngôi chùa vốn được xây trên khu đất ngày xưa đã từng tồn tại 10 ngôi tháp Chăm mà người ta đã phá đi mất để lấy vật liệu làm chùa. Cổ vật chắc vẫn còn nhiều, chỉ có điều chúng nằm rất sâu trong lòng đất mà thôi. Mới đây một số người đã dùng máy rà kim loại để tìm vàng ở vùng Tháp Cánh Tiên (An Nhơn) nghe đâu khi gần đạt kết quả thì bị công an giải tỏa, các chuyên gia của Bảo tàng Bình Định đã tiếp tục công việc và thu được khá nhiều hiện vật….”
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

Lời nguyền trên kho báu Chăm? Empty Re: Lời nguyền trên kho báu Chăm?

Bài gửi by Hasuongkch Tue Aug 25, 2009 1:01 am


Những hệ lụy đau lòng

Sở dĩ những cuộc săn lùng kho báu Chăm không bị lụi tàn như những cuộc săn lùng tương tự ở Bình Thuận, Đồng Nai những năm trước, hoặc như cuộc săn lùng kho báu của Vua Hàm Nghi mới được một số báo đài nói đến gần đây là vì khác với chúng, kho báu Chăm không chỉ có huyền thoại mà thỉnh thoảng còn hé ra một vài: ”ví dụ” thực tế có sức hấp dẫn, quyến rũ lớn. Mặt khác Chămpa là một quốc gia có thật, tư liệu lịch sử, khảo cổ về nó cũng nhiều hơn hẳn. Tuy nhiên sẽ vô cùng thiếu sót nếu chúng tôi không nói đến hậu quả thảm khốc, những hệ lụy đau lòng mà những người theo đuổi giấc mộng vàng Hời đã gặp phải. Ngày 29.11.1996 nhóm thanh niên gồm 4 người là Trần Văn Đông, Võ Văn Ngọc, Cao Thành Trọng, Huỳnh Công Báu tổ chức đào “phế liệu” ở thôn Hội An, xã Ân Thạnh, Hoài Ân. Nhóm này đã rà được một quả đạn pháo 81 ly và Trọng, Ngọc, Báu đã chết ngay tại chỗ khi tìm cách…đập quả đạn ra để lấy thuốc nổ. Đông- người may mắn thoát chết kể lại- lúc mới cào ra lớp đồng bên ngoài vỏ đạn đứa nào cũng tưởng là vàng, khi phát hiện đó là đạn pháo cả nhóm mới bàn rằng sẽ bán quả đạn này đi để lấy tiền tổ chức rà tiếp biết đâu sẽ gặp may. Ai ngờ…Nhưng đây vẫn chưa phải là kết cục thảm khốc nhất, ngày 18.1.1997 tại cơ sở buôn bán phế liệu kim loại của mình, ông Nguyễn Thanh Phong (An Nhơn – Bình Định) đã thuê anh Sang một người chuyên rà phế liệu cưa quả bom 500 ký. Bom nổ, vợ và 2 con ông Phong, anh Sang và một người bán kem gần đó đã tan xác, máu của những kẻ xấu số nhuộm đỏ cả rặng me tây cách đó khá xa. Ông Phong may mắn thoát chết do không có mặt ở nơi cưa bom, nhưng 4 cái chết bị thảm kia đã giáng vào ông một đòn chí mạng. Những nhóm rà phế liệu là dân An Nhơn đang hoạt động rải rác khắp nơi trong tỉnh vội vã trở về do quá kinh hãi! Câu chuyện đáng cười ra nước mắt nhất lại sảy ta ở huyện An Lão, một nhóm 3 người đi rà chung với nhau khi vừa thấy ánh vàng hấp dẫn lóe lên trong hố, cả 3 đã xông vào “dần” nhau một trận chí tử, hai người yếu hơn đã thua cuộc, người chiến thắng- kẻ khỏe nhất đã xông lại đào tiếp để sở hữu riêng kho báu đã trọng thương, bị mất một cánh tay, một bàn chân vì kho báu phát nổ bởi đó là một quả đạn M79. Những câu chuyện bi thương trên đây hy vọng sẽ cảnh tỉnh những ai có giấc mộng giàu xổi từ những di chỉ văn hóa Chăm chứa đầy những mối hiểm nguy. Đồng thời từ vấn đề này mong rằng các nhà khoa học, các cơ quan chức năng mau chóng tìm ra câu trả lời, tìm cách khai quật những di sản văn hóa Chăm còn ẩn sâu trong lòng đất giải tỏa được những hồ nghi đang tồn tại. Chắc chắn phần di sản này rất đồ sộ nếu so với những gì chúng ta đã từng biết, để muộn ngày nào con người sẽ trả giá cho ngày ấy, việc để thất thoát số cổ vật ở huyện Tây Sơn kể trên là ví dụ không nên lập lại.

Bá Phùng


Nguồn http://tranbaphung.vnweblogs.com
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết