khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)

Go down

Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2) Empty Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)

Bài gửi by diepkhaoco52 Wed Jun 26, 2013 9:45 pm

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]III. Nghệ thuật và phong cách tạc tượng Ấn giáo qua các thời kỳ:[/b]

Những công trình điêu khắc đá đầy rẫy bên ngoài những ngôi đền, những bức phù điêu, những động đá ở Ấn Độ đã khắc họa rất sinh động chân dung của các vị thần và chiến công của họ. Đó là những tạo tác nghệ thuật vĩ đại. Đã được tạc lên bằng tấm lòng sùng kính. Tuy nhiên thì chỉ có một số ngoại lệ hiếm hoi các tác phẩm điêu khắc này được xem là đáng thờ phụng. Thế nhưng các biểu tượng nằm trong đền thì sao khi được tạo tác nên, trải qua những nghi thức tế lễ để nó trở thành nơi ngự trị của thần. Có nhiều đoạn kinh miêu tả về trạng thái xuất thần của những người tạc tượng, kích thước vĩ đại của bức tượng, cùng với các tính cách thần sẽ ngự trong bức tượng đó. Khi bức tượng đã tạc xong các tu sĩ Bà la môn sẽ sắc phong cho nó bằng cách sẽ mang những vị thần khác nhau trên tượng và thổi sự sống vào cho bức tượng ấy. Bắt đầu từ lúc này bức tượng trở nên một biểu tượng thiêng liêng mang linh hồn của thần thánh. Biểu tượng này phải nhận được mọi chăm sóc, phụng sự và sùng bái. Mối quan hệ hai chiều giữa tín đồ và thần linh trở nên gắn kết nhờ vào darshana hay là sự trông thấy.

Trong suốt thời kì Kushan tượng điêu khắc những nhân vật Hindu – đặc biệt là thần Mặt trời Surya và thần Vishnu, gắn chặt truyền thống Vệ Đà đã sản sinh ra nhiều loại tượng khác nhau. Trong thời kì Gupta đã phát hiện ra một nhóm các tượng điêu khắc thuộc Bà la môn diễn tả nhiều khía cạnh khác nhau của Vishnu. Hầu hết các nhân vật điêu khắc được tạo tác trong tư thế đứng thật rõ rệt, , chiếc cằm nhô ra và với hơi thở hít vào làm tăng thêm kích cỡ bộ ngực của họ. Sự lặp lại hình ảnh và các bộ phận cơ thể chẳn hạn như các đầu gối, các mẫu bàn tay, cánh tay, tạo nên một ấn tượng nhịp nhàng cơ bản trong điêu khắc tượng của nền mỹ thuât Hindu. Khái niệm về một vị thần năng động như Shiva, hoặc về một vị thần tích cực như Vishnu, hoặc vị thần đôi khi ghê sợ như mẫu thần Devi vĩ đại đòi hỏi những hình dáng có khả năng ơn phước hơn. Tất cả các tác phẩm thờ kì này điều làm từ chất liệu đá sa thạch. Các tác phẩm ở Elephana điều mang nét trầm mặc như pho tượng thể hiện thần Shiva qua ba khía cạnh, mặt bên trái là Aghora, Đấng hủy diệt, với bộ râu mép, cặp lông mày nhíu lại phồng lên tay cầm con rắn hổ mang. Mặt ở giữa là Tatpurusha, ở khí cạnh nhân ái và thanh thản. Mặt bên phải là Uma Devi, Uma Đấng phúc lành, vợ của thần Shiva với đôi bông hoa tai và cái môi dưới mọng lên, được diễn tả theo thơ ca như bị ong đốt. Cái môi dưới tao và mọng lên,  cái mũi thanh thanh thể hiện tính trang nhã và nữ tính. Vẽ bên ngoài của ba khía cạnh khác nhau này được kết hợp thành một hình dáng hợp nhất bằng đôi vai to lớn và bằng những hoa văn trang trí bằng châu báu ngọc ngà ở khăn trùm đầu. Sự hợp nhất về tâm lý đạt được bằng sự tiết chế với phẩm chất cơ bản của mỗi khía cạnh được thể hiện, cho nên ba chiếc đầu là yếu tố thích hợp của một nhât vật độc nhất. Bước sang giai đoạn Hậu Gupta, nghệ thuật Ấn Độ giáo phát triển lên một hướng mới, vô số đền thờ Ấn Độ giáo được xây dựng lên và tạc vào trên đó nhiều tượng thờ. Ở tháp Shikhara đánh dấu vị trí của một am thần trong đó không thờ bất cứ tượng Phật nào hết mà chỉ thờ một lingam, đó là dương vật tiêu biểu cho thần Siva. Xa hơn nữa về phía Nam, công trình Badami xây dựng theo kiểu Chalukya phát hiện được nhiều tượng thần Siva và Vishnu. Đặc biệt trong đó phát hiện một mẫu điêu khắc tuyệt mỹ tượng thần Vishnu đang ngồi an tọa thoải mái trên những vòng cuốn của con rắn vĩ đại Ananta đang xòe những chiếc mào hình mũ lơ lửng che bên trên mũ triều cao ngất của vị thần Chúa tể này. Tay nghề già dặn của nghệ nhân chạm khắc đã tạo ra một loạt các khối hình học kết hợp nhau lại để chuyển chất đá cứng đầu thành một tác phẩm mỹ thuật tuyệt vời.

Nghệ thuật điêu khắc ở thời trung cổ ở Trung Ấn, ở vùng Ailole do chịu ảnh hưởng về kỹ thuật đất sét, tạo ra những nhân vật với hình ảnh mềm mại hơn so với bất cứ tượng nào thời kỳ Gupta. Những khớp xương đầu gối, khuỷu tay đã mất đi bất cứ sự liên tưởng đến cấu trúc xương và trở ên dễ uốn nắn, như thể chúng được thực hiện ở đất xét hoặc loại vật liệu mềm dẻo khác, mặc dù chúng hoàn toàn được làm trên đá sa thạch. Ở khu vực miền Bắc thuộc, ở Khajuraho các tượng điêu khắc thường cao và khá mảnh mai, một số có đôi chân kéo dài hơn nhiều. Các ấn tượng là tư thế và đường kẻ  được cường điệu. Tư thế của tượng có vẻ thoải mái và tự nhiên.  

Vào thời kì hậu trung cổ ở miền Nam, các bức tượng với mặt bên ngoài duyên dáng và xinh đẹp. Tầm vóc của chúng mảnh mai và liền lạc đạt được vẻ thanh thoát với loại đá granite. Ở giai đoạn này người ta bắt đầu làm những pho tượng bằng đồng đôi lúc bằng đồng thau, trong những pho tượng này có những pho tượng là tuyệt tác điêu khắc kim loại trên thế giới. Chúng được sử dụng như là phương tiện thờ cúng, và có kích cỡ hầu như bằng người thật trong việc thờ cúng trong những đền thờ, và thường được bảo quản tốt, những tượng bé được người ta mang theo hay được thờ cúng trong những điện thờ cá nhân. Hầu hết các pho tượng được đúc ở các sở đúc của những người thợ thủ công, sử dụng quy trình khuôn sáp tự hủy. Một số pho tượng được mang ra khỏi các hốc tường hoặc ở những nơi thờ cúng ở các đền và được rước đi trong các buỗi lễ, trong các dịp lễ này người ta cho những pho tượng mặc những y phục bằng lụa sặc sỡ, hay phủ vải ngoài trừ khuôn mặc. Theo tính cách điêu khắc chúng là những mẫu vật mang ý nghĩa quan trọng nhất của nền mỹ thuật miền Nam Ấn Độ sau này. Một số pho tượng thần Shiva linh hoạt mặt dù ở tư thế thư giãn, có một cái gì đó đàn hồi và căng cứng ở kim loại tương phản với nét đặc trưng bất động hay tĩnh hơn của đá. Kích cỡ của nó bắt nguồn từ nghệ thuật điêu khắc Pallava, nhưng động tác hàm ý của nó và vẻ duyên dáng có ý thức là những sự đóng góp của thời kỳ đầu Chola. Các pho tượng đứng một mình hoặc một bộ hai pho tượng thường xuất hiện rất nhiều ở mẫu vật bằng kim loại, mặc dù những nhóm nhiều pho tượng đôi lúc cũng được sản xuất chẳn hạn như nhóm tượng hôn lễ của thần Shiva và Parvati. Ở nhóm tượng thần Shiva này xuất hiện với cánh tay phải ôm người vợ của mình và cánh tay trái tựa lên bò thần Nandin. Cùng với sự kết hợp tuyệt vời giữa người nam và nữ thể hiện một đặc biệt của Ấn Độ về lưỡng tính. Sự uyển chuyển ở tư thế, sự uốn éo nhẹ nhàng và những nét cong ngược lại của thân hình tất cả điều cho thấy truyền thống đồ đồng thời Chola ở thời kì rực rỡ nhất của nó.  

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]IV. [/b][b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]Ảnh hưởng của Ấn Độ giáo đến khu vực Đông Nam Á:[/b]

Lịch sử truyền phát của Ấn Độ giáo đến Đông Nam Á diễn ra từ thế kỷ thứ IV-III trước công nguyên đến nay, qua thời gian đã phủ lấp. Tuy nhiên những di tích khảo cổ học đã khẳng định, phần nào còn lại dấu vết của nền văn hóa cổ.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]1.Ấn Độ giáo trong lịch sử văn hóa ở Thái Lan:[/b]

Ở Thái Lan, ẩn tàng trong rất nhiều tín ngưỡng rất phức tạp của người Môn- Khơme Ấn Độ giáo đã được người Thái tiếp nhận. Quan niệm về vương quyền và hệ thống đẳng cấp Ấn Độ giáo còn in đậm dấu ấn, nhất là tục thờ thần voi Erawan. Ở nam và đông nam thái Lan còn khá là nhiều bức tượng Vishnu bằng đá, tượng Vishnu bằng hồ trộn cát đá ở Chaiya (tỉnh Suratthani) được xác định có niên đại vào thế kỷ thứ IV-V. “ Các pho tượng Ấn Độ muộn hơn được các nhà nghiên cứu chia ra làm ba nhóm. Nhóm tượng thứ nhất có một tấm khăn trang trí bó vắt chéo ngang đùi. Nhóm tượng thứ hai có tương tự hình dáng nhưng tấm khăn lại vắt ngang đùi. Nhóm tượng thứ ba không có tấm khăn vắt ngang hay vắt chéo mà là sự nổi bật của cơ bắp trần khỏe khoắn”[1]. Trong lãnh thổ Thái Lan người ta đã phát hiện một số di tích khảo cổ học ở lưu vực sông Menam như Sitep, Nakoru,patom và Pongtuk, tất cả đều có niên đại khoảng 550 năm sau công nguyên, và di chỉ U Thoong đã được tiến hành khai quật và nó cung cấp nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy khu vực này từng là trung tâm truyền bá ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.  Người ta nhận thấy ở Tharavadi Ấn giáo đã chiếm vai trò quan trọng hơn tất cả, ít nhất là hiện diện trên dất Thái Lan từ trước thế kỷ thứ VIII.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]2. Ấn Độ Giáo trong lịch sử văn hóa Myanma[/b]

Với 135 sắc tộc có nguồn gốc xuất sứ khác nhau, văn hóa tâm linh của người Myanma ngày nay là sự kết hợp hài hòa các nếp sống con người trong lịch sử. Trong vương triều Iksơvaku gần như lấy Ấn giáo làm niềm tin tuyệt đối. Trong số hiện vật  khai quật ở đền Letmyethana , có những phù điêu đá với những đường nét khắc họa khá tinh tế. Phần trên bánh xe pháp luân được chia làm hai ngăn nhỏ, ở trong có hai vị thần toàn thân là đức Phật. Phần dưới là hai thần Brahma ở tư thế ba đầu quỳ trên ghế có hai bình gốm nâng cao ở đầu gối. Ở ba phiến đá có nghệ thuật điêu khắc thể hiện thần Vishnu tay cầm xakhara cưỡi chim thần Garuda, đang trải rộng đôi cánh bay, cùng nữ thần Lakshmi. Hóa thân ở bức phù điêu thứ ba, thần Vishnu nằm trên mình rắn thần Atnanta. Từ rốn thần có ba bông hoa sen đang đua nở, giữa mỗi bông sen là các vị thần Brahma, Shiva và Vishnu. Vào thế kỷ XI đọng lại trên hai tấm sa thạch màu hồng tìm thấy ở Thatôn, được khắc họa hình thần Vishnu đang nằm trên mình con rắn Atnanta. Ba bông sen nở vươn ra từ thân thần làm đế ngồi cho ba vị thần Brahma, Vishnu, Shiva, giống như của người Phyu. Bức phù điêu thứ ba thể hiện thần Shiva ngồi cạnh bò thần Nandin, dưới chân phải và gối trái là hai con quỷ lốt râu.

Ở đền Nanpaya được xây đụng dưới thời vua Manuha, trong hệ thống phù điêu trang trí ở đền , hình ảnh các dạng hó hân của thần Brahma, Vishnu và Shiva được thể hiện khá điệu luyện. Những bằng chứng trên chứng tỏ rằng vào khoảng thời gian từ thế kỷ thứ IX đến nữa đầu thế kỷ thứ X Ấn Độ giáo ở Thatôn có cơ hội vượt trội hơn Phật giáo ở miền Nam. Chuyển bước cùng với lịch sử Châu Á qua thời kỳ hiện đại thì ngày nay Ấn ĐỘ giáo vẫn còn một số đền đài bia tượng gợi lại quá khứ oanh liệt của Myanma.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]3. Ấn Độ giáo trong lịch sử văn hóa ở Lào[/b]

Ấn Độ giáo cũng có Ảnh hưỡng mạnh mẽ đến đất nước Lào, tại đềnVát Phu     “ Cái còn gọi là một vài miếng đá rải rác có chạm thần rắn Naga một đầu, vị thần đất thần nước, vật tổ xưa nhất của người Khơme, của dòng dõi công chúa Sôma nước Phù Nam và tiếp nối là Chân Lạp. Đặc biệt, trụ linga của thần Shiva không những chỉ dựng trên trục hành lang từ ngoài vào mà còn rãi rác trên các khu đền”[2]. Các đầu tượng Indra, Shiva và Vishnu cưỡi chim thần Garuda còn gần như nguyên dạng tìm thấy rãi rác ở các khu phế tích đền thờ.

Từ thế kỷ thứ IX-XV có lẽ vì do chiến tranh liên miên giữa các bộ lạc tộc người giữa các tiểu vương quốc ở Lào nên làm cho Ấn Độ giáo không có cơ hội phát triển. Tuy vậy dấu tích còn lại ở Vátphu, ở chùa Xỉmương  từ điêu khắc hội họa về các vị thần Brahma. Vishnu, Shiva và các biểu trưng linga bằng đá các tảng đá lớn trước nhà chùa thờ Phật là sự có mặt của Ấn Độ giáo ở Lào.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]4. Ấn Độ giáo trong lịch sử văn hóa Campuchia[/b]

Ấn Độ giáo thậm chí là đạo Brahma trước nữa đã truyền từ xứ sở xưa của Campuchia ít nhất từ thế kỷ I. Một trong bốn văn bia còn lại của Phù Nam đã ghi lại cuộc đông chinh của vị hoàng thân Ấn Độ đến Phù Nam vảo thế kỷ I. Những năm đầu thế kỷ thứ VI Ấn Độ giáo được phục hưng và phát triển trên vùng đất Phù Nam. Trong giai đọn này thì Ấn Độ giáo đã hòa nhập với tục thờ thần Malecvara trên đỉnh núi Motan.

Qua các cuộc nội chiến thì đến cuối thế kỷ thứ VI vương quốc Phù Nam đã bị xóa tên và vương quốc mới ra đời đó là vương quốc Chân Chân Lạp. Trong giai đoạn này thì Ấn Độ giáo vẫn được duy trì và nhiều đền thờ thần Shiva được dựng lên bên cạnh các tượng thần Harihara và Uma. Harihara là một lối thờ cúng coi hai vị thần Vishnu và Shiva chung một bản thể. Nhiều đền đài, tháp thờ Ấn Độ được xây dựng bằng gạch nung với các vòm của bằng đá. Các công trình kiến trúc cũ theo lối Ấn Độ giáo đã được tu bổ, sửa chữa lại hoàn chỉnh.

Hiện nay trên lãnh thổ Campuchia vẫn còn một số đền đài mang dấu ấn Ấn Độ giáo như Đền Ăngko còn lại ngày nay với dáng vẻ uy nghi, ngạo nghễ là thành quả xây dựng của người dân Campuchia dưới thời vua Suyavacman II (1113 – 1150 ) là kết tinh của hơn 300 năm phát triển của loại hình đền núi Khơme. Với diện tích 19.500 m2  nổi lên giữa hồ nước trong, vẻ hoành tráng của ngôi đền, hình ảnh thần vua là sự kết hợp của cả Ấn giáo và Phật giáo, tín ngưỡng thờ thần rắn Naga. Các tượng Shiva tám tay ở Phnômda và nhiều tượng Vishnu ở Phnôm Kulên … đã mang hình mũ biến dạng. Thần rắn Naga với Ấn Độ giáo ở Campuchia đã trở thành một biểu tượng linh thiêng, bảo vệ chế độ vương quyền từ thế kỷ thứ I đến hiện đại. Cuối thế kỷ thứ XV, Neai Khan xưng vua, cho đúc tiền bằng vàng, bạc, đồng. Ngỗng thần của Brahma được khắc họa trên các mệnh giá ngân khố quốc gia. Lịch sử Campuchia đã trải qua bao nhiêu thăng trầm cùng với vận mệnh của các quốc gia Đông Nam Á khác, nhưng hơn đâu hết, Ấn Độ giáo luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong mọi triều đại trước thế kỷ thứ XIV.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]5.Ảnh hưởng của Ấn Độ giáo ở Việt Nam:[/b]

Cuối thế kỷ thứ XIX, người Pháp biết đến một văn bia khắc trên một trụ đá trong cấu tạo của tò vò ở một phế tích đền Prasat Pram Lovek ở Đồng Tháp Mười. Ở đoạn cuối của văn sự truy niệm Ấn Độ giáo bằng hình chạm khắc dấu chân trần của Vishnu được gọi là Chakratirthasvacmin.

Với 89 di tích khai quật khảo cổ học, lấy tên là Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều hiện vật còn lưu giữ chứng tích của Ấn Độ giáo. Có điều, trong tổng số những hiện vật bằng đá, đồng, vàng,  gạch nung…có cái còn nguyên vẹn, có cái chỉ còn bộ phận chi tiết như cánh tay, bệ tượng, nền móng đền thờ….có biểu hiện mỹ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo của nhiều lát cắt thời gian từ thế kỷ II, I trước công nguyên đến tận thế kỷ thứ XV sau công nguyên. Trong di tích Gò Thành huyện Chợ Gạo phát hiện một pho tượng Vishnu còn nguyên vẹn, một tượng nam thần chỉ còn phần thân và những bệ thờ yoni có niên đại thế kỷ VI-VIII. Và một số di tích khác thuộc văn hóa Óc Eo cũng tìm được nhiều tượng Ấn giáo như Tân Thạnh Long An tìm được một tượng Vishnu đội mũ trụ, đứng lệch mông sang trái…

Các hiện vật đá thế kỷ VII như tượng Uma chiến thấn trận quỷ, tượng nữ thần và tượng Linga, Yoni…được lưu giữ tại viện bảo tàng lịch sử Việt Nam, có xuất sứ từ Tây Ninh.

Tiến dần lên phía bắc Ấn Độ giáo còn lưu dấu Ấn khá đặc trưng trong nền văn hóa Chăm. Trong khoảng 400 năm của dòng vua Chăm ở cuối thế kỷ thứ VIII. Ấn giáo đã trở thành tôn giáo lịch sử của người chăm trước thế kỷ X.

Ấn Độ giáo ở Champa thuộc phái Siva, thường được thể hiện dưới dạng Linga để tôn thờ. Những hình tượng Siva ở dạng người (hay nhân hóa), thường được đồng nhất là thần vua Champa. Hiện tượng này chúng ta có thể thấy được ở những tháp Champa, như phù điêu thần Siva ở tháp Po Klaong Girai, Po Ramé, Po Ina Nagar, thực tế đó là vua Champa (riêng Po Ina Nagar, người Chăm thờ người như là “Quốc Mẫu”). Các thần Siva của Ấn Độ giáo cũng được thờ ở trong các tháp Champa nhưng dưới dạng Linga hoặc Linga-Yony. Biểu tượng của Siva là Linga. Linga là biểu hiện của tam vị nhất thể với chỏm đầu hình cầu tròn là Siva, phần giữa là Vishnu có tám cạnh và phần cuối là Brahma có bốn cạnh. Chiếc Linga đầu tiên xuất hiện dưới triều vua Bhadravarman thế kỷ IV. Nhà vua cho xây tại thánh địa Mỹ Sơn một đền thờ thần Siva Bradravarman, mà biểu tượng là một Linga. Như vậy Ấn Độ giáo của người Chăm ở Việt Nam đã được truyền dẫn, bảo lưu mười bảy thế kỷ và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]KẾT LUẬN[/b]

Ấn Độ giáo có thể nói là một trong những tôn giáo đầu tiên của nhân loại, đây là một tôn giáo đa thần nhưng thống nhất “Tam vị Nhất thể”. Trong tôn giáo này có rất nhiều vị thần nhưng chủ yếu chỉ tôn thờ có ba vị thần Brahma, Vishnu và Shiva là chủ yếu. Sự sùng bái các thần linh và niềm tin vào tôn giáo của họ được thể hiện qua việc tạc tượng để thờ phượng là một điều tất yếu. Bắt đầu từ thời Upanishad trở về sau, Vishnu và Shiva đã trở thành hai vị thần phổ biến trong niềm tin tín ngưỡng của tín đồ. Họ được cho là hai vị thần xứng đáng nhất nhận sự thờ phượng và phụng sự của tín đồ. Đối với các tín đồ thì Vishnu và Shiva là Thượng Đế siêu nhiên và tuyệt đối, lại vừa thực hữu, hiện diện trong mỗi con người.

Trong việc điêu khắc tượng thì người nhận thấy một điều là qua mỗi thời kỳ ở mỗi vùng khác nhau trên đất nước Ấn Độ có những phong cách tạc tượng có sự khác nhau và có những dấu ấn đặc trưng riêng của khu vực. Người tạc tượng với mục đích chủ yếu là để thờ cúng, nơi để người ta có thể dâng cúng lễ vật để cảm tạ thần linh. Việc phát hiện rất nhiều tượng Ấn giáo cũng cho thấy sự phổ biến rộng rãi của việc thờ thần và phong cách của các vị thần nó thể hiện được sự khao khát cầu mong sự che chở, bảo vệ của các vị thần dành cho mình.

Đa dạng, phong phú và đặc trưng trong cách tạc tượng chính là điểm nổi bật của Ấn Độ giáo. Sự khác biệt nhau về phong cách cũng như về nghệ thuật tạc tượng điều đó cũng thể hiện ở một góc độ nào đó đời sống cũng như hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.

Với vô số tượng phát hiện được cho thấy sự thần thánh hóa, tôn sùng các vị thần. Đặc biệt là thần Siva và Vishnu, bảo tồn và hủy diệt không những chỉ riêng phổ biến ở Ấn Độ và còn phổ biến ở các quốc gia mà Ấn Độ giáo đặt chân tới. Như vậy, có thể nói Ấn Độ giáo đã tồn tại mãnh liệt như là thực thể của xã hội.

 

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]TÀI LIỆU THAM KHẢO[/b]

1.        Jon Bowker (2003), Nguyễn Đức Tư ( người dịch) Lịch sử văn minh nhân loại các tôn giáo trên thế giới, NXB Văn hóa thông tin.

2.        Nguyễn Lệ Thi (2009), Nghệ thuật Ấn Độ giáo và Phật Giáo ở Lào, NXB Thế giới.

3.        Kim Knott (2011), Ấn Độ giáo nhập môn, NXB Thời đại.

4.        Trương Sỹ Hùng (2010), Tôn giáo trong đời sống văn hóa Đông Nam Á, NXB Văn hóa thông tin và Viện văn hóa.

5.        Paul Poupard (1999), Các tôn giáo, NXB Thế giới.

6.        Roy C Craven (2005), Mỹ thuật Ấn Độ, NXB Mỹ thuật.

7.        Geetesh Sharma (2012), Thích Trí Minh dịch, Những dấu vết văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam, NXB Văn hóa văn nghệ TP Hồ Chí Minh.

8.        John L.Esposito, Darrell J.Fasching, Todd Lewis (2006), World Religions Today second edition Oxford University Press.

9.        Jacquetta Hawkes, Leonard Woolley (2001), Lịch sử văn minh nhân loại thời tiền sử, NXB Văn hóa thông tin.

10.     Aschwin Lippe (1960), The Sculpture of Greater India, The Metropolian Museum of Art Bullentin.

11.      Trần Nguyễn Du Sa, Nguyễn Anh Dũng, Phan Thị Hồng Ngân (2006), Bách khoa tôn giáo Đông – Tây, NXB Văn hóa thông tin.

12.      Albert Schweitzer (2008), Tư tưởng Ấn Độ theo dòng lịch sử, NXB Văn hóa thông tin.
 Võ Sĩ Khải (2002), Văn hóa Đồng bằng Nam Bộ (Di tích kiến trúc cổ), NXB Khoa học xã hội






[1] Trương Sĩ Hùng (2010) Tôn giáo trong đời sống Đông Nam Á, tr19,  NXB Văn hóa thông tin và viện văn hóa.



[2] Trương Sĩ Hùng, 2010. Tôn giáo trong đời sống Đông Nam Á, NXb Văn hóa- Thông tin và viện văn hóa, tr 25
diepkhaoco52
diepkhaoco52
Member
Member

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 03/12/2011
Age : 33
Đến từ : Cam Lâm - Khánh Hòa

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết