khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA

4 posters

Go down

ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA Empty ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA

Bài gửi by Đinhnam Thu Mar 03, 2011 8:48 am

CHỮ VIẾT CAMPA
Nguyễn Hoàng Bách Linh
Nguyễn Nhựt Phương


QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN TỰ CHAMPA

1 Văn tự Champa trong tiến trình lịch sử của vương quốc Champa

Ngôn ngữ Champa thuộc nhóm ngôn ngữ Malai - Polynesien, thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Nó được sử dụng bởi 10.000 ở Việt Nam và 20.000 người Champa ở Campuchia. Các ngôn ngữ Chăm khác được sử dụng tại Việt Nam như: Ra Glrai, Ê Đê, Gia Rai, Chu Ru, Hroi... Tiếng Champa có liên hệ với ngôn ngữ Malai – Polynesia khác tại Indonesia, Malaysia, Madagasca, Philippines. Bộ chữ cái này bắt nguồn từ chữ Phạn thuộc hệ Bhrami. Ngày nay tên gọi Champa được dùng để chỉ chung cho cả nhánh ngôn ngữ Nam Đảo lục địa ở Việt Nam [1].

Champa là nước ảnh hưởng mạnh mẽ văn hóa Ấn Độ hay nói một cách đúng hơn là một nước Ấn Độ hóa ở Đông Dương. Champa chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ trên nhiều mặt, gần như là sao chép văn hóa Ấn Độ, có cả tôn giáo, chính trị, xã hội và chữ viết trong buổi đầu lập quốc thì vai mượn hoàn toàn chữ viết của Ấn Độ. Dù tiếp thu văn hóa Ấn Độ nhưng lại tiếp thu văn hóa ở một khu vực nhất định. Chữ viết của Ấn Độ có loại chữ Sankrit, nhưng chữ này lại có hai loại chính là chữ phân bố ở miền Bắc và ở miền Nam. Chữ Sankrit du nhập vào Champa có thể theo con đường giao thương mua bán với Ấn Độ. Nhưng sự tiếp thu chữ Phạn ở miền nam Ấn có lẽ do nguyên nhân chính là từ các cuộc truyền bá tôn giáo ở vùng nam Ấn sang các nước khác ở phía tây. Có thể người Champa tiếp thu loại chữ viết này ở giai đoạn Phật giáo bắt đầu truyền bá đi khắp nơi trên thế giới và Champa nằm trên con đường truyền bá ở phía nam và tây nên có điều kiện tiếp nhận chữ viết này khi mà người Champa chưa có chữ viết để kí âm.

Loại chữ này có nguồn gốc khá cổ xưa và đầu tiên bắt nguồn từ chữ Brahmi ở vùng Nam Ấn khoảng năm 200 trước Công nguyên. Khi là chữ viết chính thức của người Champa thì chữ Sankrit được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Chăm. Trong giai đoạn từ lúc lập quốc đến khoảng thế kỉ thứ IV khi phát hiện bia Võ Cạnh thì có thể nói trong giai đoạn đầu này người Champa sử dụng thuần chữ Sankrit để ghi chép. Bia ký Võ Cạnh là bia ký sớm nhất của Champa và cả Đông Nam Á.

Đến khoảng thế kỉ thứ VI khi phát hiện được bia Đông Yên Châu lại mở ra một vấn đề mới. Vấn đề là trên bia không sử dùng thuần chữ Sankrit mà bắt đầu dã có chữ Champa cổ. Tức là loại chữ mà người Champa sáng tạo ra trên cơ sở chữ Sankrit. Từ giai đoạn này đến thế kỉ XVI thì chữ Champa được sử dụng rộng rãi bên cạnh chữ Sankrit. Tất nhiên trong quá trình lịch sử chữ Champa có những biến đổi và hình thành nhiều hơn số từ vựng đề đến thế kỉ XVII thì hoàn toàn sử dụng chữ Champa trên tất cả các lĩnh vực.

Chữ viết Champa theo PGS. Po Dhamar trải qua hai thời kì:

Từ thế kỉ IV đến thế kì XVI là hình thức ngôn ngữ, chữ viết Champa cổ điển, tồn tại chủ yếu trên bia ký.

Từ thế kỉ XVII trở đi là chữ Akhar thrah. Bia kí đầu tiên sử dụng chữ này là bia Po Rome (1627 – 1651) và viết trên nhiều tài liệu Champa giai đoạn 1702 – 1850 và tồn tại trong tầng lớp tu sĩ, bô lão và trí thức Champa. Chữ Champa được sử dụng để khắc trên bia Po Rome đã nói lên việc chữ Champa được dùng chính thức trong hành chính, chính trị, văn hóa của vương quốc Champa lúc bấy giờ. Từ đây mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử chữ viết của dân tộc Champa: Nó được dùng rộng rãi trong xã hội Champa [2].

Năm 1964 nhằm phục vụ giảng dạy, một nhóm giáo viên đã biên soạn sách chữ Chăm để dạy học. Chữ Chăm có sự cải biến là:

- Chuẩn hóa nét viết của 5 phụ âm quá gần gũi nhau.

- Chỉnh lí âm.

Các nguyên tắc khác của chữ Akhar thrah được giữ nguyên như cũ. Cuộc cải cách nhỏ này với mục đích là muốn giảng dạy chữ Chăm cho thế hệ trẻ được học thuận lợi hơn nhưng những cải cách này làm mất đi giá trị của chữ Chăm nhưng lại không nhiều đến nỗi làm khác lạ so với chữ viết Chăm truyền thống.

Sau ngày thống nhất đất nước để tiếp tục bảo tồn giá trị cổ của dân tộc Chăm nhà nước cũng khuyến khích giáo dục, cho dạy chữ Chăm để bảo tồn vốn cổ. Ban biên soạn sách chữ Chăm ra đời, thành phần tham gia chủ yếu là các vị trong Hội đồng cải cách năm 1964, cũng nhằm mục đích cải tiến những phúc tạp trong tiếng Chăm để thế hệ trẻ học được dễ dàng hơn. Xuất phát từ thiện ý đó nên Ban biên soạn sách chữ Chăm mới bắt đầu thực hiện một số cải cách trong tiếng Chăm Akhar thrah nhưng do Hội đồng biên soạn không nắm được đặc trưng của tiếng Chăm cổ truyền nên trong cải cách có sự sai lầm nghiêm trọng. Hậu quả là làm thay đổi chữ Chăm truyền thống đã tồn tại mấy thế kỉ là bản sắc của dân tộc Chăm. Cuộc cải cách này nó là mối đe dọa tiếng Chăm cổ đi đến thất truyền. Một bộ phận thế hệ trẻ người Chăm giai đoạn này đã học theo sách mới biên soạn này, đây cũng là một nguy cơ làm người Chăm thế hệ sau khác biệt về tiếng Chăm của ông cha ngày trước.

2 Các dạng văn tự đầu tiên

v Chữ Phạn (chữ Sankrit, Akhar Rik)

Cũng như các nước khác ở Đông Nam Á, người Chăm đã sớm tiếp thu hệ thống văn tự cổ Ấn Độ để tạo ra chữ viết của chính mình. Nhưng có điều chúng ta chắc chắn khẳng định là người Chăm đã có chữ viết sớm nhất Đông Nam Á.

Trong suốt quá trình lịch sử của mình, người Chăm đã dùng một số kiểu chữ như Akhar rik, Akhar tapuka… Tất cả các loại kiểu chữ nói trên đều bắt nguồn từ một trong những loại văn tự cổ ở miền Nam Ấn Độ. Loại chữ Brahmi bắt nguồn từ dạng chữ hình nêm (cuneiform) của dân Phoenician. Chữ Brahmi ở Nam Ấn có dạng tròn trịa hơn (bảng chữ cái của văn tự Miến, Miên, Lào, Thái được cải biến từ dạng chữ Brahmi Nam Ấn)

Chỉ qua những gì hiện còn và được biết, chúng ta đã thấy chữ Phạn (Sanskit) đã được người Chăm tiếp thu từ những thế kỷ đầu công nguyên. Bia Võ Cạnh (tấm bia bằng chữ Phạn cổ nhất Đông Nam Á) với cách viết rất gần với cách viết của các bi ký Amaravati ở Nam An Độ, đã được các nhà nghiên cứu định niên đại thế kỷ III – IV là những bằng chứng đầu tiên về sự du nhập chữ Phạn vào Chămpa. Từ thời điểm đó cho tới khi vương quốc Champa chấm dứt thời đại của mình, chữ Phạn luôn luôn là chữ viết được dùng trong triều đình Chămpa.

Một điều đặc biệt là diễn biến dạng từ chữ Phạn ở Champa gần như đồng thời với sự biến đổi ở Ấn Độ. Nếu nhìn vào sự tiến triển của văn tự Sanskit ở Champa từ trước thế kỷ IV, chữ viết có dạng cong của Nam Ấn, sau đó vào những thế kỷ VI – VIII, chữ Phạn ở Chămpa lại có dạng tự vuông của Bắc Ấn Độ, rồi từ thế kỷ VIII trở đi, dạng chữ Phạn của Champa chuyển sang kiểu tròn của Nam Ấn. Ngay sự diễn biến của chữ Phạn ở Champa cũng phần nào chứng tỏ giữa Ấn Độ và Champa thời cổ luôn có sự giao lưu thường xuyên về văn hoá.

Chữ Phạn được dùng chủ yếu từ thế kỷ II đến thế kỷ VIII, nó được viết và khắc trên bia để ca tụng công đức của các vua và để viết thư giao dịch với các nước hay viết các văn bản tôn giáo.


v Chữ Akhar Thrah

Mặc dù văn tự vay mượn có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, nhưng người Chăm cũng có những cố gắng nhằm cải tiến, sáng tạo chữ viết cho phù hợp với tiếng nói của dân tộc mình, do đó chữ viết Chăm ra đời.

Ngoài những tài liệu bi ký, các sử liệu Trung Quốc còn cho chúng ta biết ngay từ trước thế kỷ VII, người Chăm đã dùng văn tự của mình để ghi chép kinh sách và trao đổi thư từ. Như vậy bên cạnh chữ Phạn, chữ Chăm cổ luôn được người Chăm cải tiến và sử dụng. Tiêu biểu nhất là bia ký Lai Cam có tự dạng tròn, có nét viết liên tục và hoàn thiện dần cho đến bia ký Pô Nưgar (thế kỷ X đến XII) hoặc bia ký Biên Hòa (thế kỷ XV). Một số bia ký trong giai đoạn này được viết bằng akhar rik.

Người Chăm đã từng sử dụng chữ viết như kiểu chữ Akhar Rik (chữ Thánh, cổ tự), Akhar Tapuk (chữ Sách) -- Loại hình này được dùng chính yếu tại Căm Bốt, Akhar Jok (chữ bí ấn) được dùng ở Việt Nam để cầu nguyện v.v… Điều khác thường là, không giống như âm tiết tiêu chuẩn, các mẫu tự chỉ phụ âm được đọc mà không có âm chữ “a” đi cùng, Akhar Kabinmưng (chữ con nhện) Một văn tự biến thể cũng được dùng bởi người Chàm tại Căm Bốt., Akharator (chữ tắt, chữ treo). Đặc biệt loại chữ Thảo Akhar Thrah được sử dụng rất phổ biến.

Đặc điểm của chữ Akhar Thrah:


Chữ Chăm Akhar thrah: bắt nguồn từ các kiểu chữ akhar rik (chữ cổ,...), akhar tapuk (chữ sách), akhar jok (chữ bí ẩn, thần bí), akhar kalimưng (chữ con nhện), akhar tor (chữ treo, chữ tắt)... là dạng trung gian có tính cá biệt của akhar tharh. Khác với loại chữ Akhar Rik, loại chữ Akhar Thrah cũng như hiện thân của nó là loại chữ thế tục, được ghi trong văn bản chép tay, đó là chữ văn tự ngữ âm – âm tiết. Akhar thrah có thể hiểu là chữ thông dụng, ngài cách viết thôn thường chữ Akhar thảh có ba biến thể khác:

- Akhar yok: chữ bí ẩn.

- Akhar atwơn: chữ tắt, chữ treo.

- Akhar galimưng: chữ con nhện, chữ viết tháu.

Cả ba dạng này đều dùng những nét cơ bản của chữ Akharthar với một vài thay đổi theo hướng giản lược hoặc cách điệu.

Akhar tharh có tất cả 37 chữ cái, trong đó có 13 chữ cái dùng để làm chữ “chết”, có 141 vần thông dụng, 38 vần ít dùng chưa kể các biến thái âm vị.

Loại kí hiệu riêng biểu hiện ở các âm (son, sound), các đơn vị (graphine) nói chung đều có những âm vị (phonème) tương ứng.

Bộ chữ Akhar Thrah gồm hai loại ký hiệu khác nhau về chức năng:

a. Chữ cái (inư akhar): là hạt nhân làm chổ dựa để ghi âm tiết. Có thể chia các chữ cái thành hai nhóm như sau:

* 6 chữ : biểu thị cho nguyên âm bắt đầu âm tiết hoặc một mình làm thành âm tiết( 6 chữ: Ak, Iak, Uk, Ek, Ay,Ok).

* 35 chữ : biểu thị các phụ âm, đúng là phụ âm với nguyên âm bản chất /a/ hoặc /ư/, các ký hiệu này luôn được viết thẳng hàng từ trái sang phải.

b. Chân chữ (takai akhar): là ký hiệu phụ được gắn thêm vào chữ cái để hoàn chỉnh âm tiết khi viết, nó ghi một nguyên âm, vần hoặc phụ âm mũi, phụ âm xác cuối tiết.

Chữ Akhar Thrah dùng trong tiếng Chăm gồm 65 ký hiệu, trong đó 41 chữ cái và 24 chân chữ, trong chân chữ có những ký hiệu phụ.

Các ký hiệu phụ (takay akhar): không bao giờ dùng một mình mà chỉ được phép ghép chung, thêm vào chữ cái ở các vị trí trước, sau, trên, dưới tuỳ loại.

v Một số dạng tự khác được dùng:

Akhar hayap: Là loại chữ trên bia. Loại chữ này có một số biến thể nhưng sự sai lệch tương đối ít.

Akhar rik: Nghĩa là chữ thánh, là một loại cổ tự, cũng có thể là chữ hoa. Nó được dùng nhiều ở đầu câu trong các văn bản thời cận đại. Một thể loại đặc biệt của bảng âm tiết (vần), trong đó các mẫu chữ “treo” (móc) từ các nét phía trên hàng ngang. Sự tương đồng của các nét phía trên hàng ngang này với các nét matra hàng ngang đặc trưng cho các mẫu chữ deva-nagari của Ấn Độ hiển hiện rõ ràng.II- Đặc thù tiếng nói - chữ viết Chăm
So với tiếng phổ thông (tiếng Việt), ngoài những điểm tương đồng về ngữ pháp như trật tự từ trong câu, cấu trúc câu, có chung lối nói lối suy nghĩ của cư dân châu Á nông nghiệp, tiếng Chăm còn có sự dị biệt riêng của ngôn ngữ như: Cách viết, cách đọc, có nhận có âm vị căng chùng, nguyên âm ngắn dài, cấu trúc âm tiết không tuyến tính.
Về cách viết: Chữ Chăm có 10 nét cơ bản. Nét phổ biến của chữ Chăm là nét tròn từ trái qua phải, từ dưới lên theo chiều kim đồng hồ và đường chuẩn trên lưng chữ thay vì chân chữ như trong tiếng Việt.
Về từ tiếng Chăm: Đôi khi là một âm tiết, hai âm tiết hay ba âm tiết có dấu nhấn theo một quy định nhất định (nhấn: đọc rõ và kéo dài, không nhấn: đọc yếu, mờ và lướt).
Ví dụ: Kabao-kbao: con trâu; jaliko - jalko: mật ong; Katê - Ktê; patao - ptao: vua... Do đó trong giao tiếp thường ngày, âm tiết mờ thường bị nuốt mất gây ngộ nhận là tiếng Chăm đang trên đường đơn tiết hóa.
Âm vị phụ âm đầu tiếng Chăm: Có âm vực căng và chùng từng cặp (tiếng Việt không có).
Ví dụ: k và g; kh và gh; ch và j; chh và jh.
Những phụ âm có âm vực thấp tạo thành những âm tiết có âm trầm hay chùng, có phát âm như có dấu huyền hoặc dấu nặng
Cấu trúc âm tiết của tiếng Chăm được bố trí xung quanh phụ âm đầu: trên, dưới, trước, sau khác với tiếng Việt.
Ví dụ: Tiếng Tiếng Chăm; Tem; Hướng đông; Làng Mỹ Nghiệp


Hệ thống âm vị

Đặc điểm của hệ thống âm vị trong tiếng Chăm là tính biến thể trong hệ thống ngữ âm này. Cách phát âm có những sắc thái khác nhau nhất định tùy theo giới tính , tuổi tác, trình độ hiểu biết văn tự Chăm cổ. Ngoiaf phong cách phát âm của nữa giới và đặc điểm cách phát âm của những người có tuổi khi họ nắm được văn tự cổ. Văn tự Akhar thrah gần với trạng thái ngữ âm của các ngôn ngữ cùng nhánh được phân bố trên dãy Trường Sơn hơn là tiếng Chăm hiện đại. Trạng thái ngữ âm Chăm hiện đại được phản ánh rõ nét hơn trong tiếng nói của thế hệ trẻ. Ví dụ “giấy” – p?ar/ pa?àn / àn ; ghét - paramu? / plmu[1].

Một đặc điểm nổi bật của tiếng Chăm hiện nay là là quá trình đơn tiết hóa từ các từ đa tiết nguyên gốc. Ví dụ “đàn ông” – likơj > lkơj > kơj; “đàn bà” - kamơj > kmơj > mơj; “măng” – ripùng > kpùng – mpùng[2].

Như nhiều ngôn ngữ khác ở Đông Nam Á, trong tiếng Chăm đang diễn ra các quá trình biến đổi ngữ âm: đơn giản hóa hệ thống phụ âm cuối, làm tăng thêm một số đặc trưung ngữ âm cho các nguyên âm nằm trong âm tiết mang trọng âm của từ đa tiết nguyên gốc, điều chỉnh lại một số thế đối lập âm vị học,…

Một trong những đặc điểm đáng chú ý hơn cả của ngữ âm tiếng Chăm là hiện tượng ngữ âm liên quan đến sự biến điệu. Vấn đề là yếu tố biến điệu của ngôn ngữ Chăm đã thực sự có cương vị là những thanh vị như ở tiếng Việt, tiếng Thái hay chưa.

Âm tiết của tiếng Chăm được cấu tạo theo một mô hình, về lý thuyết nó gồm 1 đến 6 yếu tố đoạn tính được sắp xếp trong ba vị trí xác định. Vị trí thứ hai ở giữa là vị trí hạt nhân, bắt buộc phải có âm tiết, do một trong những nguyên âm đôi đảm nhận. Hai vị trí còn lại ở đầu và cuối thì có thể trống hoàn toàn. Đó là những vị trí của phụ âm.

Trong tiếng Chăm có sự phân biệt giữa âm tiết mang trọng âm và âm tiết tiền trọng âm.

Tiếng Chăm hiện nay có hai thanh và mỗi thanh có một số biến thể tùy thuộc vào tính chất của phụ âm cuối và có thể nói: hệ thống thanh của tiếng Chăm đang trong quá trình hình thành; nó được tạo nên theo nguyên tắc nhân hai; có thành phần âm vị tuyến tính hoàn toàn giống nhau mặc dù nghĩa khác nhau; âm cuối có nhiều ảnh hưởng đến hướng đi của thanh. Ví dụ: mta – “mắt”; mtà – “giàu có”; puj – “lửa”; kah – “vạch”[3].

Về từ vựng

Thành phần từ vựng tiếng Chăm là một bức tranh phức tạp, phản ánh những giai đoạn phát triển khác nhau trong lịch sử ngôn ngữ và xã hội Chăm. Lớp từ Nam Đảo là hạt nhân của nó. Ngoài ra tiếng Chăm có quan hệ lâu dài với ngôn ngữ khác trong khu vực. Thể hiện ở:

- Lớp từ Nam Đảo của tiếng Chăm cho thấy trong gia đình Nam Đảo ngôn ngữ này gần gũi với nhóm Mã lai – Java hơn. Ví dụ : “con bò” – ch.limo, “ngày” – ch.hraj. Tỷ lệ chung này lại càng tăng lên do nhiều từ vay mượn từ Arập là chung đối với Chăm và nhóm ngôn ngữ Malai – Java. Nhưng trong nhóm Mãlai – Ja va từ vựng của tiếng Chăm có nhiều yếu tố gần gũi với tiếng Atijech mà trong nhóm Malai – Java không có. Ví dụ: “bao nhiêu” – Ch. Tồm.

- Sự tiếp xúc lâu đời mạnh mẽ giữa cac ngôn ngữ Nam Đảo Môn – Khmer đã để lại lại dấu ấn trong từ vựng tiếng Chăm. Lớp từ Môn – Khmer là là trường hợp đặc biệt trong các lớp từ du nhập của Chămpa. Nó không những vượt hẳn ngôn ngữ vai mượn kia về số lượng mà chất cũng khác hẳn.Nhiều từ gốc chung giữa Chăm và Môn – Khmer là thuộc về nhóm từ vựng cơ bản, ổn định của ngôn ngữ. Sự vay mượn giữa Nam Đảo và Môn – Khmer và Chăm không chỉ diễn ra một chiều mà có sự vay mượn lẫn nhau.

- Đối với các lớp từ du nhâph từ châu Âu và Arập đáng chú ý là sự biến đổi ngữ âm của những từ du nhập diễn ra theo hướng rút gọn âm tiết. Âm tiết trong tiếng Chăm thường là loại âm tiết khép, âm tiết có nguyên âm dài. Đôi khi những từ du nhập này (skt) có lúc lại dùng nhiều hơn tiếng Chăm chẳng hạn như “xứ sở” – ch.phùm < skt. Bhmi. So với lớp từ skt thì lớ từ Arập du nhập vào tiếng Chăm ít hơn và có ít biến đổi. Phần lớn nó gắn liền với Hồi giáo.

- Ngoài ra trong từ vựng tiếng Chăm cũng có sự gần gũi với các ngôn ngữ Việt – Mường. Về mặt ngữ âm và cả ngữ nghĩa giữa Chăm và ngôn ngữ Việt Mường có sự gần gũi với nhau. Nó còn có sự tương ứng với ngôn ngữ Thái và Laha (Lah.). Mặc dù tư liệu nghiên cứu về sự tương đồng này chưa nhiều và chưa chứng thực được từ Chăm ảnh hưởng tới các ngôn ngữ khác hay là tự ngôn ngữ bản địa của Chăm nhưng có thể thấy mối tương quan trong tiếng Chăm là rất rộng rãi.

3 Văn tự Champa ngày nay

Việc chuyển biến văn bản Chăm cổ sang cách ghi bằng chữ Latinh đã thu hút nhiều người trong suốt một thế kỷ qua từ Aymonier và Cabaton đến những người biên soạn thảo phụ, đính kèm theo nghị định về việc phiên âm chữ Chăm (1938) và sau đó là nhóm làm từ điển Chăm – Việt – Pháp do ông G. Moussay làm chủ biên (1971). Trong thời kì mới này một số nhà nghiên cứu đa cố gắng phiên âm chữ Chăm hiện đại ra chữ Latin để dễ đọc hơn. Đó là cố gắng của Abdullah thể hiện qua cuốn Cha – Nhagaak Baik Rumi Bahsa Chăm, Saigon năm 1966 để dùng cho nhóm Chăm giữa. Đó là bộ chữ được gọi là Akhar Chăm birau - “ chữ Chăm mới” được dùng để soạn sách cho học sinh vùng Chăm Đông. Một số sách giáo khoa cũng được biên soạn theo hình thức này để dạy cho học sinh Chăm.

Mặt khác cũng đã có những cố gắng dùng chữ cái Latinh để xây dựng cho chữ Chăm… về cơ bản phản ánh trạng thái phát âm hiện nay của chữ Chăm. Thế nhưng đồng thời trong mức độ nhất định cũng còn giữ mối liên hệ với Akhar Thrah khi ghi một số từ.

Nhìn chung, các cố gắng xoay quanh việc tìm một cách viết sao cho phản ánh đúng trạng thái chữ Chăm hiện đại, cần phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện của người dân bản địa, bảo đảm cho việc gìn giữ và phổ biến các giá trị tích cực của nền văn hoá truyền thống của người Chăm.

Chữ Chăm đã và đang diễn ra một số biến đổi theo xu hướng đơn tiết. Một số lớn từ đa tiết biến thành đơn tiết và hệ thống âm vị có sự phân bố lại… Bởi vậy khiến cho ngữ âm của chữ Chăm hiện đại có sự khác biệt khá lớn so với các hệ thống chữ viết Akhar Thrah, vốn đã phản ánh trạng thái cũ chữ Chăm.

Vấn đề chủ trương đưa chữ Chăm vào trường phổ thông để giảng dạy cho học sinh Chăm là một việc làm đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng người Chăm đã hằng mong từ bấy lâu nay.

Lịch sử Campa là lịch sử đầy những biến cố lớn, do vậy theo dòng lịch sử ngôn ngữ Campa cũng có nhiều thay đổi. Chính vì vậy mà ngày nay dân tộc Chămpa có cùng nguồn gốc nhưng sinh sống ở nhiều nơi.Sự phân tán ở các nơi khác nhau đã tạo ra những nhóm ngôn ngữ địa phương của người Chăm.

Có hai lý thuyết nói về những nhóm ngôn ngữ địa phương này:

Ø Lý thuyết về ba nhóm:

Chăm Đông hay là Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, Chăm trung bộ Việt Nam. Tức là nhóm cư dân bản địa.Chăm Tây hoặc Chăm Campuchia, bao gồm cả người Chăm ở nam bộ Việt Nam.Gần đây một nhóm nghiên cứu cho thấy có một nhóm phương ngữ nữa là Chăm Giữa và sự tồn tại của một số thổ ngữ trong nội bộ mỗi phương ngôn.

Sự khác biệt này là do việc cư trú của các cộng đồng Chăm khá cách biệt nhau, do đó mỗi nhóm mang một đặc điểm riêng trong quá trình tiếp xúc và phát triển ngôn ngữ.

Dẫn chứng một số đặc trưng của nhóm Chăm Giữa:

Đặc trưng nhất của nhóm phương ngôn này là các từ đa tiết nguyên gốc thường được phát âm tách rời từng âm tiết. Khi nói nhanh trong âm lại khong mang trọng âm, nó ít gặp loại tổ hợp phụ âm đầu có thành phần không ổn định. Chẳng hạn:

cơm > - lithạj > lasạj. Móng - takơw > takơw.

Trong từ vựng không có nhiều từ vai mượn Khmer. Lại mang nhiều từ chung với Mãlai, trong đó bao gồm cả từ có nguồn gốc Ảrập mới du nhập. Ở An Giang thổ ngữ Việt thâm nhập khá sâu.

Trong nhóm phương ngữ này nó chịu tác động bởi yếu tố tôn giáo trong việc hình thành từ vựng ở địa phương và dần trở nên những từ vựng đặc trưng của phương phương ngữ. Ví như chữ Chăm của những người theo Hồi giáo thì bị ảnh hưởng rất nhiều chữ Arập. Do việc tiếp xúc nhiều với tôn giáo này nên những từ nguyên của Arập cũng dần du nhập vào ngôn ngữ của người Chăm. Họ luôn đặt hai tên: tên theo tín đồ đạo Hồi và tên Viêt.

Đó là sự ảnh hưởng của tô giáo trong việc hình thành ngôn ngữ Chăm và cả phương ngữ. Do quá trình tiếp xúc lâu dài với ngôn ngữ khác sẽ dẫn tới việc tiếp thu những từ mới. Đó là quá trình tất yếu hợp quy luật phát triển của ngôn ngữ.

Ø Cách phân loại dựa trên mức độ hiểu nhau khi giao tiếp:

Theo cách này có hai nhóm là Chăm Đông và Chăm Tây (Chăm giữa).Đặc trưng chung của hai nhóm này là khi trao đổi với nhau thì không thể nào hiểu nhau được.

Nhận xét: Theo hai cách phân loại trên thì nó có những điểm hạn chế riêng:

Đối với cách phân loại thứ nhất tuy dựa vào những căn cứ chữ viết rõ ràng của từng nhóm, rất cụ thể, chỉ ra sự khác biệt của từng nhóm một để phân biệt. Đây là việc làm rất khoa học về ngôn ngữ học giúp nhận định chính xác từng nhóm một. Tuy nhiên điểm hạn chế của cách phân loại này cũng chính là ở chỗ phân biệt rạch ròi quá là sự hạn chế cho sự tìm hiểu về lịch sử ngôn ngữ, cũng như quá trình phát triển của nó. Ngoài ra nếu chỉ phân thành ba nhóm phương ngữ chính gồm những người Chăm ở Ninh – Bình Thuận, miền trung Việt Nam, người Chăm ở Campuchia và Chăm ở miền Tây (An Giang), với cách chia này thì không thể bao quát hết người Chăm sống ở các nơi trên đất Việt Nam. Ví như người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh và người Chăm sinh sống ở Đồng Nai thì thuộc nhóm phương ngữ nào mà trong cách phân loại trên lại không hề nhắc tới hai cộng đồng người Chăm ở hai nơi này. Bên cạnh đó trong mỗi nhóm phương ngữ lại tồn tại những nhóm nhỏ hơn ngôn ngữ ở địa phương.

Đối với cách phân loại thứ hai thì có đơn giản, dựa vào những căn cứ khoa học. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào mức độ hiểu nhau trong giao tiếp làm căn cứ thì có phần không chắc chắn, có phần cảm tính trong phân loại. Hơn nữa cách phân loại này làm người nghiên cứu không hiểu rõ về sự khác biệt, về nguồn gốc và lịch sử ngôn ngữ của từng nhóm địa phương. Do vậy mà cách phân loại tốt nhất là nên chia thành hai nhóm chính. Cơ sở để phân biệt là dựa vào nguồn gốc của họ. Nhóm phương ngữ của cư dân có nguồn gốc tại chỗ như Ninh Thuận, Bình Thuận và ở miền trung Việt Nam. Nhóm thứ hai hình thành trong quá trình di cư như cộng đồng Chăm ở Campuchia, An Giang và một số nơi khác.

Với cách phân loại này cho phép ta hiểu được lịch sử, nguồn gốc ngôn ngữ của từng nhóm và diễn tiến, phát triển của từng nhóm ngôn ngữ ra sao trong quá trình tiếp xúc với cộng đồng cư dân khác trong quá trình di cư xa cộng đồng gốc. Từ đây cũng cho phép so sánh sự khác nhau về phương ngữ giữa chúng.





[1] Trường ĐH Tổng hợp Tp.HCM - Trung tâm nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á, Từ điển Chăm – Việt, NXB KHXH, 1995.tr. 31


[2] Trường ĐH Tổng hợp Tp.HCM - Trung tâm nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á, Từ điển Chăm – Việt, NXB KHXH, 1995.tr. 31




[3] Trường ĐH Tổng hợp Tp.HCM - Trung tâm nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á, Từ điển Chăm – Việt, NXB KHXH, 1995.tr. 36






[1] http://www.wiki.pedia.org/


[2] http://www.champaka.org/

Đinhnam
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 10/06/2009

Về Đầu Trang Go down

ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA Empty Re: ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA

Bài gửi by Đinhnam Thu Mar 03, 2011 8:57 am

CÔNG TÁC BẢO TỒN - NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY CHỮ CHAMPA

III.1 Tình hình bảo tồn – nghiên cứu

- Tình hình bảo tồn - nghiên cứu chữ viết Chăm:

Theo những tài liệu hiện được biết, chúng ta có thể khẳng định, quốc gia có chữ viết sớm nhất Đông Nam Á là Chămpa. Chữ viết là vốn văn hoá quý phản ánh những nét cơ bản trong đời sống của mỗi dân tộc nên chúng ta cần phải bảo tồn chữ viết Chăm cũng như chữ viết của các dân tộc khác.

Trong giai đoạn Pháp thuộc chữ Chăm vẫn được Pháp chú trọng bảo tồn, cho giảng dạy lập trường lớp dạy chữ cho người Chăm. Trong giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa thì chữ Chăm vẫn được chính quyền quan tâm giảng dạy chữ Chăm. Để thống nhất một số điểm trong việc giảng dạy cho thuận tiện thì một số giáo viên dạy chữ Chăm đã tiến hành thực hiện việc cải tiến ở hai điểm trong chữ Chăm đó là: chuẩn hóa nét viết của năm phụ âm quá gần giũ nhau hoùa “neùt vieát”cuœa 5 phuï aâm quaù gaàn guõi vôùi nhau maø thoâi, ñoù laø: Chöõ Kha (K) vaø Nya (z) – Chöõ La (l) vaø Ga (g) – Chöõ Ba (b) vaø Dha (D) – Chöõ Pa praong (ð) vaø Da (d) – Chöõ Sa praong (S) vaø Pa (p). Về chỉnh âm: daáu aâm, hoäi thaœo chæ chænh lyù aâm “Im” baèng kyù hieäu tut takai maâk lingiw (§). Thí duï nyim (z§ ) “möôïn”, dalim (dl§ ) “traùi löïu”,…

Người ta đang cố gắng tìm được một cách viết sao cho phản ánh đúng trạng thái tiếng Chăm hiện đại và đưa vào giảng dạy theo chương trình song ngữ nhưng chưa hoàn toàn đạt được mục tiêu đặt ra. Ta không thể tìm được nguyên nhân của tình hình đó trong bản thân cơ cấu văn tự, ngôn ngữ hay trong tương quan ngôn ngữ với loại chữ viết này hoặc chữ viết khác vì chữ viết liên quan rất nhiều với các yếu tố tâm lý xã hội của dân tộc đó.

Do vậy, có lẽ giải pháp thích hợp về chữ viết Chăm hiện tại cần đưa vào nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện của người bản ngữ và đảm bảo việc gìn giữ, phổ biến các giá trị tích cực của văn hoá truyền thống Chăm.

Tiếng Chăm đã và đang diễn ra một số biến đổi theo xu hướng đơn tiết hoá các từ song tiết, vô thanh hoá các phụ âm tắc hữu thanh và biến đổi theo hướng họng hoá các phụ âm cuối tắc vô thanh. Những biến đổi nói trên khiến cho diện mạo ngữ âm tiếng Chăm hiện đại có sự khác biệt khá lớn so với hệ thống chữ viết Akhar Thrak vốn phản ánh trạng thái cũ của tiếng Chăm.

Hình thức khẩu ngữ được sử dụng phổ biến nhưng trong quan niệm của người Chăm hiện nay, cách phát âm theo Akhar Thrak được xem là dạng chuẩn. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải có những biện pháp chỉnh lý chữ viết Chăm cho phù hợp với yêu cầu và tình hình mới.

Ở đây cũng cần nói rõ, trong lần chỉnh lý đầu tiên này vào năm 1964, Ban Soạn Thảo Giáo Trình Dạy Chữ Chăm chỉ chú ý đến việc sửa đổi “nét viết” của năm phụ âm cho dễ phân biệt mà thôi. Còn việc cấu trúc âm vần chữ Chăm, quy luật chính tả,… Ban soạn thảo đã thống nhất những điểm trên để đưa ra giáo trình dạy chữ Chăm từ lớp 1- 3 và được giảng dạy từ năm 1964 – 1965. Tuy giáo trình giảng dạy mới có những nét khác so với chữ Chăm truyền thống nhưng cơ bản nó vẫm giữ được nguyên gốc của chữ Akhar Thrah.

Sau ngày đất nước thống nhất vấn đế bản sắc truyền thống của dân tộc Chăm được đặt ra cần phải bảo vệ trong đó có chữ Chăm là một di sản quý giá cần phải bảo tồn và tuyền dạy lại cho thế hệ sau để không bị mai một. Xuất phát từ mục tiêu đó nên một Ban biên soạn sách chữ Chăm (xin viết tắt: BBSSCC) được thành lập. Thành phần chủ yếu là các giáo viên đã tham gia trong đợt cải cách năm 1964.

Nội dung chỉnh lý chữ Chăm của BBSSCC: Có năm điểm chính sau:

1/. Để dài hóa âm chính a, u, ư, ơ và ai nay chúng ta dùng baluw. Cũng là cách để phân biệt với âm ngắn về cách đọc và ngữ nghĩa, ví dụ: jaak “rủ nhau”, atuuk “lóng, mắt”, juuk “màu đen”, ruup “thân thể”, daraang “nhãn”, haal “bội thực, không tiêu hóa”, kanaain “câu, dòng”, anưưk “con” có baluw để dài hóa các âm chính.

2/. Dài hóa âm i dùng tut kai mưk trong takai kik. Ngày xưa chỉ đôi khi đi với takai kiăk mới có takai kik tut kai mưk tadam, nay trong Akhar Thrah chỉnh lý tất cả i dài đều có takai kik tut kai mưk dalam, i ngắn thì chỉ có takai kik mà thôi. Ví dụ: riik “cá khô”, tathiik “biển”, takiik “ít” có tut kai mưk trong takai kik, nhưng rik “xưa, cổ”, jin “quỷ thần, jit “dịch”, ramik “dọn, dẹp” chỉ có takai kik.

3/. Âm ngắn ao có traoh ao không có dar tha, âm ao dài có cả dar tha và traoh ao. Ví dụ: raok “con cóc”, akaok “cái đầu”, kalaok “chai, lọ”, raong “cái lưng”, dhaong “dao” thì âm chính ao được viết chỉ có traoh ao. Kataooc “con châu chấu”, raoong “nuôi”, laook “lột”, daook “ngồi, ở” là âm ao dài được thể hiện bằng dar tha và traoh ao.

4/. Âm chính ô và ê không có ngắn dài (dù rằng trong từ điển AC 1906 ô có thể hiện ngắn dài bằng baluw).

5/. Đối với âm có phụ âm cuối tắc thanh hầu như lac “rượu”, jac “khôn ngoan”, mưrac “dơ”, luc “lõm”, chauc “múc bằng tay”… ta dùng gak mưtai thay vì ngày xưa dùng kak mưtai nhầm lẫn với một âm khác mang một nghĩa khác.

Tuy nhiên, trong đợt cải cách này thì BBSSCC đã mắc phải 7 sai lầm mà PGS. Po Dharmar chỉ ra như sau:

1. Nói sao viết vậy.

Ví dụ: chữ đuen “nón” việc viết dar tha thay cho takai kuăk, pauh thơk là trong quy định chọn một ký âm cho những âm vần có sáu cách viết- dartha takai kuak takai thơk, dartha takai kuak, takai kuak takai thơk, takai kuak hay dartha (xem phụ lục 2, nhóm âm uơ). Hơn nữa chữ Chăm không thể nói sao viết vậy được vì langlikuk quy định nghĩa của âm chính nên dù trong nói năng hằng ngày có hiện tượng nuốt langlikuk, nhưng trong viết luôn luôn có langlikuk. Ví dụ: khi nói chỉ nghe âm chính là “la”, nhưng nếu viết ra thì có rất nhiều từ như: ala, ula, pala, hala, chakala, kala, jala, gala, bala, và nghĩa khác nhau do có langlikuk khác nhau (Chăm words structure and presillable, 2004). Ngay trong sách giáo khoa Tiếng Chăm cũng thể hiện rõ điều này [1].

2. Chế biến paoh gak ở âm cuối.

3. Xóa bỏ dar tha trong craoh aw.

4. Chế biến baluw trên dar tha dar dua.

5. Cải biến takai kik tut takai mâk.

6. Sử dụng baluw không có qui luật nhất định.

Ví dụ: Pauh gak, trauh aw không có dar tha, dar tha dar dwa có baluw, takai kik tut kai mưk là giải pháp hợp lý trong vấn đề đối nghịch ngắn dài. Vì đối nghịch ngắn dài cần có ký hiệu để phân biệt. Ký hiệu đó được chọn trên cơ sở đã được sử dụng trong các văn bản hoặc từ điển, hợp lí và nhất quán. Ví dụ nhóm âm chrauh ao không đi với dar tha có trên 30 mục từ trong từ điển Cham – Francais, Aymonier và Cabaton, 1906 [2].

7. Không tôn trọng nghiêm túc qui luật chính tả truyền thống [3].

Quy luật baluw và păk praung cũng là sự tổng hợp và hệ thống lại các cách đã được sử dụng từ trước tới nay, hoàn toàn không có gì đổi mới [4].

Cũng theo PGS. Po Dharmar, những lỗi lầm đã xảy ra trong giáo trình của BBSSCC phát xuất từ 9 nguyên nhân sau:

1). Ðịnh nghĩa sai lầm về qui luật “cải tiến” chữ Chăm.

Trong quá trình lịch sử, bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới cũng không thoát khỏi qui luật “cải tiến và chuẩn hóa”. Nhưng sự cải tiến hay chuẩn hóa lúc nào cũng phải dựa vào một qui luật ngôn ngữ và cơ sở khoa học vững chắc, nếu không sự cải tiến hay chuẩn hóa này trở thành công tác cải biến hay chế biến một ngôn ngữ mà hậu quả không thể đo lường được.

2. Phủ nhận bản chất thiêng liêng của một ngôn ngữ.

Ðối với BBSSCC, Akhar Thrah không phải là di sản thiêng liêng của dân tộc Chăm lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà là một công cụ để phục vụ sở thích cho một vài cá nhân. Chính vì thế, BBSSCC có quyền cải biến, thêm bớt và cắt xén chữ viết Chăm cho phù hợp với cách suy nghĩ riêng tư của mình.

3. Áp dụng qui luật “mỗi ký hiệu chỉ có một cách đọc”.

Ðược xếp chung cùng gia đình ngôn ngữ các dân tộc Mã Lai-Ða Ðảo và có chữ viết xuất phát từ Phạn ngữ, ngôn ngữ và chữ viết Chăm cũng như Campuchia, Thái, Lào, Mã Lai… là ngôn ngữ đa âm tiết cho nên không bao giờ có qui luật “mỗi ký hiệu chỉ có một cách đọc” như hệ thống tiếng Việt (ngôn ngữ đơn tiết).

4. Không thừa nhận trường hợp “bất qui tắc” trong ngôn ngữ Chăm.

Vì không thừa nhận ngôn ngữ chữ viết Chăm có một số trường hợp “bất qui tắc” như bất cứ ngôn ngữ nào khác trên thế giới cho nên BBSSCC đã xóa hết tất cả các trường hợp bất qui tắc của tiếng Chăm để chế biến ra một hệ thống chữ viết Chăm mới khác xa với chữ Akhar Thrah truyền thống đang lưu hành trong cộng Chăm hôm nay.

5. Ðịnh nghĩa sai lầm về vai trò của BBSSCC.

BBSSCC được cơ quan Nhà Nước Việt Nam giao phó để soạn thảo sách giáo trình giảng dạy tiếng Chăm truyền thống cho cộng đồng dân tộc Chăm. Nhưng ngược lại, BBSSCC không tôn trọng qui luật chữ viết Chăm truyền thống mà lợi dụng cơ hội này để chế biến Akhar Thrah Chăm theo quan điểm riêng tư của mình hầu đưa vào trường lớp phổ thông. Ðây là việc làm không phù hợp với vai trò của BBSSSCC nhầm bảo tồn và phát huy ngôn ngữ chữ viết truyền thống trong cộng đồng dân tộc Chăm.

6. Phong cách làm việc thiếu nghiêm túc.

Vấn đề chuẩn hóa chữ viết Chăm, một hệ thống vô cùng đồ sộ lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thi đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu sâu đậm tập trung các nhà chuyên môn về lịch sử ngôn ngữ chữ viết Chăm, các bậc tu sĩ, bô lão và trí thức Chăm hiện đang sử dụng Akhar Thrah. Thế mà BBSSCC đã không cần quan tâm đến vấn đề này trước khi đưa ra quyết định chuẩn hóa ngôn ngữ Chăm. Ðiều này đã nói lên phong cách làm việc thiếu nghiêm túc và thiếu khoa học của BBSSCC.

7. Ðịnh nghĩa sai lầm về hội đồng nghiệm thu.

Trên nguyên tắc, mọi công trình của BBSSCC phải đem ra phân tích và biểu quyết trước một hội đồng nghiệm thu qua các khóa hội thảo. Nhưng ai là thành viên trong hội đồng này? Chính đó mới là chìa khóa của vấn đề. BBSSCC đã loại bỏ ý kiến các chuyên gia về ngôn ngữ chữ viết Chăm cũng như các bậc tu sĩ, bô lão, trí thức Chăm hiện đang sử dụng ngôn ngữ này trong hội đồng nghiệm thu. Ðiều này đã nói lên rằng mọi quyết định cải tiến ngôn ngữ chữ viết Chăm của BBSSCC là không giá trị về mặt khoa học và thực tiễn.

8. Phủ nhận giá trị tinh hoa của Akhar Thrah Chăm truyền thống.

Akhar Thrah Chăm được lưu truyền kể từ thế kỷ thứ 17, gần hơn 4 thế kỷ qua đã trở thành chữ viết phổ thông khá ổn định về qui luật chính tả, ngữ pháp và cấu trúc hành văn. Chính vì không hiểu giá trị tinh hoa của akhar thrah Chăm truyền thống do bậc tiền nhân để lại mà BBSSCC đã vội vàng chuẩn hóa chữ viết Chăm truyền thống theo nhản quan của mình, với một lí luận thô sơ và thiển cận là: giúp con em người Chăm học và đọc nhanh chóng chữ Chăm. Trường hợp này không khác gì BBSSCC yêu cầu bỏ các dấu thanh (dấu huyền, dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng) trong tiếng Việt để con em người Chăm cũng như các dân tộc thiểu số khác dễ viết và dễ phát âm hơn.

9. Sai lầm mục tiêu giáo dục.

Mục tiêu duy nhất của sách giáo trình BBSSCC không phải dạy học sinh Chăm đọc chữ Chăm cải biên của BBSSCC mà là phải đào tạo học sinh Chăm học tiếng Chăm để làm thế nào họ đọc được chữ Akhar Thrah Chăm truyền thống của họ; khai triển và tiếp thu những tinh hoa của kho tàng văn học akhar thrah Chăm còn lưu trữ lại.

Một khi đã cải biên tiếng Chăm theo cách suy nghĩ riêng tư của mình, BBSSCC đã vô tình biến học sinh Chăm học tiếng Chăm của BBSSCC thành một thế hệ vô dụng, vì họ không đọc được văn bản tiếng Chăm mà cha mẹ họ viết hay các bậc tu sĩ, bô lão, trí thức Chăm dang sử dụng hôm nay.Theo PGS. Po Dharma, chủ trương cải biên chữ Chăm của BBSSCC là sai lầm mục tiêu giáo dục. Có chăng Nhà nước Việt Nam đã đầu tư một số vốn khổng lồ để giúp dân tộc Chăm xây dựng hơn 20 trường học, đào tạo hơn 261 giáo viên để giảng dạy tiếng Chăm trong 318 lớp tập trung hơn 9695 học sinh Chăm bậc tiểu học (tài liệu do BBSSCC cung cấp) được học chữ Chăm cải biên của BBSSCC để rồi 9695 học sinh Chăm này không đọc được chữ viết Chăm truyền thống của họ. Ðây mới là vấn đề thực tiễn cần suy xét lại. Vì chủ trương chuẩn hóa chữ Chăm của BBSSCC hoàn toàn đi ngược lại với chính sách của Ðảng và Nhà Nước nhằm bảo tồn ngôn ngữ chữ viết của các dân tộc ít người ở Việt Nam hôm nay, và sự chuẩn hóa này không phù hợp với nguyện vọng của đồng bào Chăm mà người đại diện tiêu biểu cho họ là các chức sắc Ahiér-Awal, bô lão, trí thức và nhà nghiên cứu Chăm đang sử dụng Akhar Thrah truyền thống hôm nay.

Sau cùng PGS. Po Dharma kết luận rằng, sách giáo trình giảng dạy tiếng Chăm của BBSSCC dù thế nào đi nữa cũng là một công trình rất là lợi ích đã giúp đỡ con em Chăm có cơ hội học tiếng Chăm cơ bản trong trường lớp. Tiếc rằng, sách giáo trình này lại vấp phải 7 sai lầm đã đưa ngôn ngữ chữ viết Chăm, một di sản văn hoá thiêng liêng của dân tộc Chăm đi vào khúc quanh của lịch sử, tạo ra một loại ngôn ngữ chữ viết hoàn toàn khác hẳn với Akhar Thrah Chăm đã lưu truyền từ thế kỷ thứ 17 cho đến hôm nay [5].

Phương pháp bảo tồn tốt nhất chữ Chăm theo đúng như nguyên gốc của nó thì cần phải giảng dạy chữ Chăm như tổ tiên của người Chăm đã từng học. Tức là cần tuân thủ những nguyên tắc bắt buộc của chữ Chăm. Riêng những cải cách của ban biên soạn sách chữ Chăm đã mắc sai lầm, làm thay đổi hẳn văn một di sản quý giá thì không nên tiếp tục giảng dạy trong cộng đồng dân tộc Chăm. Vì làm như vậy chỉ có làm mất đi di sản chứ không bảo vệ được gì.

Nhằm đánh giá một cách khoa học, khách quan giá trị và tầm quan trọng của chữ Champa trong cộng đồng dân cư Champa hiện nay và thực hiện công tác bảo tồn, gìn giữ, giảng dạy chữ Chăm một cách chuẩn xác, Hội thảo về Lịch sử ngôn ngữ và chữ viết Chăm được tổ chức từ ngày 21 đến 22 tháng 09 năm 2006 tại Kuala Lumpur (Malaisia) với sự tham gia của 15 nhà khoa học, nhà nghiên cứu thuộc nhiều nước trên thế giới, trong đó phải kể đến là những nhà nghiên cứu người Chăm nhiều tâm huyết. Hội nghị đã đi đến kết luận và thống nhất với 6 nội dung:

1. Akhar thrah là chữ viết của dân tộc Chăm đã có từ lâu đời, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, là di sản văn hóa thiêng liêng của dân tộc Chăm và là di sản văn hóa của nhân loại đã được công nhận trong hiến chương của UNESCO. Vì vậy, mọi sự cải biến akhar thrah phải có lý do chính đáng và phải có sự đồng ý của toàn thể dân tộc Chăm mà người đại diện cho họ là các bậc tu sĩ, bô lão, trí thức, nhà nghiên cứu hiện đang dùng akhar thrah này trong cuộc sống hàng ngày.

2. Cũng như tất cả dân tộc có chữ viết trên thế giới, dân tộc Chăm chỉ có một ngôn ngữ và một chữ viết phổ thông: Ðó là Akhar thrah. Tiếng nói của dân tộc Chăm có thể biến âm tùy theo thời gian và theo khu vực, nhưng chữ viết dân tộc Chăm luôn luôn cố định.

3. Trong quá trình lịch sử, chữ viết của dân tộc Chăm cũng như bất cứ chữ viết nào trên thế giới không tránh khỏi qui luật cải tiến. Tuy nhiên, sự cải tiến này luôn luôn gắn liền với qui luật ngôn ngữ và dựa vào cơ sở khoa học nghiêm túc.

4. Chủ nhân của akhar thrah phải là toàn thể dân tộc Chăm mà người đại diện tiêu biểu là các bậc tu sĩ, bô lão, trí thức, nhà nghiên cứu hiện đang sử dụng akhar thrah.

5. Akhar thrah Chăm lưu hành từ thế kỷ thứ 17 cho đến hôm nay không phải là chữ viết cổ mà là chữ viết phổ thông, có qui luật rất ổn định và có hệ thống vững chắc. Akhar thrah Chăm không bao giờ có paoh gak, craoh aw luôn luôn phải có dar tha và không bao giờ có baluw trên dar tha-dar dua.

6. Như bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới, Akhar thrah Chăm có quy tắc và bất qui tắc riêng mà người học phải chấp nhận. Vì đây là di sản văn hóa thiêng liêng của một dân tộc nên không ai có quyền sửa đổi hoặc cải biến [6].

Ngoài ra, một vấn đề cần được nhắc đến, không kém phần quan trọng và ý nghĩa trong công tác bảo tồn – nghiên cứu văn tự Chăm là các loại hình văn học Chăm. Đây là một thể loại chứa đựng một cách đầy đủ, chân xác phản ánh về chữ viết Chăm thịnh suy qua các thời kì, các giai đoạn phát triển của văn hóa đi liền với sự hình thành, phát triển và suy vong của vương quốc Champa. Và, văn học viết Champa cũng là một phần trong kho tàng văn học viết của Việt Nam, là bản sắc độc đáo và nét văn hóa riêng của dân tộc anh em này. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một hình dung đầy đủ về toàn bộ nền văn học của Champa. Đấy là nền văn học như thế nào, diện mạo của nó ra sao, và nó có những đặc sắc gì? Nó đã có những đóng góp gì vào lịch sử văn học của Việt Nam? Những câu hỏi này cho đến nay về cơ bản vẫn chưa có sự trả lời đầy đủ và thoả đáng.

Cũng như các nền văn học khác, văn học Champa gồm hai bộ phận, văn học dân gian truyền khẩu và văn học thành văn. Có lẽ, trong lịch sử, ở những thời kỳ huy hoàng của vương quốc này, văn học nghệ thuật cũng có một địa vị đáng kể. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài một số bia đá còn sót lại, ngoài những bản chép tay các tác phẩm văn học không có tên tác giả, được lưu giữ trong các gia đình Chăm và tại một vài kho lưu trữ trong nước và ngoài nước, mà phần lớn chưa được công bố, chúng ta hầu như không biết gì rõ rệt về tình trạng và khả năng “xuất bản”, “in ấn”, “tiếp xúc” với độc giả của nền văn học dân tộc này. Chúng ta cũng không được biết tới những văn bản khắc in, những tác gia văn học nổi tiếng của dân tộc này trong quá khứ. Có hay không có và diện mạo của một nền văn học viết có xuất bản, có tác phẩm in, có tác giả và độc giả? Cho đến nay, dường như chúng ta cũng vẫn chưa đủ căn cứ để trả lời rõ ràng.

Việc hình dung về một nền văn học dân gian truyền thống của người Champa dù còn rất nhiều khó khăn nhưng vẫn có thể được thực hiện một cách có kết quả nhất định. Bởi vì các tác phẩm văn học dân gian Chăm vẫn được lưu truyền và gìn giữ trong các gia đình người Chăm, và bởi chúng ta vẫn có thể tìm thấy tính chất đồng loại hình trong folklore của các dân tộc gần nhau. Tuy nhiên, sự mất mát là rất lớn. Nếu như chúng ta hình dung về một vương quốc Champa hùng cường tồn tại từ cuối thế kỷ II đến thế kỷ XVIII, với những sự sáng tạo nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc kỳ diệu, trở thành di sản văn hoá thế giới như các tháp Chăm, thánh địa Mỹ Sơn, thì chúng ta cũng có quyền hình dung về khả năng sáng tạo văn học nghệ thuật dồi dào của dân tộc này. Tuy nhiên, những sáng tác đó hiện nay như thế nào, chúng ta chưa rõ lắm. Có thể kể đến những tục ngữ, ca dao Chăm, sử thi Chăm, truyện cổ Chăm, trường ca trữ tình Chăm, trường ca thế sự Chăm, gia huấn và triết lý Chăm, Damnưy, những bài phù chú, cúng tế, ma thuật… Trong đó thơ lục bát Chăm – Ariya - là một thể loại văn học dân gian đặc sắc, rất gần với thơ lục bát của người Việt. Đây là một nét tương đồng văn hoá quan trọng giữa văn học của người Việt với văn học của người Chăm hay của một số dân tộc Đông Nam Á khác, như Thái Lan hay Malaixia chẳng hạn.

Nhà thơ Inrasara xác định văn chương dân gian Chăm hiện nay còn: “Hơn 100 bài ca lịch sử (tụng ca) – Damnưy do Ong Kadhar hay Ong Mưdwơn hát trong các lễ Rija, Pơh Babbơng Yang, Tamư Kut… mỗi bài dài từ 20 đến 150 câu ariya Chăm; gần 50 bài ca dao – panwơc pađit; khoảng 1.500 câu tục ngữ - panwơc yaw, câu đố - panwơc pađau; hơn 100 truyện cổ, truyền thuyết – dalikal…”. Tuy nhiên, số phận của văn học viết Chăm lại tỏ ra vô cùng bí ẩn và lận đận như chính số phận của vương quốc này, của dân tộc này. Như hình dung của nhà thơ Inrasara, một người Chăm và một nhà Chăm học đầy nhiệt huyết với dân tộc mình, thì đấy là cả một tài sản khổng lồ đang lưu lạc hay thất lạc khắp nơi. Cũng có thể nó đã bị chôn vùi và lãng quên. Ông viết: “Mười sáu thế kỷ sinh thành và tồn tại, có chữ viết từ thế kỷ thứ IV, lại được trời phú cho tâm hồn yêu văn học nghệ thuật, người Chăm đã để lại cho lớp hậu sinh cả một gia tài chữ nghĩa. 250 minh văn, 3000 văn bản lưu lạc ở một đảo thuộc Ấn Độ Dương hơn thế kỷ vừa được tìm thấy, một catalogue ghi mỗi câu đầu bản chép tay dày 200 trang do EFEO phát hành năm 1980”. Trong cuộc hành trình đầy gian khó nhằm đi tìm lại chân dung văn học Chăm, Inrasara đã hình dung về văn chương “bác học” Chăm gồm: “Văn bia ký: khoảng 100 trong 250 minh văn, sáng tác từ thế kỷ II đến thế kỷ XV; 5 akayet – sử thi, tráng ca.

- Trường ca trữ tình: Ariya Bini – Cam, Ariya Cam - Bini, Ariya Xah Pakei, Ariya Mưyut…

- Thơ thế sự: Ariya Glơng Anak, Pauh Catwai, Adauh Tơy Lơy, Ariya Po Parơng, Ariya Kalin Thak Wa, Ariya Twơr Phauw

- Thơ triết lý: Ariya Nau Ikak, Ariya Jadar

- Gia huấn ca: Ariya Patauw Adat Likei, Ariya Patauw Adat Kamei, Kabbon Muk Thruh Palei.”.

Tuy nhiên sự hình dung này vẫn chỉ có tính chất hình dung, vì những tiêu chí của một nền văn học “bác học”, “thành văn” còn cần được kiểm chứng bằng những tiêu chí chặt chẽ của nó. Đúng là, những di sản văn học trên “chưa là gì so với những gì người Chăm để lại”, và thành tựu văn học của Chăm cũng “chưa là gì” so với kiến trúc và điêu khắc Chăm. Nhưng điều đáng lưu ý là, hầu như toàn bộ nền văn chương này thiếu bóng tác giả. Vì vậy, ngoài các tác phẩm dân gian được lưu truyền, thì các tác phẩm được chính Inrasara xem là “bác học” kể trên cũng chỉ là các văn bản chép tay, cũ và mới, được lưu truyền, rất khó đoán chính xác niên đại hay thời điểm ra đời. Chúng chủ yếu được lưu giữ trong các gia đình người Chăm. Đây là một tình trạng rất khó khăn cho việc nghiên cứu lịch sử văn học viết của người Chăm. Nếu không có phương pháp phân loại, đánh giá thích hợp thì rất nhiều khả năng diễn ra tình trạng “dân gian hoá” các tác phẩm văn học viết, hoặc ngược lại, “bác học hoá”, “hữu danh hoá” các tác phẩm văn học dân gian, khiến cho việc đánh giá chúng trong tiến trình lịch sử văn học nhiều khi có thể chỉ là những võ đoán và suy diễn.

Nhà thơ Inrasara cho rằng văn học Chăm có mấy điều chưa từng có trong văn học sử Việt Nam, mấy điều được xem là đóng góp riêng của văn học Chăm vào lịch sử văn học dân tộc, đó là:

- Sử thi – trường ca tôn giáo, mang đậm triết lý Bà La môn giáo và Hồi giáo.

- Truyện thơ lục bát - Ariya Chăm.

- Thơ triết lý Chăm.

Những câu chuyện tình ngang trái, bi thảm bởi tôn giáo Bà la môn và Hồi giáo chỉ có trong văn chương Chăm. Điều này hoàn toàn đúng. Văn học Chăm sẽ bổ sung vào bức tranh văn học Việt Nam những sắc màu riêng mà văn học bất kỳ dân tộc nào cũng không có được. Điều đó thật là đáng quý. Việc phục hiện lịch sử văn học Chăm sẽ không hề đơn giản, nhưng vô cùng cấp bách. Nếu như chúng ta không kịp thời tiến hành, thì sự mất mát sẽ không có giới hạn.

Theo những gì hiện còn, lịch sử văn học Champa dù mới được miêu tả khá mờ nhạt, nhưng chúng ta có thể đoán định về nó một cách khái quát như sau: Nó gồm ba thời kỳ, tương đương với ba thời kỳ lịch sử của dân tộc Chăm:

- Văn học của thời kỳ nước Champa hình thành, phát triển trong độc lập tự chủ.

- Văn học của thời kỳ nước Champa rơi vào khủng hoảng, từng bước bị thôn tính;

- Văn học Chăm thời kỳ hiện đại đang hoà trong văn học hiện đại Việt Nam.

Việc đoán định này hoàn toàn dựa vào những biến động của lịch sử nước Champa cổ xưa, hay của người Chăm bây giờ, chứ không phải là căn cứ vào sự biến động nội tại của các hình thức nghệ thuật và tư tưởng nghệ thuật của văn học Chăm, cho nên khó tránh khỏi sự phiến diện. Tuy nhiên, trước một thực tế là hầu hết các tác phẩm văn học Chăm không có tên tác giả, không xác định được chính xác niên đại, thì việc tạm thời phải dựa vào các thời kỳ phát triển của lịch sử dân tộc Chăm để xác định các thời kỳ phát triển của văn học là điều khó tránh khỏi. Còn khi chúng ta đã xác định được chính xác lịch sử của các tác phẩm văn học, thì khi đó, chúng ta cần trả lại lịch sử văn học Chăm cho chính thực tiễn văn học Chăm.

Văn học Chăm thời kỳ độc lập tự chủ, có thể tính từ thế kỷ IV đến thế kỷ X: Đây là thời kỳ hình thành và phát triển đến độ hùng mạnh của vương quốc Champa. Nhà nước Champa là nhà nước có chủ quyền, có sức mạnh quân sự, chính trị, kinh tế trong khu vực. Văn hoá Champa phát triển. Tôn giáo hưng thịnh. Kiến trúc, điêu khắc phồn vinh. Xã hội ổn định và phát triển. Các tác phẩm văn học viết đầu tiên có thể ra đời từ khi hình thành chữ viết Chăm, nhằm ca ngợi con người và đất nước Champa, ca ngợi công lao của các bậc đế vương, các chiến công quân sự. Văn học thời kỳ này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá Ấn Độ, của Hồi giáo. Các thể loại văn học tiêu biểu là các bia ký, các sử thi…Nhưng thể loại còn lại đến nay đáng tin cậy nhất về văn học viết có lẽ chỉ là bia ký mà hầu như không có tên tác giả. Văn học Chăm thời kỳ khủng hoảng, bị xâm lược và thôn tính, từ thế kỷ XI đến hết thế kỷ XIX: Đây là thời kỳ vương quốc Champa bắt đầu khủng hoảng, suy yếu, từng bước bị thôn tính và biến mất trên bản đồ Việt Nam. Trước áp lực của Đại Việt ở phía bắc, của Chân Lạp ở phía nam, trước tình hình nội bộ có những mâu thuẫn, tranh giành quyền lực giữa các bộ tộc, trước mâu thuẫn giữa các vương triều thống trị với nhân dân bị trị, đất nước Champa từng bước rơi vào khủng hoảng, từng bước bị phân hoá và suy yếu. Từ thế kỷ XI đến XV (tương ứng với thời Lý, Trần, Lê của Đại Việt), Champa bắt đầu bị thôn tính và sáp nhập từng phần vào Đại Việt. Từ nửa cuối thế kỷ XVI, khi các chúa Nguyễn chiếm giữ miền đất phía nam “Hoành Sơn nhất đái” để đối địch với các chúa Trịnh ở ngoài bắc, và nhất là từ nửa cuối thế kỷ XVIII, khi Tây Sơn chiếm giữ toàn cõi miền Nam, cũng là khi Champa chính thức không còn địa vị gì trên lãnh thổ này. Nhưng điều đó chỉ chấm dứt thật sự dưới triều nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn đã hoàn thành công cuộc “Đại Nam nhất thống”, xoá bỏ hoàn toàn hình ảnh của nước Champa trong thế kỷ XIX. Đây cũng là mạt kỳ của văn hoá và văn học Champa cổ. Văn hoá truyền thống bị mai một. Tôn giáo Bàlamôn, Hồi giáo bị khống chế, thu hẹp phạm vi, nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc bị con người và tự nhiên tàn phá, các cộng đồng người Chăm bị tan rã, phải trốn chạy, phiêu tán. Quá trình tan rã của văn hoá và văn học Chăm gắn liền với quá trình tan rã của vương quốc Champa, của cộng đồng người Chăm trên mảnh đất này. Văn học Chăm thời kỳ này tiếp tục nói về đời sống của các đế vương, những mối tình bất hạnh tôn giáo và cường quyền, những bài ca về con người và đất nước, những bài học giáo lý, hay nỗi đau đớn của người Chăm mất nước, về những bất công đoạ đày, những gia đình ly tán… Thể loại văn học viết đáng tin cậy nhất còn lại cũng vẫn chỉ là các bi ký và các văn bản chép tay mà hầu như không có tên tác giả. Văn học Chăm thời kỳ hiện đại, có lẽ được tính từ đầu thế kỷ XX đến nay, gắn liền với quá trình người Pháp phát hiện và khôi phục các giá trị văn hoá Chăm. Trong một thế kỷ qua, các giá trị về văn hoá và văn học Chăm bắt đầu được để ý nghiên cứu, khôi phục và bảo tồn. Năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Nhiều lĩnh vực văn hoá khác như âm nhạc, vũ điệu, lễ hội, các nghề thủ công truyền thống như nghề gốm, nghề dệt được khôi phục, phát triển. Về mặt văn học, có thể thấy rõ trên hai lĩnh vực: Thứ nhất, đó là việc sưu tầm, nghiên cứu và giới thiệu vốn văn học Chăm truyền thống của một số nhà nghiên cứu văn hoá Chăm là người Chăm và người Việt; và thứ hai, là các sáng tác văn học Chăm hiện đại bằng tiếng Việt và tiếng Chăm về đời sống cộng đồng người Chăm, được thể hiện chủ yếu trong một số ấn phẩm dưới dạng tập san hay tạp chí như PanrangƯớc vọng trước năm 1975, Tagalau sau năm 1975 và một số ấn phẩm cá nhân khác. Những sáng tác văn học Chăm hiện đại dường như chưa thật sự nêu bật được bản sắc dân tộc như các tác phẩm văn học dân gian và văn học cổ Chăm.

Thực ra, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thể hình dung đầy đủ về nền văn học cổ trung đại của Champa. Những mất mát, những thất lạc bởi những biến động thời cuộc đã làm cho diện mạo văn học Champa không còn nguyên dạng. Ngoài bi ký là loại hình văn học ít nhiều còn có thể khôi phục lại được, còn có thể xác định được niên đại, thì các loại hình tác phẩm được ghi chép trên giấy khác của thời cổ xưa đều hầu như chưa hề được xuất bản, được khắc in khi chúng xuất hiện. Chúng chủ yếu là các bản viết tay của các cá nhân, ra đời sớm nhất cũng trong khoảng thế kỷ XVIII - XIX, lại hầu như không có tên tác giả. Cho nên chúng cần được thẩm định lại một cách hết sức nghiêm túc, ngõ hầu mới có thể khôi phục lại được diện mạo lịch sử văn học hơn nghìn năm của cả một dân tộc đầy kiêu dũng mà cũng đầy bi thương này. Ngay cả văn học Chăm hiện đại cũng chưa có được những đánh giá tổng kết một cách đầy đủ.

Vị trí của văn học Chăm trong lịch sử văn học Việt Nam hiện nay, theo chúng tôi, không phải chỉ là những “di tích” văn học, mà còn là một thực thể sống động tiếp tục góp phần vào đời sống văn học dân tộc. Điều đó được thể hiện cả trên lĩnh vực văn học dân gian và văn học viết. Đối với văn học dân gian, những ảnh hưởng qua lại của văn học dân gian Chăm với văn học dân gian Việt chắc chắn sẽ có những đóng góp quan trọng trong việc xác định những đặc tính Đông Nam Á của văn học Việt Nam. Đối với văn học viết, những đóng góp của văn học Chăm trên hai phương diện, những hình thức văn học Chăm và những cảm hứng nghệ thuật Chăm đã và đang tham gia vào đời sống văn học Việt Nam như thế nào, cũng là những vấn đề rất quan trọng để chúng ta xác định tính toàn vẹn của lịch sử văn học. Tuy nhiên, cho đến nay, những vấn đề này vẫn chưa được chúng ta tiến hành nghiên cứu một cách thấu đáo.

Văn học Champa đang ở đâu? Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có câu trả lời thật sáng tỏ. Hay đúng ra, chúng ta đã có sẵn câu trả lời: Văn học Champa nằm trong chỉnh thể văn học Việt Nam, là một bộ phận không chia cắt của văn học Việt Nam. Thế nhưng, mở các bộ lịch sử văn học của nước Việt Nam từ trước đến nay, chúng ta không thấy văn học Chăm ở đâu cả. Thực tế thì cho đến nay, nó vẫn nằm bên ngoài các bộ lịch sử văn học Việt Nam. Muốn biết nó, người ta chỉ có thể tìm thấy trong những nghiên cứu của một vài cá nhân, mà ở đó những sự cố gắng bất tận cùng những tâm huyết khôn cùng của họ cũng không thể nào thay thế được một chương trình nghiên cứu quy mô, nghiêm túc, lẽ ra phải có từ lâu ở một phạm vi quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa rằng, cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết được thực sự lịch sử văn học Champa như thế nào, và vai trò của nó trong lịch sử văn học Việt Nam ra sao?

- Tình hình bảo tồn – nghiên cứu các văn bản chữ viết Chăm:

Trong quá trình khai quật khảo cổ học, chúng ta đã tìm được rất nhiều bia ký của Chămpa như bia ký Pô Nagar ở Nông Đức, bia ký Võ Cạnh (Phú Vinh), các bia ký ở Tháp Ba, bia ký ở thành Bình Định, bia ký Mỹ Sơn, bia ký ở Trà Kiệu…

Văn bia kí được sáng tác từ thế kỉ III đến thế kỷ XV bằng cả hai thứ ngôn ngữ là văn tự Chăm cổ và Sanskrit, có mặt khắp miền duyên hải Trung Bộ. Đến nay các học giả Pháp phát hiện, công bố và dịch gần 200 minh văn trong đó 25 minh văn được Lương Ninh chuyển dịch sang tiếng Việt.Đây là một nguồn tài liệu vô giá giúp cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử tôn giáo và nhiều mặt khác đời sống văn hoá của người Chăm cổ vì nội dung trong các văn bản cổ rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: giáo dục, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, triết học, thơ ca…

Văn bản Chăm phong phú về loại hình như văn bản viết trên bia đá, văn bản viết trên gỗ, văn bản viết trên thanh tre, văn bản viết trên vải, văn bản viết trên lá buông, văn bản viết trên giấy.

Hiện nay văn bản cổ Chăm được bảo tồn ở nhiều nơi:

ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA Clip_image001 Tình hình bảo tồn trong các làng Chăm:

Hiện nay ở các làng Chăm trong các gia đình chức sắc tôn giáo tín ngưỡng, số lượng các văn bản cổ rất lớn và được xem như là bảo bối lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Số lượng thư tịch này được bảo quản bằng cách bao vải hoặc để trong rương may hoặc gỗ nên mưa nắng ít gây tác hại. Mặt khác, ta còn tìm thấy các văn bản này ở trong thư tịch được lưu giữ của những người ham thích chữ nghĩa, nhân sĩ, trí thức.

Ở đây thư tịch đa phần bằng giấy xi măng, giấy học sinh, lại có khí hậu ẩm cao, có nhiều mối mọt huỷ hoại nên số lượng thư tịch mất đi ngày càng nhiều. Và ở làng Chăm còn có một số thư tịch không còn ai sử dụng mà được gói kỹ, mở kỹ đến mức không ai dám mở ra. Qua cuộc khảo sát ở tỉnh Ninh Thuận của cục lưu trữ Việt Nam, trường Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và đoàn chuyên gia Nhật Bản thuộc trung tâm tu bổ và phục chế giấy Tôkyô, từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 2 năm 2001 cho thấy tình trạng bảo tồn văn bản cổ ở trong các gia đình Chăm đang ở trong tình trạng báo động về sự huỷ hoại và mất mát.

Các thể loại văn học viết còn được bảo lưu đến ngày nay: Được phân làm 4 thể loại sau:

a. Ariya - Trường ca trữ tình:

Ba tác phẩm được sáng tác vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII đã xác lập thế đứng trong văn học Chăm là: Ariya Bini - Cam (162 câu), Ariya Cam - Bini (118 câu), và Ariya Xah Pakei (148 câu). Đây là ba chuyện tình bi đát xảy ra vào giai đoạn lịch sử Champa buổi suy tàn trong đó xung đột tôn giáo (Bàlamôn - Hồi giáo) được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sự đổ vỡ và cái chết. Từ thế kỷ XIX trở đi, nhiều câu chuyện tình được sáng tác thành thơ: Ariya Mưyut, Ariya Kei Oy nhưng đến thời điểm này, các thi phẩm ngắn lại và ngòi bút của thi sĩ Chăm cũng kém sắc sảo đi.

b. Thơ thế sự:

Xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX gồm những sáng tác mô tả các cuộc nổi dậy của nông dân Chăm chống lại triều đình nhà Nguyễn như:
- Ariya Twơn Phauw (71 câu).


- Ariya Kalin Thak Wa (80 câu).

Các tác phẩm về thế thái nhân tình mang tính triết lý và luân lý như:

- Ariya Glơng Anak (116 câu).

- Pauh Catwai (132 câu).

Các tác phẩm du ký: Ariya Po Parơng (208 câu) và cả các sáng tác mang tính sấm ký: Dauh Tơy Lơy, Ar Bingu.

c. Ngoài hai dòng sáng tác nổi tiếng trên, người Chăm còn có ba Gia huấn ca: Ariya Patauw Adat Kamei (124 câu), Ariya Muk Thruh Palei (115 câu), Ariya Patauw Adat Likei (79 câu) cùng một số sáng tác Thơ triết lý mô tả nhân sinh quan của mình: Ariya Nau Ikak (26 câu), Jadar (120 câu)…

d. Akayet - Sử thi

Giữa các thuật ngữ văn học thường được dùng trong văn bản: ariya, dulikal, damnưy, kabbon…, thể loại akayet được coi là sử thi.Có 3 tác phẩm bằng thơ được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Chăm: Akayet Dewa Mưno; Akayet Inra Patra; .Akayet Um Mưrup.

- Dewa Mưno - Inra Patra: Cốt truyện Hikayat Indra Putera của Mã Lai được chuyển thành akayet Chăm vào đầu thế kỷ XVII, gồm 580 câu ariya. Đây là sáng tác thuộc mô tip người tráng sĩ (đại diện cho phái thiện), sau khi vượt qua bao chướng ngại, bằng tài năng và đức độ của mình đã chiến thắng lực lượng đại diện cho bên ác, mang lại an bình cho xứ sở, hạnh phúc cho nhân dân.

- Um Mưrup: Sử thi dài 240 câu và là một sáng tác trực tiếp của người Chăm, mô tả sự xung đột giữa hoàng tử Um Mưrup và triều đình vua cha, cuộc chiến tranh tương tàn giữa người Chăm Bàlamôn và Hồi Giáo. Cuối cùng là cái chết của tráng sĩ này, người định mang giáo lý Islam truyền bá vào vương quốc Bàlamôn giáo.

Ngoài ra người Chăm còn có hai akayet bằng văn xuôi là Inra Sri BakanPram Dit Pram Lak có nguồn gốc từ sử thi Ramayana của Ấn Độ.Nhìn chung, sử thi là một trong những dòng văn học viết quan trọng của dân tộc Chăm. Dù đa số các tác phẩm được vay mượn từ ngoài nhưng người Chăm biết hoán cải chúng phù hợp với thực tế lịch sử - xã hội của mình. Qua các akayet này, thể thơ ariya Chăm đã phát triển hoàn chỉnh và tồn tại đến ngày nay.

Akayet được Aymonier dịch là commencement (sự bắt đầu) trong cuốn từ điển của ông, còn Moussay dịch là “tác phẩm bằng thơ” (oeuvre poétique). Sau này ông dịch lại là sử thi, như ông đã gọi Dewa Mưno là một épopée (L’épopée Dewa Mano). Sở dĩ Aymonier nhầm lẫn như thế, bởi ở mỗi thi phẩm này đều “bắt đầu” bằng từ akayet. Còn lối dịch của Moussay vào năm 1971 thì không được tinh xác lắm. Vì một Ariya hay Damnưy Chăm cũng là một “tác phẩm bằng thơ”. Như vậy, dịch akayetépopée (sử thi, anh hùng ca, tráng ca) thì ổn hơn cả. Theo các nhà nghiên cứu gần đây, các dân tộc Êđê, Bana, Giarai, Raglai… có thể loại gọi là sử thi với tiếng bản ngữ là: Khan, Hơmon, Hơri, Jukar. Đây là các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên có quan hệ mật thiết với vương quốc Champa cổ, cả về ngôn ngữ lẫn giao tiếp. Các “thuật ngữ văn học” này đều có quan hệ mật thiết với Chăm.

Khan trong tiếng Chăm là akhan hay khan nghĩa là kể; hơmon tiếng Cham: mưmaun (đọc là mưmon) có nghĩa nói thầm; jukar tiếng Chăm: dulikal có nghĩa truyện cổ, hơri, tiếng Chăm: hari có nghĩa ngâm đọc.

Sở dĩ các dân tộc này vẫn còn giữ chất truyền khẩu của sử thi bởi vì lúc đó họ chưa có văn tự ghi chép thành văn bản như Chăm. Do đó, họ “thuần” hơn, mang tính kể nhiều hơn đọc (pwơc) ngâm (hari). Người Chăm ở Bình Định, Phú Yên cũng mang đậm chất dân gian trong sử thi, là vậy. Dân tộc Chăm vùng xuôi và khu vực Panduranga (Phan Rang, Phan Thiết) ngược lại, có chữ từ thế kỷ thứ IV (bia Đông Yên Châu). Họ đã ý thức chép truyện thành văn bản. Ví dụ bản Akayet Dewa Mưno hiện nay, được sáng tác và chép lưu truyền từ đầu thế kỷ XVII. Bước ngoặt đó thể hiện ngay ở câu đầu của Sử thi nổi tiếng này: Dulikal Dewa Mưno twơk twei ariya. Truyện (cổ) Dewa Mưno được sáng tác (chuyển) theo thể thơ. Trước khi có sử thi thành văn, Dewa Mưno được kể như truyện cổ tích.

Cũng vậy, một văn bản lưu trữ tại Pháp có tên Pram Dit Pram Lak mà G. Moussay cho là sử thi (akayet) trong lúc người Chăm ở Phan Rang vẫn còn gọi là truyện cổ (dalikal). Văn bản thể hiện nó bằng văn xuôi.

Điều cần lưu ý thêm là Đam San của Êđê rất giống Dam Sơng (hay Dam Sen) của Chăm ở cốt lõi nhưng cách kể hay thể hiện thì hoàn toàn khác, đến nỗi Dam Sơng của Chăm nay chỉ được coi như một truyện cổ rất ngắn, dấu ấn cũng khá mờ nhạt trong tâm thức Chăm. Trong khi nó lại là niềm hãnh diện lớn của dân tộc Êđê.

ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA Clip_image001

Đinhnam
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 10/06/2009

Về Đầu Trang Go down

ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA Empty Re: ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA

Bài gửi by Đinhnam Thu Mar 03, 2011 9:01 am

ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA Clip_image001 Tình hình bảo tồn văn bản cổ ở các trung tâm lưu trữ, nghiên cứu:

Ở Pháp: Vì điều kiện khách quan lịch sử, có thể nói hơn một thế kỉ nay, Pháp gần như là nước độc quyền thu thập tư liệu (cả bi kí lẫn bản chép tay) Chăm. Qua kết quả nghiên cứu và tìm tòi, người ta thấy rằng tư liệu văn bản viết tay bằng chữ Chăm chỉ mới tìm thấy trong 5 kho lưu trữ tập trung ở Paris: các thư viện trường Viễn Đông Bác Cổ, thư viện Hội Châu Á, Thư viện quốc gia Pháp, Thư viện Hội Truyền Bá Nước Ngoài Paris và Thư viện Trung Tâm Lịch Sử Và Văn Minh Bán Đảo Đông Dương. Tư liệu Chăm ở trong các kho lưu trữ này vào khoảng 347 tập. Và thành quả của họ là ba cuốn danh mục sách quý giá:

- P.B.Lafont, P.Dharma, Nara Vija, Catalogue des manuscrits Cam des ibliothèques Françaises, BEFEO, CXIV, Paris, 1977.

- P.Dharma, Complément au Catalogue des manuscrits… BEFEO, CXXXIII, Paris, 1981.

- CHCPI, Inventaire des Archives du Panduranga du fond de la Société Asiastique, Paris, 1984.

Đó là chưa kể 3000 văn bản khác chưa được đọc và phân loại đang nằm trong kho lưu trữ ở Pháp (theo P.Dharma). Trong khi đó, ở trong nước, dù thuận lợi hơn, công tác này vẫn chưa được tiến hành tập trung và đầy đủ. Văn học Chăm – Khái luận, văn tuyển ra đời với thư mục gồm hơn 100 bản có thể chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng to lớn kia.

Ở Malaisia: tại đây có chương trình hợp tác với Pháp để dịch thuật văn bản cổ Chăm vào năm 1987. Đến nay đã có 3 cuốn sách do Po. Pharama, G. Moussay, Abdul Karim được công bố.

Ở Việt Nam: trước năm 1975 trung tâm nghiên cứu văn hoá Chăm do ông G. Moussay thành lập ở Ninh Thuận và đã thu thập dược một số văn bản viết tay bằng tiếng Chăm.

Các cố gắng bước đầu của G.Moussay và Thiên Sanh Cảnh trong việc sưu tầm, dịch thuật các thi phẩm như: Akayet Dewa Mưno, Ariya Glơng Anak… là những thành tựu đáng trân trọng. Chính các công bố quan trọng này đã là một gợi ý cho Inrasara tiếp bước với Ariya Cam - Bini, Ariya Bini - Cam, Ariya Xah Pakei… Các tác phẩm viết bằng akhar thrah được in nguyên văn, dịch và chú thích, đã cho người đọc một cái nhìn nghiêm túc hơn về nền văn học cổ điển Chăm. Bên cạnh văn bi kí, đây là bộ phận văn học rất khó, bởi nó đụng chạm đến vấn đề ngữ học và văn bản học. Có lẽ vì chưa quan tâm đến vấn đề này mà khi xuất bản tác phẩm Truyện thơ Chàm, Tùng Lâm và Quảng Đại Cường đã phạm nhiều sai sót khá nghiêm trọng. Theo G.Moussay và Inrasara thì hai dịch giả này không được đọc (hay không đọc được?) văn bản nên đã đưa ra bản dịch đó. Rất tiếc, bản dịch này được Đặng Nghiêm Vạn cho in lại trong Tuyển tập…, nguyên văn nhưng thay tên người kể; Truyện Hoàng tử Um Rúp và cô con gái chăn dê, ghi Thiết Ngữ kể; Ariya Chăm – Bini ghi Pikixuh kể,… với các chú thích chưa chính xác như: “Aria: một điệu kể chuyện thơ của dân tộc Chăm, giống điệu kể chuyện thơ Lục Vân Tiên ở Nam Bộ”. Người Chăm không kể thơ bao giờ, họ chỉ ngâm (hari) hay đọc (pwơc) thơ. Và ariya có nghĩa là: thơ, thể thơ, trường ca, … tuỳ theo văn cảnh mà dịch.

Sau 1975, các văn bản này được đưa qua Pháp, số còn lại bị thất lạc. Cho đến nay trung tâm này vẫn còn hoạt động nhưng ít chú trọng đến việc sưu tầm và bảo tồn các văn bản cổ trong gia đình người Chăm. Theo thống kê của trung tâm nghiên cứu văn hoá Chăm vào năm 2004, văn bản cổ Chăm được lưu trữ tại trung tâm này khoảng chừng 3000 trang photocopy (ước chừng khoảng 97 tập), 550 cuộn phim đen trắng (khoảng chừng 336 tập, tưong ứng với 20000 trang), 12 tập văn bản gốc của người Raglai và 7 tập văn bản gốc viết trên lá buông. Những năm gần đây, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với người Nhật theo chương trình Toyota Foundation đã tiến hành nghiên cứu và sưu tầm văn bản cổ của người Chăm nhưng kết quả đạt được rất ít.

Tóm lại, chữ viết và các loại văn bản cổ Chăm có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Tuy nhiên, trong suốt 16 thế kỉ sinh thành và tồn tại từ thế kỉ thứ II đến cuối thế kỉ thứ XVIII, vương quốc Champa đã để lại một di sản văn học khá phong phú, gồm nhiều thể loại. Nhưng công tác sưu tầm, nghiên cứu trong hơn một thế kỉ qua chưa tương xứng với tầm vóc của nó.Một khối lượng văn tự chữ viết hiện đang đứng trước nguy cơ báo động bởi sự tàn phá của môi trường, khí hậu, côn trùng, mối mọt, chiến tranh, thời gian và con người. Nguyên nhân của tình trạng này là do chủ nhân của nó không thường xuyên chăm sóc và bảo dưỡng theo đúng phương pháp truyền thống như trước đây. Mặt khác các văn bản cổ này chưa được quan tâm đúng mức bởi các nhà nghiên cứu, của cục lưu trữ trung ương và các cơ quan liên quan. Vì vậy chính quyền các cấp, các ngành ở địa phương phải coi trọng việc phát hiện, sưu tầm, bảo tồn và nghiên cứu các văn bia Chăm cũng như các tài liệu chữ viết Chăm. Chúng ta nên thu thập tất cả những gì liên quan đến loại hình di vật hết sức ý nghĩa này đưa về bảo tàng hay xa hơn là lập thành một bảo tàng chuyên trưng bày, bảo quản và sưu tập hiện vật về văn hóa Champa để thế hệ hôm nay và mai sau có thể tìm hiểu và nghiên cứu được.

III.2 Công tác giảng dạy

Song song với công tác bảo tồn, nghiên cứu văn tự Chăm thì công tác giảng dạy chữ Chăm cho đông đảo người dân Chăm, nhất là thế hệ học sinh, sinh viên cũng đã và đang được chú trọng nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng chính dân tộc Chăm hiện nay.

- Công tác giảng dạy chữ Chăm trong cộng đồng Chăm Awal:

Cộng đồng người Chăm Awal là một trong những nhóm cộng đồng địa phương của tộc người Chăm hiện đang sinh sống tại Việt Nam ngày nay. Họ còn lưu giữ khá nhiều di sản văn hoá truyền thống mà tiêu biểu rõ nét nhất là những văn bản viết tay bằng văn tự Akhar thrah còn gọi là chữ viết Chăm truyền thống. Từ xưa đến nay, chủ nhân bảo tồn và phát triển ngôn ngữ chữ viết Chăm Akhar thrah trong cộng đồng người Chăm Awal chủ yếu thuộc các giới chức sắc tăng lữ acar, maduen, gru urang và các giới bô lão. Chính vì Akhar thrah là công cụ rất quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn những tri thức truyền thống văn hoá và tín ngưỡng của dân tộc, cho nên những gì liên quan đến chữ viết, mực viết, giấy viết, đóng giấy, đóng bìa và đóng tập sách của Akhar thrah, họ đều thực hiện rất cẩn thận, kỹ lưỡng và xem đây là bảo vật quí giá và linh thiêng Dù cho là giới tăng lữ Acar, Maduen, Gru Urang hay giới bô lão (gọi chung là gru) cho đến nay vẫn truyền dạy Akhar thrah Chăm truyền thống cho thế hệ sau theo phương pháp cổ truyền. Tức là người học vẫn theo những phương pháp truyền thống mà cha ông họ đã từng học chữ Akhar thrah. Người học phải thuân theo quy luật của hệ thống chữ viết Akhar thrah, quy luật đầu tiên mà người học phải chấp nhận là phải học thuộc lòng những trường hợp bất quy tắc của Akhar Thrah. Vì vậy khi viết chữ này không được viết một cách tùy tiện mà cần tuân thủ theo bốn nguyên tắc sau:

1. Khi viết craoh aw không được bỏ quên dar tha;

2. Akhar Thrah không có paoh gak;

3. Khi viết chữ Po, phải dùng pak praong;

4. Phải viết akhar thrah theo đúng chính tả đã qui định trong văn bản ariya, paoh catuei,…[1] chính những nguyên tắc bắt buộc người học chữ Chăm phải tuân thủ nghiêm ngặt nên chữ Akhar Thrah được bảo tồn một đúng như nguyên gốc mà nó có đến ngày nay.

Ngày nay, trước những nhu cầu thực tế và hết sức chính đáng của cộng đồng cư dân Champa về việc học tập, nghiên cứu và gìn giữ chữ Chăm như là một bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc và hết sức quan trọng, công tác giảng dạy và nghiên cứu ngày càng được chú trọng, quan tâm. Dựa trên sự kế thừa những mặt tích cực của những lần chỉnh lý trước đây cũng như thẳng thắn nhìn nhận, phê bình những hạn chế, thiếu sót, sai lầm chúng ta đã và đang đề ra những chương trình cải cách mới, khoa học và phù hợp với nguyện vọng của đông đảo người dân Chăm. Đồng thời cũng thông qua những cuộc Hội thảo, nghiên cứu nghiêm túc và khoa học, thu hút đông đảo sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới về việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm để có những tầm nhìn mới, khách quan và khoa học trong công tác giảng dạy chữ Chăm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN




1. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam (tập 1), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1983.

2. G. Coedes, Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn đông, XNB Thế giới, 2001.

3. Lê Đình Phụng, Văn hóa Champa ở Thừa Thiên – Huế, XNB Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, 2007.

4. Trường ĐH Tổng hợp Tp.HCM - Trung tâm nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á, Từ điển Chăm – Việt, NXB KHXH, 1995.

5. Maspero, Vương quốc Chàm, Paris, 1928.

6. Viện KHXH Việt Nam – Viện Dân tộc học, Ngô Thị Chính – Tạ Long, Ảnh hưởng của các yếu tố tộc người tới phát triển kinh tế - xã hội của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận, NXB KHXH, 2007.

7. Lương Ninh, Bia Võ Cạnh, Tạp chí KCH số 3/1980.

8. Inrasara, Ca dao – Tục ngữ - Thành ngữ - Câu đố Chăm, NXB VHDT, Hà Nội, 2006.

9. Inrasara, Văn học Chăm I,II, NXB VHDT, Hà Nội, 1996.

10. Trong Tuyển tập văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam, Q.I, NXB KHXH, Hà Nội, 1992.

11. Tạp chí Đông Nam Á, số đặc biệt về Chăm: 1993, tr.52-58.

12. Lê Đình Phụng, Di tích văn hóa Chăm ở Bình Định, NXB KHXH, Hà Nội, 2002.

13. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh: Lịch sử Việt Nam, NXB Đại Học và Trung học chuyên nghiệp, Hà nội, 1983.

14. .Lương Ninh, Các di tích về lịch sử Nam Champa, khảo cổ học, số 2, 1999.

15. Lương Ninh, Lịch sử vương quốc Champa, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004.

16. Ngô Văn Doanh, Văn hóa cổ Champa, NXB Văn hóa dân tộc, 2002.

17. Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương lịch sử Việt Nam-tập I, NXB Giáo dục, 2005.



Tài liệu trên Internet:

- Trang: http://www.wiki.pedia.org/

- Trang http://www.champaka.org/

- Trang http://www.images.google.com.vn/

- Trang http://www.gio-o.com/





[1] http://www.champaka.org/

Đinhnam
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 10/06/2009

Về Đầu Trang Go down

ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA Empty Re: ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA

Bài gửi by apollo Fri Mar 25, 2011 9:02 am

Bắt giò nha. Theo thầy Nhung thì không có chữ Phạn nhé. hehe Sai lầm sơ đẳng đấy ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA 299714 ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA 474418
apollo
apollo

Tổng số bài gửi : 11
Join date : 22/06/2009

Về Đầu Trang Go down

ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA Empty Re: ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA

Bài gửi by atena Tue Mar 29, 2011 11:03 pm

vậy theo bạn Apolo thì chữ mà người ta vẫn gọi là chữ Phạn đó là chữ gì vậy ?, có phải một trong hai loại chữ Sanskrit hoặc Brahmi ko?
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA Empty Re: ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA

Bài gửi by apollo Wed Apr 13, 2011 4:04 pm

chữ là chữ Sanskrit , tiếng thì là tiếng Phạn. Vậy là chuẩn, thầy dạy thế, trò đâu dám trái ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA 474418
apollo
apollo

Tổng số bài gửi : 11
Join date : 22/06/2009

Về Đầu Trang Go down

ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA Empty Re: ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA

Bài gửi by Đinhnam Tue Apr 26, 2011 10:01 am

Xin có lời cảm ơn đến bạn apollo đã tham gia diễn đàn, đã đọc và cho ý kiến về bài viết. Tranh luận sẽ làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề, học hỏi được nhiều cái mới, cũng như hiểu nhau thêm. Trước bạn đã cho ý kiến thì nay có dịp tôi xin phúc đáp như sau, có vấn đề gì rất mong bạn bàn luận thêm cho để biết chỗ sai mà sửa.

Bạn có nói “chữ là chữ Sancrit, tiếng thì là tiếng Phạn, thế là chuẩn” và điều đó là do thầy dạy. Thế xin hỏi bạn là thầy có dạy “chữ” thế nào, còn “tiếng” thì ra sao, giữa “chữ” và “tiếng” có gì khác nhau, cái nào bao hàm cái nào không?. Và thầy có dạy luôn là vì sao gọi là chữ Phạn không?. Đọc sách thì thấy “tiếng” tương đương với ngôn ngữ, ví dụ như tiếng Pháp, tiếng Tàu, còn “chữ” là cách viết của ngôn ngữ nào đó. Như thế thì “tiếng” và “chữ” có phạm trù khác nhau. Nhiều dân tộc ít người trên thế giới có “tiếng” mà không có “chữ”, vì thế “chữ” được chúng ta xem là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ văn minh. Ngược lại lịch sử Ấn Độ thì thấy, khoảng 1500 năm trước công nguyên, người Aryen du mục đến vùng Punjap và đẩy lui cư dân bản địa ở đây. Người Aryen đã mang tới đây nhiều kĩ thuật mới trong đó có kinh Vêđa. Kinh này được truyền miệng sau đó được chép lại bằng chữ Sancrit và trở thành kinh của đạo Bà la môn. Sancrit có nghĩa là “tinh luyện” để đối lập với Prakit là “tiếng bình dân” thuộc dòng Ấn – Iran, họ Ấn – Âu. Tiếng Sancrit được dùng phổ biến trong đạo Bà la môn, sau này đạo Phật cũng dùng ngôn ngữ này và dùng để ghi chép kinh điển, gọi là ngôn ngữ tôn giáo, như là ngôn ngữ tế tự dùng trong các nghi lễ của Ấn Độ giáo dưới dạng ca tụng và chân ngôn. Vì thế Sancrit không chỉ bó hẹp là “chữ” mà nó là “tiếng”, ngôn ngữ cổ của Ấn Độ. Ngày nay nó là một trong những ngôn ngữ chính thức ở Ấn Độ. Nếu nói “chữ Sancrit” mà không phải là “tiếng Sancrit” sai lầm, có thể ví như một người viết chữ được mà không nói được lời nào (câm) và ngược lại là một người nói được mà dốt không biết viết.

Về chữ Phạn, như đã nói ở trên thì tiếng Sancrit cũng được Phật giáo tiếp thu, dùng để viết các kinh điển nhà Phật. Khi mà Phật giáo truyền sang các nước thì kinh được phải được du nhập theo. Những người dịch kinh Phật từ chữ Sancrit sang chữ Hoa thì họ gọi là chữ Phạn hay Phạm, có nghĩa là những điều đó thuộc về cõi trời thanh tịnh Phạn/ Phạm thiên, nên gọi là chữ Phạn. Còn có thể gọi là tiếng Phạn là vì ngoài chữ viết, nó còn được dùng để truyền miệng. Trong nhà Phật hiện nay vẫn phải dùng nó trong các buổi tế tự, nhất là những câu trì chú thường xuyên được các sư xướng lên. Vì thế, không chỉ đơn giản gọi là “tiếng Phạn” và chữ Sancrit để, như vậy là “dốt” chữ Phạn ư. Trong khi đó các sư hiện nay vẫn học chữ này.

Việc cần phân biệt giữa “tiếng” và “chữ” là cần thiết, hiện nay ta hay lẫn lộn giữa hai chữ này, dùng lung tung lên. Điều này nhan nhãn ở phần tài liệu tham khảo của các sách mới, những bài viết, những luận văn luận án, cứ tự nhiên để tài liệu “tiếng” nước ngoài hay “tiếng” Anh, “tiếng” Pháp,…căn nghĩa của “tiếng” ra thì không hiểu họ tham khảo cái gì, như thế nào?. Trong khi đó, có những sách trước giải phóng, họ ghi rất rõ: tài liệu “chữ”…. nghe thì rất bình dân nhưng nghĩ lại thì không chạy đi đâu được.

Một điều xin mạn phép trao đổi nhỏ cùng bạn: thầy dạy là một chuyện còn ta học có tiếp nhận hay không là chuyện khác, vì khoa học xã hội là cái nhận thức của mỗi người mang tính chủ quan riêng, không hẳn thầy đã đúng và cùng không hẳn là trò đã sai và ngược lại. Cãi hay không cãi thầy là do ở nhận thức vấn đề của ta. Người xưa có câu rất hay tôi lấy làm tâm đắc, đại thể là : chúng ta sinh sau cổ nhân chứ không phải là nô lệ của cổ nhân.

Mấy lời thiển cận trao đổi cùng bạn, rất mong có sự trả lời của apollo.

Tài liệu tham khảo:

Nguyễn Kim Thản, Lược sử ngôn ngữ học, T1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp HN, 1984.

www. Wikipedia.org

Đinhnam
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 10/06/2009

Về Đầu Trang Go down

ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA Empty Re: ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA

Bài gửi by apollo Fri May 06, 2011 2:48 pm

Haha...kiến văn của tại hạ nhỏ bé nên thật lấy làm vinh hạnh nghe mấy lời chỉ dẫn của các hạ! Nguyên là không có điều kiện đi vào ngôn ngữ học nên có mấy câu trao đổi cũng là nhờ thầy dạy thôi, nếu các hạ đã tường tận như vậy thì thật là không dám múa rìu qua mắt thợ!
ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA 474418
apollo
apollo

Tổng số bài gửi : 11
Join date : 22/06/2009

Về Đầu Trang Go down

ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA Empty Re: ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA

Bài gửi by Đinhnam Mon May 09, 2011 9:25 am

chẳng phải thợ thầy gì, chẳng qua là tay ngang nói ngôn ngữ học thôi, mấy điều bàn trên cũng từ sách ra cả. Rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn nhiều hơn. Chân thành

Đinhnam
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 10/06/2009

Về Đầu Trang Go down

ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA Empty Re: ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA

Bài gửi by Hasuongkch Tue May 17, 2011 11:20 pm

Nghe biết vậy, đọc thấy hay, dẫn chứng rõ ràng. Còn chưa nghiên cứu thêm nên chưa bon chen đất này dc...
Cảm ơn 2 bạn đã giúp mở rộng tầm mắt thêm nhiều nhiều nhé!.... Very Happy
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA Empty Re: ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết