khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
SƯU TẬP DI VẬT NGUYÊN THỦY MỚI PHÁT HIỆN Ở GIA LAI I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
SƯU TẬP DI VẬT NGUYÊN THỦY MỚI PHÁT HIỆN Ở GIA LAI I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
SƯU TẬP DI VẬT NGUYÊN THỦY MỚI PHÁT HIỆN Ở GIA LAI I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
SƯU TẬP DI VẬT NGUYÊN THỦY MỚI PHÁT HIỆN Ở GIA LAI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
SƯU TẬP DI VẬT NGUYÊN THỦY MỚI PHÁT HIỆN Ở GIA LAI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
SƯU TẬP DI VẬT NGUYÊN THỦY MỚI PHÁT HIỆN Ở GIA LAI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
SƯU TẬP DI VẬT NGUYÊN THỦY MỚI PHÁT HIỆN Ở GIA LAI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
SƯU TẬP DI VẬT NGUYÊN THỦY MỚI PHÁT HIỆN Ở GIA LAI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
SƯU TẬP DI VẬT NGUYÊN THỦY MỚI PHÁT HIỆN Ở GIA LAI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


SƯU TẬP DI VẬT NGUYÊN THỦY MỚI PHÁT HIỆN Ở GIA LAI

Go down

SƯU TẬP DI VẬT NGUYÊN THỦY MỚI PHÁT HIỆN Ở GIA LAI Empty SƯU TẬP DI VẬT NGUYÊN THỦY MỚI PHÁT HIỆN Ở GIA LAI

Bài gửi by  Mon Jun 08, 2009 11:22 am

Mới đây, trong dịp phúc tra di chỉ khảo cổ học Biển Hồ (Gia Lai), sinh viên Khoa Sử (Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGTP. Hồ Chí Minh) đã tiến hành khảo sát các doi đất xung quanh hồ lớn. Tại một doi đất basalt phong hóa được nhân dân địa phương khai phá trồng các loại cây công nghiệp cách vị trí hố khai quật chính của Viện Khảo cổ học năm 1993 khoảng 1000m theo đường chim bay về hướng đông, đoàn đã thu được một số rìu có vai còn nguyên vẹn và rất nhiều mảnh tước, mảnh gốm các loại hình và chất liệu. Quan sát trên bề mặt ghi nhận mật độ phân bố mảnh khá dầy đặc, với nhiều mảnh của đồ đựng cỡ lớn còn nằm nguyên hình tại hiện trường.
1. ĐỒ ĐÁ: Trong nhóm di vật đá, các tiêu bản đáng lưu ý nhất là những chiếc bôn làm bằng đá silic và phtanite mầu nâu vàng hay trắng ngà, với bản lưỡi gần vuông, chuôi tra cán khá dài, vai rộng, thuộc các kiểu: vai xuôi, vai ngang hay vai nhọn, quy mô trung bình dao động trong khoảng: 5,5 – 6,5 x 4,3 – 4,8 x 0,6 – 1,1cm, riêng chuôi cỡ: 3 x 1,7 x 1cm – 2,7 x 2,2 x 1,2cm. Ngoài ra, còn có nhiều phác vật, phế vật công cụ, các mảnh tách – mảnh tước, mảnh bàn mài bằng sa thạch và đá vỡ đủ dạng. Một số tiêu bản có khả năng là mảnh của công cụ mũi nhọn có ngạnh kiểu mũi tên hay mũi lao; hoặc là mảnh của dạng chày có rãnh gần song song với nhau.
2. ĐỒ GỐM: Trong nhóm gốm tiêu biểu thu thập được, có tiêu bản được ghè và mài tròn và nhẵn (2,3 x 1,8 x 0,3cm); có chiếc là đầu của loại bàn đỡ – bàn xoa; một số mảnh đồ đựng và đế của bát bồng thường làm từ sét pha cát hạt mịn hoặc thô, bã thực vật nghiền vụn, xương đen, áo ngoài mầu hồng gạch hay xám trắng. Nhiều mảnh mang hoa văn khắc vạch và in chấm khá tinh tế, với các đồ án trang trí quen thuộc như răng sói, hình vuông và hình bình hành nối tiếp nhau, các dải in chấm thuộc nhiều cỡ rãnh .v.v…
3. NHẬN XÉT SƠ BỘ:
Các di vật đá và gốm vừa phát hiện bên bờ Biển Hồ về cơ bản mang những đặc trưng chung từng biết về văn hóa tiền sử Gia Lai mang tên di chỉ này (Vũ Ngọc Bình (chủ biên) – Nguyễn Khắc Sử – Đào Huy Quyền – Bùi Văn Liêm, 1995); chứng tỏ diện cư trú dàn trải của cộng đồng cư dân bản địa nơi đây rất rộng lớn, gần như phủ khắp các doi đất huyền vũ nham kề sát vùng hồ này. Bên cạnh đó, một số di vật ghi nhận mối liên hệ loại hình với các di tích tiền sử ở Lâm Đồng và miền Đông Nam Bộ. Ví như, các tiêu bản giống chày đá dùng đập vải vỏ cây và núm gốm của loại bàn đỡ – bàn xoa sử dụng trong công đoạn tạo hình đồ đựng phổ biến ở Lâm Đồng, Bình Thuận và Đồng Nai ø.v.v…
Cùng với các phát hiện mới gần đây liên quan đến các làng cổ và công xưởng chế tác đá như Soi Tre, An Thành, An Định, Cù An – An Khê, Iatô – Chư Prông, Ianhin, Iaka – Chư Pah, Sa Thầy (phác vật rìu đá lửa, hòn ghè hình trụ bằng đá quặng đen, chày nghiền, mũi nhọn, khuyên tai 3 mầu và khuôn đúc rìu đồng xoè cân trang trí văn vạch carô đúc nổi và trống đồng Đông Sơn .v.v…); nhóm di vật ven Biển Hồ góp phần làm phong phú và đa dạng thêm bức tranh văn hóa Khảo cổ học thời nguyên thủy trên đất Gia Lai nói riêng và cả miền cao nguyên Tây Nguyên nói chung


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết