khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Đỉnh cao của nghệ thuật điện phật Trung Quốc - Đại điện chùa Phật Quang I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Đỉnh cao của nghệ thuật điện phật Trung Quốc - Đại điện chùa Phật Quang I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Đỉnh cao của nghệ thuật điện phật Trung Quốc - Đại điện chùa Phật Quang I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Đỉnh cao của nghệ thuật điện phật Trung Quốc - Đại điện chùa Phật Quang I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Đỉnh cao của nghệ thuật điện phật Trung Quốc - Đại điện chùa Phật Quang I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Đỉnh cao của nghệ thuật điện phật Trung Quốc - Đại điện chùa Phật Quang I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Đỉnh cao của nghệ thuật điện phật Trung Quốc - Đại điện chùa Phật Quang I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Đỉnh cao của nghệ thuật điện phật Trung Quốc - Đại điện chùa Phật Quang I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Đỉnh cao của nghệ thuật điện phật Trung Quốc - Đại điện chùa Phật Quang I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Đỉnh cao của nghệ thuật điện phật Trung Quốc - Đại điện chùa Phật Quang

Go down

Đỉnh cao của nghệ thuật điện phật Trung Quốc - Đại điện chùa Phật Quang Empty Đỉnh cao của nghệ thuật điện phật Trung Quốc - Đại điện chùa Phật Quang

Bài gửi by atena Sat Aug 29, 2009 11:40 pm

Đời Đường là 1 thời kỳ cao trào phát triển nghệ thuật kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Bố cục, hình thức của cung điện, lăng tẩm chùa tháp và nhà ở về cơ bản đã định hình , nhiều phong cách và diện mạo kiến trúc rực rỡ nhiều vẻ trước đây chưa từng có. Kiến trúc đời Đường phần lớn không bảo tồn được, hình ảnh các quần thể kiến trúc chỉ có thể tìm thấy trong những tài liệu phụ trợ trên các bích họa, song qua vài kiến trúc đơn lẻ hiện còn vẫn có thể phần nào thấy được phong vận kiến trúc đương thời.
Chùa Phật Quang, nằm trên Ngũ đài sơn là một trong số rất ít những công trình còn sót lại, tương truyền được xây dựng dưới thới Hiến Văn Đế nhà Bắc Ngụy.
Hai bên chùa, là đồi núi bao bọc ở hướng đông – tây, phía sau là một vách núi dựng đứng. Ba tầng bình đài lần lượt lên cao xây dựng theo thế núi, từ cửa núi hướng về phía đông, đại điện nằm trên tầng bình đài thứ 3 xây dựng năm Đại Trung 11 nhà Đường (857).
Đại điện rộng 7 gian, thặng sâu 4 gian, dài 34 m, rộng 17,66m. Xét về mặt ngoại quan, đại điện tạo hình hồn hậu, đôn thực. Nền đài thấp, mặt đứng mỗi quan gần như hình vuông. Các cột đều áp dụng cách làm “ chân bên” và “ sinh khởi”. “Chân bên” tức là cột đứng của hiên ngoài không hòan toàn thẳng, hơi nghiêng về phía trung tâm mặt bằng. “ Sinh khởi” nghĩa là ngoài cây cột giữa của mặt đứng ra các cây cột khác đều lần lượt tăng cao dần lên chút ít, các cột đều có “ quyển sát”. Thủ pháp này được tạo ra từ thời Đường, tạo ra sự thông thoáng cho công trình kiến trúc.
Mái đại điện chùa Phật Quang là mái điện thêm chái đơn, loại mái này vững chắc, đĩnh đạc, rất thích hợp với những kiến trúc quam trọng như tòa điện chính.
Đỉnh cao của nghệ thuật điện phật Trung Quốc - Đại điện chùa Phật Quang Foguang

Mặt nhà nổi lên, nóc chính là một đường cong thấp giữa, hai bên cao, kiểu kiến trúc này thời cổ gọi là “ phản vũ”, từ thời Tống trở về sau gọi là “ cử chiết”. Mái nhà thường đẩy ra hai phía đầu hồi, gọi là “ thôi sau”, nó khiến cho bốn đường nóc nghiêng của bốn mái nhìn từ hướng nào cũng thành đường cong. Góc nhà cất cong lên cũng là đặc điểm phổ biến của mái nhà Trung Quốc. Các thủ pháp “ cử chiết”, “ sinh khởi”, “thôi san”, và “ giác kiều “ là do nhu cầu của kết cấu và thực dụng, nhưng các đặc điểm đường cong “ phản vũ” của mặt nhà, đường cong vì kèo, góc cánh hiên cong do các thủ pháp đó tạo ra lại phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ truyền thống của người Trung Quốc, vì vậy mà kiểu mái nhà này rất được ưa chuộng, trở thành dấu hiệu cố hữu trong ngôn ngữ kiến trúc Trung Quốc.
Bộ vị chuyển chiết giữa hai mặt lớn của thân nhà là nơi biến ảo bóng sáng phong phú nhất của kiến trúc, nó được diễn bằng hai đấu củng vừa là kết cấu vừa là trang sức. Đấu củng thời Đường to khỏe, thoáng mà chắc. Đấu củng ở đại điện chùa Phật Quang là đấu củng có số tầng vẩy nhiều nhất trong kiến trúc cổ hiện còn với cự li xa nhất: vẩy ra được 4 vẩy, hiên nhà vẩy ra được 4m. Do mái dốc thoai thoải, đứng trước điện không nhìn thấy mặt nhà, mặc dù tỉ lệ giữa đấu củng và chiều cao cột là ½ nhưng hiệu quả thực tế thì lại lớn hơn nhiều, do đó làm nỗi bậc vị trí quan trọng của đấu củng trong tòan bộ cấu đồ mặt đứng.
Hiên nhà sâu mà rất cao, dãy cột to, khỏe, cửa lớn cửa sổ giản dị cùng với mái nhà rộng và thoai thoải đã tạo nên cái sự thoáng đãng của đại điện.
Đại điện chùa là dẫn chứng xưa nhất, điển hình nhất, và to lớn nhất trong kiến trúc gỗ kiểu điện đừong đời Đường hiện còn. Khung kết cấu của nó do hai hàng cột và xà nhà nổi liên hệ lại thành bộ khung không gian, hình thành nên hai không gian trong và ngoài to nhỏ khác nhau. Vì máng trong ở trung tâm mặt bằng là không gian quan trọng để thờ cúng tượng Phật, máng ngoài chỉ là nơi tín đồ triều bái và thờ cúng các tượng thứ yếu, cho nên không gian máng ngoài thấp và hẹp hơn không gian máng trong và làm nền cho máng trong, nhưng sự giống nhau trong kết cấu cơ bản vẫn tạo nên sự thống nhất giữ chúng.
Đặc điểm nổi bậc của việc xử lý không gian máng trong chính là sự phối hợp thân thiết giữa không gian kiến trúc và các tượng được đặc trong đại điện. Xà nổi và trần của máng trong không trực tiếp nối liền với nhau, ở giữa để hở, thêm vào đó là xà nổi có khoa độ lớn, chỗ giao tiếp giữa trần với cột thu vào bên trong tăng thêm độ cao của thị giác của không gian máng trong. Thứ hai, phần sau của máng trong vây khép lấy bức tường xòe nan quạt của hơn 39 pho tượng trên Phật đàn, khiến cả tượng ở vào trong một không gian hoàn chỉnh tương đối độc lập, bốn mảng khung xà lại chia nó thành năm phần nhỏ, mỗi phần đều đặt một nhóm tượng. Tỉ lệ vừa phải giữa kích cỡ của tượng Phật với chiều rộng của từng gian phòng, ngược sáng hơi cong, thích ứng với độ vẩy ra của đấu củng phía sau và xu thế nghiêng của phần chếch của trần, khiến cho không gian máng trong hòa nhập hữu cơ với tượng phật. Thứ ba, tiền cảnh của tượng Phật rộng thoáng, tính đến tầm mắt của người đến bái, quan hệ không gian giữa cột, trụ cột vuông với tượng Phật, giữa máng trong với máng ngoài, vừa đủ cho tượng Phật thu vào tầm mắt. Cuối cùng là các trần nhà phẳng và tối, các đòn tay hơi cong, các đầu củng như màn buông góp phần tạo nên nét đặc của kiến trúc đại điện chùa Phật Quang.
[b]
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết