khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Các kiểu tháp Trung Quốc I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Các kiểu tháp Trung Quốc I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Các kiểu tháp Trung Quốc I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Các kiểu tháp Trung Quốc I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Các kiểu tháp Trung Quốc I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Các kiểu tháp Trung Quốc I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Các kiểu tháp Trung Quốc I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Các kiểu tháp Trung Quốc I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Các kiểu tháp Trung Quốc I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Các kiểu tháp Trung Quốc

Go down

Các kiểu tháp Trung Quốc Empty Các kiểu tháp Trung Quốc

Bài gửi by atena Sun Aug 30, 2009 12:08 am

VÕ THỊ HUỲNH NHƯ

Dựa vào hình dáng tháp có thể chia tháp Phật Trung Quốc thành các loại sau
Tháp kiểu lầu các: hình dáng mô phỏng theo các “ lầu các” làm bằng gỗ vốn có của người Trung Quốc, toàn thân có thể xem như là nhiều lầu các chông lên nhau. Vật liệu để sử dụng chính cũng là gỗ, cũng có tháp được xây bằng gạch đá nhưng mái hiên làm bằng gỗ. Trên đỉnh tháp thường có một ngọn “ stupa thu nhỏ” gọi là “ tháp sát” , đây là một sự kết hợp giữa stupa với lầu các, một sự Trung Quốc hóa tháp Phật. Tiêu biểu cho loại tháp này có tháp chùa Vĩnh Ninh xây dụng thời Bắc Ngụy ở Lạc Dương nhưng nay không còn nữa, tháp Thích Ca chùa Phật Cung – Sơn Tây, tháp Long Hoa ở Thượng Hải,…
Tháp kiểu nhiều tầng mái: nhìn bề ngoài có nhiều nét giống với tháp kiểu lầu các, nhưng lại là hai loại khác nhau, nét khác biệt lớn nhất là ở tháp kiểu lầu các dưới mỗi mái đều có một tầng than tháp tương đương với độ cao như cảu một tòa tháp, còn kiều nhiều tầng mái chỉ là các tầng mái liên tiếp nhau. Tháp nhiều tầng mái thực tế cũng là một sự kết hợp đầy sáng tạo giửa lầu các Trung Quốc với các stupa Ấn Độ. Nguyên bản trên đỉnh của stupa ở Ấn Độ có một cây cọc dựng đứng với 3 tầng mái hình ô liên tiếp nhau giống tán cây gọi là “ charta”( tương luân) , là biểu hiện sùng bái cây đại thụ của người Ấn Độ cổ, đồng thời cũng đại diện cho “ tam bảo” của Phật giáo là “ Phật – Pháp – Tăng”. Sau này các tầng của “ tương luân” càng tăng nhiều có khi đến mười mấy tầng. Các mái hiên từng tầng của tháp nhiều tầng mái thực chất là sự biến triển từ các tương luân này, trong đó các tầng mái lấy từ kiến trúc mái hiên của các lâu các, đây cũng là một con đường “ Trung Quốc tháp Phật” nhưng theo một con đường khác. Tháp kiểu lầu các và tháp nhiều tầng mái đều xuất hiên khá sớm, những ngôi tháp sớm nhất của hai loại này hiện nay đã tìm thấy đều có niên đại từ thế kỷ VI ( thời Bắc Ngụy). so với tháp kiều lầu các thì tháp nhiều tầng mái đa số chỉ phân bố ở vùng Hoa Bắc và đông bắc hơn vùng Giang Nam ( mãi đến giai đoạn sau mới thấy có) một vài tháp. “Tạo hình thông thường của tháp nhiều tầng mái hiên ở miền bắc điển hình vào thời Tống, Liêu là : mặt bằng hình bát giác, xây bằng gạch trong tháp ruột đặc, bốn mặt tháp xây cửa giả; bệ nền đặt tháp rất phức tạp, tầng thân tháp đầu tiên rất cao, phía trên các tầng mái hiên dày đặt liên tiếp, đa số là 13 tầng, trên cùng xây “ tháp sát” bằng gạch. Đây là sự kết hợp kỳ diệu giữa hai phong cách chắc khỏe và tỉ mỉ, một mặt bệ tháp cao lớn, tầng thân tháp thứ nhất cao vút hiên ngang, tầng tầng đường nganh dày đặc của phần trên và “ tháp sát” hiền hòa với hình dáng hung vĩ của tổng thể đã thể hiện khí chất hào phóng mạnh mẽ của các dân tộc phương bắc, khác hẳn sự thanh tú, uyển chuyển của non nước Giang Nam,..”
Tháp kiểu đình: khác với kiến trúc tháp kiểu lầu các và tháp nhiều tầng mái, có rất nhiều tầng và hiên tháp, tháp kiều đình đúng như tên gọi hình dạng giống môt cái đình, chỉ có một tầng và một mái hiên., đa số loại này được dùng để làm tháp mộ cao tăng. Tháp kiểu đình có thể tìm thấy trong nhiều bức bích họa trong hang đá Đôn Hoàng. Tháp có thể được xây bằng gạch, đá, gỗ. hình dáng của chúng có ba loại: loại thứ nhất về cơ bản mô phỏng theo đình gỗ nhưng bản thân vẫn giữ sự cân bằng tỉ lệ đối với vật liệu gạch đá, thường đơn giản và mộc mạc; loại thứ hai là những cấu kiện dựa theo đình gỗ mà xây nên tỉ lệ cũng gần như đình gỗ; loại thứ ba ngoài dáng vẻ của đình còn sử dụng một lượng lớn trang trí điêu khắc nên càng hoa lệ. Các loại này xuất hiện và phát triển theo xu hướng ngày càng tinh xảo hơn. Các tháp lớn kiểu lầu các và tháp nhiều tầng mái đến thời Đường thường “tương đối đơn giản, không mô phỏng chính xác kết cấu gỗ và cũng không có nhiều phù điêu trang trí”. Trong khi đó tháp đình lại thiên về khuynh hướng “mô phỏng theo kết cấu vật kiệu xây dựng bằng gỗ”, trang trí nhiều chủ đề trên thân tháp. Tháp kiểu đình không có được cái dàng cao lớn sừng sững của tháp nhiều tầng mái và tháp kiểu lầu các nhưng ngược lại tháp mang nét đẹp “tinh xảo hoa lệ”.
Tháp hoa:từ thời Đường đến Liêu Kim còn có một loại tháp khá đặt biệt, gọi là tháp hoa. Tháp có hình dáng gần giống tháp đình nhưng tạo dáng và ý nghĩa của nó đặc biệt hơn. Nét đâc biệt đó là trên đình tháp có xây chín tòa tháp nhỏ: tòa tháp ở giữa cao hơn một chút, tám tòa ở tám goc nhỏ hơn, đều theo kiểu ba tầng mái hiên, hình vuông. Thời Bắc Tống, Liêu, các tháp hoa thường là kiểu là kiểu đình đơn tầng ở bên dưới, bên trên là một tháp lớn, mặt bên ngoài có rất nhiều cánh sen, mỗi cánh hoa sen là một tòa tháp nhỏ, trên đỉnh nhọn có một tòa tháp lớn hơn, với hàm ý “thế giới ẩn trong hoa sen” được giảng giải trong “ Kinh Hoa Nghiêm”. ( Kinh Hoa Nghiêm do Ấn Độ lập nên và du nhập vào Trung Quốc thời Đông Tấn). Kinh Hoa Nghiêm vốn là một bài kinh có nền tảng thâm hậu, nội dung và đạo lý rất sâu sắc. Thế giới Hoa Nghiêm vốn toàn là giả thuyết, vì thế chuyển nó thành bích họa và kiến trúc tức là chuyển từ loại văn tự thâm sâu sang hình tượng nghệ thuật có thể nhìn thấy được. Do đó tháp hoa mặc dù là kiến trúc nhưng trên thực tế không hề có giá trị vật chất, chỉ có giá trị tinh thần .
Tháp Lạt Ma: vốn phổ biến ở Tây Tạng, sau được truyền vào Trung Quốc. Tháp có cấu trúc khá đơn giản hình cái lọ.
Tháp kim cương bảo tọa: giống với kiến trúc Kim Cương Bảo Tọa Ấn Độ, một dạng nền đài cao, trên đó dựng lên nhiều tháp nhỏ.
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết