khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Tìm hiểu về "nha chương" ở Phùng Nguyên I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Tìm hiểu về "nha chương" ở Phùng Nguyên I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Tìm hiểu về "nha chương" ở Phùng Nguyên I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Tìm hiểu về "nha chương" ở Phùng Nguyên I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Tìm hiểu về "nha chương" ở Phùng Nguyên I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Tìm hiểu về "nha chương" ở Phùng Nguyên I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Tìm hiểu về "nha chương" ở Phùng Nguyên I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Tìm hiểu về "nha chương" ở Phùng Nguyên I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Tìm hiểu về "nha chương" ở Phùng Nguyên I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Tìm hiểu về "nha chương" ở Phùng Nguyên

Go down

Tìm hiểu về "nha chương" ở Phùng Nguyên Empty Tìm hiểu về "nha chương" ở Phùng Nguyên

Bài gửi by diepkhaoco52 Wed Jun 26, 2013 8:14 pm

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]I. Những chiếc “Nha chương” trong văn hóa Phùng Nguyên được phát hiện như thế nào ?[/b]

Năm 1976, Hà Văn Tấn và Hán Văn Khẩn phát hiện 2 hiện vật bằng đá có hình dáng khá đặc biệt được tìm thấy ở di chỉ Xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú. Bên cạnh chúng còn tìm thấy một số mảnh vòng đá có mặt cắt hình chữ T, khuyên tai, hạt chuỗi, rìu đá và mảnh gốm. Sau đó, đến năm 1981 họ mới công bố và gọi nó là “hiện vật lạ”. (Hà Văn Tấn, 569 – 570).

Năm 1985, Nguyễn Lộc đã phát hiện được 2 hiện vật tương tự trong di chỉ Phùng Nguyên.

Năm 1998, trong khi đào đất tại di tích Phùng Nguyên, ông Nguyễn Văn Đống phát hiện một hiện vật đá đẹp và nguyên vẹn. Đó chính là chiếc Nha Chương thứ 5. Bên cạnh còn có rìu đá, mảnh gốm.

Năm 2004, các nhà khảo cổ phát hiện được 1 Nha Chương tại Xóm Rền ở hố 5, xen lẫn than tro và 1 ít xương mủn nát, sắp xếp được 1 thố gốm đẹp.

Năm 2006, anh Lưu Văn Tráng phát hiện 1 số mảnh vòng, sau đó đi báo với bảo tàng Hùng Vương.Sau khi đào lên thì phát hiện 1 mộ táng, hai bên thi thể là 2 Nha Chương, kèm theo đó là chuỗi vòng cổ bằng đá ngọc, 2 vòng đá mặt cắt chữ T và 20 mảnh vòng.

Như vậy, cho đến nay chúng ta đã phát hiện được 8 chiếc Nha chương trong văn hóa Phùng Nguyên. Những chiếc nha chương phát hiện được đều ở độ sâu từ 1 – 2 m, trong khu đất chứa nha chương thì đều có màu đen hơn đất trong tầng văn hóa thông thường. Bên cạnh nha chương còn có các đồ tùy táng, đặc biệt là đồ trang sức quý như vòng đá, hạt chuỗi và gốm. Hầu hết đồ trang sức bằng đá thì được làm bằng đá ngọc nephrite với kỹ thuật mài chuốt tinh xảo. Việc phát hiện nha chương thì cho ta thấy nha chương là một loại đồ tùy táng và các hố đất đen chứa nha chương thực chất là những mộ cổ của cư dân Phùng Nguyên.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]II. Về chất liệu, kết cấu và hình dáng của những chiếc “Nha chương” trong văn hóa Phùng Nguyên:[/b]

Hai nha chương 1976 Hà Văn Tấn và Hán Văn Khẩn cho rằng “ Hai hiện vật này làm cùng 1 loại thứ đá giống như thứ đá mà người ta dùng làm rìu”  ( Hà Văn Tấn Hán Văn Khẩn 1981).

Năm 1985, Nguyễn Lộc cho rằng chúng được làm từ loại đá trắng hạt ngà hạt mịn và đá hoa mịn màu vàng nhạt hoa nâu.

Năm 1993, Hà Văn Tấn cho rằng “ hiện vật thứ 2 ở PN khá nguyên vẹn làm bằng đá màu nâu trắng có thể là nephrite”.

Theo Phạm Minh Huyền “ 4 nha chương phát hiện được trong VHPN tuy chưa được phân tích kỹ về mặt thạch học nhưng bằng quan sát mắt thường cũng có thể nhận thấy rằng chúng được làm bằng loại đá ngọc “ (Phạm Minh Huyền 1995 ).

Chiếc nha chương thứ 5 được phát hiện tại di chỉ Phùng Nguyên năm 1998 “ được làm bằng loại đá cứng, giống với loại đá cư dân Phùng Nguyên dùng chế tác đồ trang sức vòng tay, hạt chuỗi. Các tác giả đồng ý với Hà Văn Tấn cho rằng “ những chiếc nha chương thường là loại đá ngọc nephrite” ( Trần Kim Thau, Nguyễn Anh Tuấn 1999).

Sau nhiều lần được xem tận mắt và sờ tận tay chiếc nha chương này, chúng tôi cho rằng nó được làm từ đá ngọc nephrite” (Hán văn khẩn 2005a)

Chiếc nha chương thứ 6 được phát hiện tại hố khai quật 04.XR.H5 được làm bằng đá rắn không phải đá ngọc ( Hán Văn Khẩn 2005b)

Hai chiếc nha chương phát hiện được năm 2006 được làm bằng đá ngọc nephrite.

Nhận xét chung: Về chất liệu, các nha chương hầu hết được làm từ đá ngọc Nephrite (với 7/Cool nha chương phát hiện được. Có nhiều màu sắc vàng, trắng ngà, xanh nhạt và nâu nhạt.

Sự đa dạng của nha chương còn thể hiện ở phần lưỡi, đốc, thân, mấu cũng như quy mô và kích thước của nó.

Về lưỡi có 3 dạng : Lưỡi lõm, lưỡi cong lồi và lưỡi thẳng.

Về mấu: Nha chương nào cũng có phần mấu nhô ra ở 2 bên và lỗ khoan ở phần đốc, chủ yếu là khoan 1 lỗ. Căn cứ vào số lượng và cấu tạo mấu của nha chương chia làm 2 loại:

·    Loại 1: Mỗi bên ở phần giáp thân và đốc chỉ có 1 mấu lớn, trên mỗi mấu lớn lại được xẻ ra làm nhiều mấu nhỏ.

·    Loại 2: Có 2 dãy mấu to nhỏ nhô ra 2 bên phần giáp thân và đốc. Ở mỗi dãy mấu có 2 mấu lớn, 1 ở phía đốc và 1 ở phía thân. Ở khoảng giữa 2 mấu lớn còn có nhiều mấu nhỏ. Nối 2 đường mấu thường là các đường khắc chìm chạy song song với nhau.

Về đốc: Ít được chú ý so với phần lưỡi và phần mấu. Thật ra trong nha chương có 3 loại dạng đốc khác nhau đó là đốc cong lồi không đều, đốc phẳng và đốc hơi lệch.

Về quy mô và kích thước: có sự khác nhau.

Trên cơ sở so sánh đối chiếu về chất liệu, quy mô kích thước, cấu tạo hệ thống mấu và các đồ trang sức, chúng ta có thể thấy được vị trí thứ bậc, hoàn cảnh của những người có chôn theo nha chương.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]III. Về tên gọi và chức năng của “Nha Chương”:[/b]

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]1. Về tên gọi của “Nha Chương”:[/b]

Trong Chu Lễ, có chương Điển Thụy nói về chức năng của các loại đồ ngọc còn hình dạng của chúng thì được miêu tả trong Khảo công ký (phần Chu lễ đông quan khảo công ký ngọc nhân). Tuy nhiên chỉ nói đến các loại ngọc nhưng không có hình vẽ minh họa.

Trong Khảo công ký đồ của Đái Chấn có vẽ các loại ngọc nhưng không có hiện vật này.

Trong Cổ ngọc đồ khảo của Ngô Đại Trừng (năm 1889) dưới tên gọi là Diễm Khuê. Lăng Thuần Thanh cũng gọi nó là Diễm Khuê, tuy nhiên ông chia Diễm Khuê ra làm 4 kiểu.

S.C.Nott (1936) gọi là NHA CHƯƠNG.

Quách Bảo Quân (1938) gọi là “Qua”.

Triệu Tân Lai (1966) gọi nó là Chương.

Năm 1975 nó được tìm thấy ở Nhị Lý Đầu ,huyện Yển Sư, Hà Nam người ta lại gọi là Đao.

Năm 1976 tìm thấy ở Thạch Mão, huyện Thần Mộc, tỉnh Thiểm Tây lại được gọi là sản (nghĩa là xẻng).

Nhà nghiên cứu Nhật Bản Hayashi Minao (1982) lại gọi nó là “ đồ ngọc hình cái xẻng xương”.

 Hạ Nãi (1983) khi phân loại đồ ngọc đời Thương gọi hiện vật này là “ Vật hình dao có lưỡi một đầu”.

Lý Học Cần (1991), gọi là “Chương”.

Quan điểm của các nhà nghiên cứu trong nước: Theo Hà Văn Tấn gọi nó là “Nha Chương”, còn theo Phạm Minh Huyền thì gọi nó là “Chương”.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]2. Chức năng của “Nha Chương” dưới nhìn nhận và nghiên cứu của các nhà khảo cổ:[/b]

Theo Chu Lễ thì Diễm Khuê là loại ngọc khuê “dùng để thay đổi hành vi, trừ ác”. Trịnh Tư Nông cho biết khi chư hầu làm điều ác thì thiên sứ sai quan đại phu cầm Diễm Khuê đến, vì “Diễm Khuê có tia nhọn, là hình tượng của sát thương, chinh phạt, đánh dẹp, nên có thể khiến đổi ác thành thiện, vì vậy lấy loại ngọc khuê này để trách cứ, dụ cáo”.

Trịnh Huyền dẫn lời Trịnh Tư Nông, “Răng (nha) là tượng trưng cho quân đội, nên dùng nha chương để cất quân”.

Theo Phùng Hán Ký, “Nha chương liên quan đến quân lữ, tác dụng của nó tương tự với hổ phù đời sau. Sở dĩ gọi tên là nha chương vì răng (nha) có ý nghĩa tiêm nhuệ, công kích, thị uy…

Theo Đặng Thông (1991), Nha chương là vật nghi lễ tế khí không liên quan gì đến việc điều động quân đội.

Theo Hà Văn Tấn (1993) cho rằng Nha chương được dùng trong việc nghi lễ.

Theo Phạm Minh Huyền tán thành cách gọi tên là “Chương” và cho rằng “Chương” có công dụng thực, có chức năng như công cụ vũ khí (Phạm Minh Huyền, 1995).

Theo Hán Văn Khẩn “Nha chương là hiện vật dùng trong nghi lễ ở Trung Quốc thuộc văn hóa Thương cách ngày nay 3700 – 3500 năm BP” (Hán Văn Khẩn, 2005).

Theo Hán Văn Khẩn, Đặng Hồng Sơn cho biết, có thể có nhiều tên gọi và chức năng khác nhau, việc xác định nó là công cụ, vũ khí hay chỉ là vật tượng trưng cho lễ nghi nào đó cần phải nghiên cứu thêm. (Hán Văn Khẩn, Đặng Hồng Sơn, 2010).

Như vậy, vấn đề tên gọi và chức năng của “Nha Chương” còn đang gây nhiều trang cãi. Nhưng hiện nay phần đông gọi là “Nha Chương”. Theo quan điểm cá nhân thì “Nha Chương” có chức năng là sử dụng trong nghi lễ cũng như chỉ quyền lực. Bởi vì thực tế, người giữ “Nha Chương” chắc hẳn phải là thủ lĩnh hay phải có một quyền lực đặc biệt nào đó, chẳng hạn khi họ đi dẹp loạn trở về thì họ thường làm nghi lễ tế trời để tạ ơn đã phù hộ cho họ thắng trận, đất nước được no ấm. Đồng thời, trong tư tưởng của mỗi người đều tâm linh quan niệm một điều gì đó, chẳng hạn họ tin vào thần thánh, nhất là thủ lĩnh muốn cho binh lính hay nhân dân tin tưởng mình thì họ càng dùng thần thánh để tạo niềm tin. Hơn nữa, ở Nhị Lý Đầu phát hiện tượng người cầm “Nha Chương” quỳ xuống, tay hướng lên trời như để tạ ơn hay tiến hành nghi lễ.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]IV. Về niên đại và mối liên hệ của “Nha chương” trong văn hóa Phùng Nguyên với “Nha Chương Trung Quốc”:[/b]

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]1. Về niên đại và nguồn gốc của “Nha Chương”:[/b]

a. Niên đại và nguồn gốc của nha chương Trung Quốc:

Ở Trung Quốc, phát hiện nhiều nha chương, nghiên cứu và tìm hiểu về niên đại của nó thì thấy rằng, nha chương Trung Quốc kéo dài qua nhiều triều đại. Điển hình là văn hóa Ân thì phát hiện ở Chu Khai Câu và Long Sơn, văn hóa Thương thì phát hiện ở Nhị Lý Đầu, Nhị Lý Cương, Tam Tinh Đôi và còn phát hiện ở văn hóa Chu. Như vậy, nha chương Trung Quốc có niên đại khoảng 3700 – 3400 năm BP kéo dài từ triều đại Ân – Thương đến Chu. Nguồn gốc của “Nha Chương” Trung Quốc cho rằng là sản phẩm của văn hóa Thương.

b. Niên đại và nguồn gốc của “Nha Chương” Phùng Nguyên :

Theo Hà Văn Tấn cho rằng niên đại muộn hơn là “Nha Chương” Trung Quốc.

Theo Hán Văn Khẩn thì “Nha Chương” Phùng Nguyên có niên đại 4000 – 3500 năm BP.

Theo Phạm Minh Huyền, “có thể định niên đại cho chương của văn hóa Phùng Nguyên tương đương với chương của văn hóa Long Sơn muộn – di tích Nhị Lý Đầu khoảng 1900 BC – 1800 BC”.

Như vậy, về niên đại thì có ý kiến cho rằng cùng niên đại, có người cho rằng “Nha Chương” Phùng Nguyên muộn hơn “Nha Chương” Trung Quốc và cũng có người cho rằng sớm hơn. Về vấn đề nguồn gốc của “Nha Chương” Phùng Nguyên thì sẽ trình bày rõ trong phần Mối liên hệ giữa “Nha Chương” trong văn hóa Phùng Nguyên và “Nha Chương Trung Quốc”.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]2. Mối liên hệ giữa “Nha Chương” trong văn hóa Phùng Nguyên và “Nha Chương Trung Quốc” :[/b]

Việc phát hiện “Nha Chương” trong văn hóa Phùng Nguyên thì nhiều người cho rằng có mối liên hệ giữa nha chương Việt Nam và nha chương Trung Quốc. Hà Văn Tấn cho rằng “Vì nha chương là một sản phẩm của văn hóa Trung Nguyên Trung Quốc, có thể nghĩ rằng sự có mặt của nha chương Việt Nam đã biểu hiện một nền văn hóa Thương ở Việt Nam” (Hà Văn Tấn,1993). Như vậy, Hà Văn Tấn cho rằng nguồn gốc của Nha chương là ở Trung Quốc, tuy nhiên ông cũng cho rằng đó là sự giao lưu văn hóa chứ không phải là hiện tượng đồng quy văn hóa. Do đó, theo Hà Văn Tấn, “ảnh hưởng của văn hóa Thương đến văn hóa Phùng Nguyên, có thể theo con đường phía Tây, qua Tứ Xuyên, Vân Nam. Tuy nhiên, cũng chưa đủ chứng cứ để loại trừ con đường phía Đông, qua Quảng Đông, Quảng Tây, mặc dù, chiếc nha chương ở Hồng Kông theo Đặng Thông là có niên đại rất muộn. Truyền thuyết Việt Nam có nói đến giặc Ân thời các vua Hùng. Sự tiếp xúc giữa văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Ân Thương phải chăng đã nói lên cái lõi sự thật của truyền thuyết trên?” (Hà Văn Tấn, 1993).

Theo Phạm Minh Huyền (1998), “Chương” Trung Quốc du nhập vào văn hóa Phùng Nguyên qua sông Hồng và vùng biển.

Theo Phạm Văn Đấu (2006) cũng cho rằng: “ Sự xuất hiện của nha chương cho thấy mối giao lưu văn hóa Phùng Nguyên và phương Bắc”.

Theo Đặng Thông, “đến nay xem lại, về phía Tây các khu vực tỉnh Hà Nam, Thiểm Tây, Tứ Xuyên (TQ) đến Phú Thọ (Việt Nam) đều phát hiện được nha chương có lưỡi dạng thú mồm to…văn hóa đồ ngọc của giai đoạn đầu của thời Thương cũng đã lan tỏa đến khu vực Hải Phòng”. (Đặng Thông 2007).

Hà Văn Tấn nhận xét : “Khi khai quật các di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên (từ 2000-1500BC), các nhà sử học đã thu được hiện vật rất lạ, về sau các nhà sử học Trung Quốc tiến hành khai quật các di chỉ thời Ân Thương, họ cũng phát hiện một số hiện vật lạ gọi là “Nha Chương”. Khi đưa ra so sánh thì thấy rằng Nha Chương của ta và Trung Quốc rất giống nhau. Dùng các phương pháp xác định niên đại thì cùng niên đại. Điều này khẳng định rằng vào thời Hùng Vương, người Ân Thương ở phía Bắc Trung Quốc đã có giao lưu với ta. (Hà Văn Tấn, 2008).

Theo Hán Văn Khẩn, sự tiếp xúc văn hóa- kỹ thuật giữa cư dân Phùng Nguyên với cư dân Nam Trung Quốc không chỉ diễn tiến theo 1 chiều từ Trung Quốc sang Việt Nam mà còn phải xét chiều ngược lại từ Phùng Nguyên sang Trung Quốc. (Hán Văn Khẩn, 2010).

Hán Văn Khẩn và Đặng Hồng Sơn cho rằng, nha chương là của người Phùng Nguyên chế tạo ra trong quá trình giao lưu học hỏi Trung Quốc. Bởi lẽ người Phùng Nguyên thật sự là những nghệ nhân điêu luyện trong kỹ thuật chế tác đá, sáng tạo loại hình hoa văn trên gốm và sử dụng thành thạo các kỹ thuật mài, khoan, cưa. Một chứng cứ nữa là nếu căn cứ vào việc chưa tìm tìm thấy các mỏ đá ngọc ở Việt Nam mà cho rằng nha chương Việt Nam nhập từ Trung Quốc thì sao không cho rằng người Phùng Nguyên đã nhập đá ngọc từ Trung Quốc hay đâu đó ngoài Việt Nam. (Hán Văn Khẩn, Đặng Hồng Sơn, 2010).

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]TÀI LIỆU THAM KHẢO[/b]

1. Hà Văn Tấn (2003), Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, “Về những chiếc Nha Chương trong văn hóa Phùng Nguyên, tr.569-591”, NXB KHXH.

2. Hà Văn Tấn (2008), Một số vấn đề lý luận sử học, tr.144, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

3. Hán Văn Khẩn, Đặng Hồng Sơn (2010), Khảo cổ học số 5/2010, “Trở lại vấn đề Nha Chương trong văn hóa Phùng Nguyên”, NXB KHXH.

4. Hán Văn Khẩn (2009),  Xóm Rền một di tích khảo cổ đặc biệt quan trọng của thời đại đồ đồng Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Hán Văn Khẩn (2005), Khảo cổ học số 2/2005, “Thử tìm hiểu Mối quan hệ của người Phùng Nguyên với những cư dân cùng thời ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc (tr.15 – 30 )”, NXB KHXH.

6. Hán Văn Khẩn (2005), Khảo cổ học số 4/2005, “Xóm Rền 1 di tích khảo cổ đặc biệt quan trọng trong văn hóa Phùng Nguyên (tr.12 – 32 )”, NXB KHXH.

7. Phạm Văn Đấu, Phạm Võ Thanh Hà (2006), Những nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở Việt Nam, tr.171, NXB văn hóa thông tin.

8. Phạm Minh Huyền (1999), Trong thông báo KH của Viện bảo tàng LSVH Hà Nội,  “Qua và Chương bằng đá trong các di tích thời đại đồng thau ở miền Bắc Việt Nam (tr.22 – 38 )”, NXB KHXH.

9. Nguyễn Lộc (1986), Trong những phát hiện mới về KCH năm 1985, “ Những hiện vật lạ mới phát hiện được ở di chỉ KCHPN, tr.73 – 74 ”, NXB KHXH Hà Nội.

10. Trần Kim Thau, Nguyễn Anh Tuấn (1999), Trong những phát hiện mới về KCH năm 1998, “Thêm “1 nha chương” phát hiện trong khu di chỉ Phùng Nguyên, tr.199 – 201”, NXB KHXH Hà Nội.

11. Nguyễn Anh Tuấn, Tang Chung, Nguyễn Kim Dung (2008), Trong những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2007, “Về sưu tập nha chương và khuyên tai đá ngọc mới phát hiện ở di chỉ Xóm Rền (Phú Thọ ), tr.203 – 205”, NXB Từ Điển Bách Khoa Hà Nội.

12. Trịnh Sinh, Nguyễn Anh Tuấn (2009), Trong những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2008, “ Suy nghĩ về 2 chiếc nha chương trong khu mộ Xóm Rền, tr.259 – 261”, NXB từ điển Bách Khoa Hà Nội.
diepkhaoco52
diepkhaoco52
Member
Member

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 03/12/2011
Age : 33
Đến từ : Cam Lâm - Khánh Hòa

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết